Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Các phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.44 KB, 13 trang )

Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
Phần mở bài
Ngày nay khi mà nền kinh tế Thế giới ngày càng phát triển thì quan hệ trao đổi
mua bán giữa các nước diễn ra ngày càng nhiều. Việt Nam là một điển hình, trước kia
thì Việt Nam hầu như không có quan hệ buôn bán với Mỹ. Nhưng gần đây chính phủ
hai nước đã ký hiệp định thương mại Việt- Mỹ mở ra một thời kỳ kinh tế mới cho cả hai
nước, mà đặc biệt là Việt Nam. Hàng hoá, nông sản của Việt Nam được xuất khẩu sang
Mỹ ngày càng nhiều, Việt Nam còn nổi tiếng với việc xuất khẩu một số loại hàng nông
sản, thuỷ hải sản sang thị trường Mỹ và thị trường Châu Âu. Do đó mà việc thanh toán
quốc tế là không thể thiếu được. Nhưng khi thanh toán thí chúng ta cần phải sử dụng
phương tiện gì cho phù hợp. Để vừa thuận tiện cho chóng ta vầư thuận tiện cho đối tác
trong việc thanh toán. Việc lùa chọn phương tiện thanh toán thích hợp cũng là một yếu
tố quyết định làm lên thành công cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Với những yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp là phải chọn lùa cho
mình một phương tiện thanh toán phù hợp để duy trì được quan hệ lâu dài với bạn hàng
của mình là một việc không dễ dàng. Để đưa ra được một chọn lùa về phương tiện thanh
toán phù hợp mà phải có hiệu quả thì người chủ doanh nghiệp phải có một sự hiểu biết
nhất định về các phương tiện thanh toán quốc tế. Nếu không thì doanh nghiệp khó có
thể đi đến thành công được.
Trong rất nhiều các phương tiện thanh toán quốc tế hiện nay thì Séc và Hối phiếu
là hai phương tiện phổ biến nhất. Hai phương tiện này được xem là hai phương tiện
thanh toán chủ yếu nhất, được nhiều người lụa chọn nhất. Bởi tính tiện dụng và nhanh
gọn của chúng, không chỉ có vậy mà chúng còn là những phương tiện thanh toán đảm
bảo tính an toàn cao. Để hiểu biết thêm về hai phương tiện này thì chúng ta hãy cùng đi
sâu vào tìm hiểu chúng ở phần nội dung của tiểu luận, với chủ đề: “ Các phương tiện
thanh toán quốc tế chủ yếu”.Sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm phần nào về vấn đề này.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
1
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp


617
Phần triển khai
I. KHÁI NỆM CHUNG:
1. Khái niệm thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc têa là quan hệ thanh toán bắng tiền về xuất khẩu hàng hoá và
dịch vụ, đầu tư, vay trả, viện trợ… giữa các nước dưới hình thức chuyển tiền hay thanh
toán bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng của các nước hữu quan.
2. Khái niệm phương tiện thanh toán:
Phương tiện thanh toán là công cụ tièn tệ tín dụng được sử dụng trong thanh toán
quốc tế. Có nhiều phương tiện thanh toán như vàng, giấy bạc ngân hàng, séc, hối
phiếu… trong đó séc và hối phiếu là những phương tiên được sử dụng rộng rãi nhất
trong mậu dịch quốc tế.
II. HAI PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU:
1. HỐI PHIẾU:
1.1. Hối Phiếu là gì ?
Hối phiếu là phiếu trả tiền một phương tiện thanh toán và tín dụng, được sử dụng
phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước từ nhiều thế kỷ trước đây. Loại hối
phiếu ra đời đầu tiên được gọi là hối phiếu nợ (promissory note) do người mắc nợ lập ra
và trao cho người chủ nợ. Từ thế kỷ 16 xuất hiện hối phiếu đòi nợ (Daft hay Bill of
exchange) là loại hối phiếu do người chủ nợ lập ra và gửi cho con nợ để đòi nợ.
1.2. Đặc điểm của hối phiếu:
Hối phiếu có ba đặc điểm: trừu tượng, bắt buộc, lưu thông.
. Trừu tượng: Trên hối phiếu không ghi nguên nhân phát sinh hối phiếu, chỉ ghi rõ số
tiền phải trả.
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
2
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
. Bắt buộc: Người mắc nợ bắt buộc phải trả tiền, không được vịn vào bất kỳ lý do nào
để từ chối, trừ trường hợp hối phiếu không hợp lệ.

. Lưu thông: Hối phiếu được tự do chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn
còn hiệu lực.
Do có hai đặc điểm trừu tượng và lưu thông, nên hối phiếu mới trở thành phương tiện
lưu thông trên thị trường hối đoái trong thời hạn hiệu lực của nó.
1.3. Các loại hối phiếu
. Căn cứ vào thời hạn trả tiền, phân biệt thành hai loại hối phiếu:
- Hối phiếu trả tiền ngay (atsight). Người có nghĩa vụ trả tiền ngay cho người hưởng lợi
khi nhìn thấy hối phiếu.
- Hối phiếu có kỳ hạn là loại hối phiếu chỉ được thanh tiàn sau một số ngày nhất định kể
tưd ngày ký phát (hoặc kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu).
. Căn cứ vào chứng từ kèm theo, phân biệt thành hai loại hối phiếu:
- Hối phiếu trơn là loại hối phiếu được gửi tới người trả tiền không cần kèm theo chứng
từ khác. Người trả tiền chỉ cần căn cứ vào từ hối phiếu để trả.
- Hối phiếu kèm chứng từ là loại hối phiếu khi được gửi đến người trả trả tiền có kèm
theo chứng từ hàng hoá và việc trả tiền. Ở đây đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa các
chứng từ và hối phiếu.
. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, phân biệt ba loại hối phiếu:
- Hối phiếu đích danh, ghi rõ tên người hưởng lợi, loại hối phiếu này không chuyển
nhượng.
- Hối phiếu vô danh, Trên hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi mà chỉ ghi: “trả cho
người cầm phiếu”. Như vậy, ai cầm phiếu này thì người đó được nhận tiền.
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
3
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
- Hối phiếu theo lệnh: là hối phiếu ghi rỏtả theo lệnh của người hưởng. Muốn chuyển
nhượng người này phải ký hậu.
. Căn cứ vào người ký phát phiếu, phân biệt hai loại hối phiếu:
- Hối phiếu thương mại: do người xuất khẩu ký phát đòi tiền nhập khẩu trong nghiệp vụ
thanh toán hoá, dịch vụ.

- Hối phiếu ngân hàng: do ngân hàng ký phát lện cho ngan hàng đại lý của mình trả một
số tiền nhất định cho người hưởng lợi có tên ghi trên hối phiếu.
1.4. Chức năng của hối phiếu:
. Là công cụ tín dụng:
Hối phiếu là một công cụ tín dụng rất phổ biến giữa:
- Người phát hành hối phiếu (người xuất khấu) và người trả tiền theo giá trị của hối phiếu
(người nhập khẩu).
- Người giữ hối phiếu là người phát hành hối phiếu hoặc người thứ ba do người phát hành
hối phiếu bán hối phiếu chưa đến hạn cho người này, nên gọi là người giữ hối phiếu.
- Một ngân hàng với bên kia là người có hối phiếu hoặc người phát hành hối phiếu (hai
người này, khi cần tiền đem hối phiếu chưa đến hạn, đến chiết khấu tại một ngân hàng
thương mại để nhận tiền).
- Ngân hàng thương mại và bên kia là ngân hàng (ngân hàng thương mại đem hối phiếu
chưa đến hạn vào Ngân hàng Trung ương để tái chiết khấu).
. Là phương tiện đảm bảo:
Hối phiếu là công cụ đảm bảo trong các quan hệ tín dụng, dùa trên cơ sở pháp lý
nghiêm ngặt. Điều đó có nghĩa là người chủ nợ có quyền đòi hỏi thanh toán hối phiếu
của mình vào ngày đến hạn.
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
4
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
. Là công cụ đầu tư vốn:
Trong phạm vi nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, mọi ngân hàng đều có quyền mua các
loại hối phiếu của khách hàng.
. Là công cụ thanh toán:
Hối phiếu được xem là công cụ thanh toán đối với tất cả mọi người có liên quan đến
nó. Khi có hối phiếu đã được thanh toán vào ngày đến hạn thì món nợ ghi trên hối phiếu
coi như đã được trả xong.
1


2

4 3
8

7
1) Phát hối phiếu sau khi giao hàng:
Người bán phát hành hối phiếu đòi tiền người mua. Trong thời gian hối phiếu chưa
đến hạn, người mua được quyến sử dụng hàng hoá mà chưa phải trả tiền.
2) Người mua thừa nhận món nợ của mình và ký giấy chấp nhận nợ.
3) Chuyển nhượng hối phiếu:
Người phát hành hối phiếu bán hối phiếu chưa đến hạn cho người thứ ba (người giữ
hối phiếu).
4) Trả tiền mua hối phiếu:
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
5
Ngêi ph¸t hµnh
hèi phiÕu (ngêi
xuÊt khÈu)
Ngêi tiÕp nhËn
hèi phiÕu (ngêi
nhËp khÈu)
Ngêi gi÷ hèi
phiÕu
Ng©n hµng Trung -
¬ng
Ng©n hµng th-
¬ng m¹i
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp

617
Người giữ hối phiếu trả tiền ngay cho người phát hành khi hối phiếu đó chưa đến hạn
thanh toán.
5) Chiết khấu tại ngân hàng thương mại :
Khi cần tiền người giữ hối phiếu có thể mang hối phiếu chưa đến hạn đến ngân hàng
thương mại để chiết khấu và nhận tiền.
6) Thanh toán cho người giữ hối phiếu:
Ngân hàng trả tiền ngay cho người giữ hối phiếu, mặc dù hối phiếu chưa đến hạn
thanh toán.
7) Tái chiết khấu tại Ngân hàng Trung ương:
Khi cần thu hồi vốn ngân hàng thương mại có thể mang hối phiếu chưa đến hạn đến
Ngân hàng Trung ương để tái chiết khấu.
8) Thanh toán cho ngân hàng thương mại:
Sau khi chấp thuận tái chiết khấu, mặc dù hối phiếu chưa đến hạn, ngân hàng nhà
nước cũng thanh toán ngay cho ngân hàng thương mại.
2. SÉC (CHECK):
2.1. Định nghiã về Séc:
Theo công ước Giơ-ne-vơ năm 1931: Séc là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một
khách hàng của ngân hàng ký phát cho ngân hàng, yêu cầu trích từ tài khoản của mình
một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định ghi trên
séc.
2.2. Các loại séc:
. Căn cứ vào tính chất lưu chuyển, phân biệt 3 loại séc:
- Séc đích danh, ghi rõ tên người được hưởng số tiền trong séc.
- Séc vô danh, không ghi tên người được hưởng lợi, bất cứ ai cầm tờ séc này cũng có thể
được nhận tại ngân hàng số tiền ghi trong séc.
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
6
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617

- Séc theo lệnh, là loại séc ghi rõ trả theo lệnh của người được hưỏng lợi. Loại séc này
được chuyển nhượng trong thời hạn hiệu lực bằng hình thức ký hậu. Người thứ nhất ký
vào mặt sau tờ séc xác nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu tấm séc (quyền lĩnh tiền
tại ngân hàng) cho người được hưởng lợi khác. Loại séc này được sử dụng phổ biến
trong thanh toán.
. Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc, phân biệt các loại séc:
- Séc tiền mặt dùng để nhận tiền mặt tại ngân hàng.
- Séc gạch chéo là loại séc mà trên mặt trước của nó có hai ghạch chéo song song với
nhau từ góc này sang góc kia của tờ séc. Gạch chéo là dấu hiệu thông báo đây là loại séc
chỉ có thể thanh toán chuyển khoản không được rút tiền mặt. Và loại séc này giúp cho
việc tăng cường sự an toàn cho việc sử dụng séc. Với loậi séc này thì người hưởng thụ
bắt buộc phải mở tài khoản tại ngân hàng mới có thể nhờ ngân hàng lãnh tiền thay thế
cho mình.
- Séc xác nhận là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền nhằm mục đích đảm bảo
khả năng chi trả của tờ séc, ngăn chặn việc phát hành séc khống.
- Séc du lịch là loại séc do một ngân háng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh
hay đại lý của ngân hàng trong và ngoài nước. Ngân hàng phát hành séc đồng thời cũng
là ngân hàng trả tiền. Séc này dành cho những người đi du lịch có tiền tại ngân hàng
phát hành séc. Trên tờ séc du lịch phải có chữ ký của người được hưởng lợi, người này
khi lĩnh tiền phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra.
- Séc bảo chi: Là tờ sẽ thông thường được ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành đảm bảo
khả năng chi trả bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi đưa vào một tài khoản riêng
(tài khoản bảo đảm thanh toán séc bảo chi). Ngân hàng sẽ làm thủ tục bảo chi và đánh
dấu báo chi lên tờ séc trước khi giao tờ séc cho khách hàng. Như vậy, khả năng thanh
toán của tờ séc bảo chi được đảm bảo, không xẩy ra tình trạng phát hành quá số dư. Séc
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
7
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
bảo chi thanh toán trong phạm vi các ngân hàng cùng hệ thống, nếu khác hệ thống thì

phải tham gia thanh toán bù trừ.
Đối tượng áp dụng: là thanh toán tiền hàng, dịch vụ yêu cầu của đơn bán hoặc
theo quyết định của ngân hàng đối với chủ tài khoản vi phạm quy định phát hành
séc. áp dụng cho các trường hợp sau:
+ Người phát lệnh và người hưởng thụ có tài khoản tại một ngân hàng.
+ Có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau có tham gia thnah toán bù trừ trực tiếp.
+ Có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống không tham gia
thanh toán bù trừ.
- Séc định mức: là một hình thức bảo chi toàn bộ số séc, tức là không bảo chi cho từng tờ
séc. Loại séc này được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Mở tài khoản tại một ngân hàng
+ Mở tài khoản tại hai ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp và trực tiếp
giao nhận chứng từ cho nhau.
+ Mở tài khoản tại hai ngân hàng cùng hệ thống.
- Séc chuyển khoản là loại séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài
khoản của mình để chuyển trả sang tài khoản của người khác. Loại séc này không được
nhận tiền mặt. Séc chuyển khoản đươc áp dụng trong các trường hợp sau: Một là: Người
phát lệnh và người hưởng lợi có tài khoản tại một ngân hàng. Hai là: Người phát lệnh
và người hưởng lợi có tài khoản tại hai ngân hàng, nhưng có tham gia thanh toán bù trừ
trực tiếp với nhau.
III. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC THANH TOÁN BẰNG HỐI PHIẾU VÀ
SÉC:
1. ƯU ĐIỂM:
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
8
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
- Thanh toán bằng séc và hối phiếu đóng vai trò tích cực trong thanh toán quy ngân hàng.
Có thể nói đây là hai phương tiện thanh toán đơn giản, thuận tiện nên được sử dụng phổ
nhất ở các nước đang phát triển, đặc biệt là thanh toán bằng séc.

- Không chỉ có vậy mà thanh toán bằng hai phương tiện này còn đảm bảo được tính an
toàn cao, bảo vệ được quyền lợi cho người bán đối với những khách hàng mua bán
không thường xuyên.
- Thủ tục phát hành séc và hối phiễu đơn giản, gọn nhẹ.
- Phạm vi thanh toán tương đối rộng, mức độ rủi ro thấp.
- Đối với séc bảo chi:xét trên góc độ của ngươi thụ hưởng thì có nhiều ưu điểm: Trước
hết hai phương tiện này luôn đảm bảo khả năng thanh toán, bởi thực tế nó đã được ngân
hàng đảm bảo chi trả nên họ không phải lo lắng gì (đặc biệt là đối với thanh toán bằng
séc bảo chi). Hơn nữa thanh toán bằng séc còn có tốc độ nhanh.
- Thời gian nhận tiền và chuyển tiền nhanh.
- Hối phiếu giúp cho các nhà doanh nghiệp đã ưng thuận một tín dụng có phương cách rất
giản dị dễ sử dụng đươc ngay số tiền đã xuất ra cho vay.
- Số nợ ghi trong hối phiếu có thể được chuyển nhượng với thể thức dễ dàng và với sự
đảm bảo rất vững chắc về pháp lý.
- Có thể chiết khấu hối phiếu để trả nợ tại ngân hàng.
2. NHƯỢC ĐIỂM:
Đối với hối phiếu thì hầu như không có nhược điểm, nếu có thì không đáng kể.
Nhược điểm chủ yếu ở séc đặc biệt là séc bảo chi, séc chuyển khoản.
- Séc chuyển khoản rất đơn giản về mặt thủ tục nhưng mức độ rủi ro lại cao hơn séc bảo
chi và không đảm bảo khả năng thanh toán ngay.
- Séc bảo chi thì có mức độ tín nhiệm chưa cao.
- Bên cạnh đó, do thời hạn hiệu lực của séc chuyển khoản có 15 ngày nên không đủ thời
gian để người thụ hưởng khắc phục những yếu tố bất khả kháng.
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
9
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
- Séc chuyển khoản không đảm bảo nhu cầu kịp thời và an toàn.
- Đứng trên góc độ của người phát hành thì séc bảo chi là công cụ thanh toán không tiện
lợi. Đầu tiên là thủ tục phiền hà, phức tạp. Hơn nữa người phát hành séc con lo bị ứ

đọng vốn vì thực chất séc bảo chi là khoản ký quỹ trên tài khoản tiền gửi thanh toán séc
bảo chi, số tiền này người phát hành không được hưởng lãi. Với những nhược điểm trên
khiến cho người phát hành tin tưởng vào việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng séc
bảo chi.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua phần phân tích về hai phương tiện thanh toán quốc tế trên em đã hiểu rõ thêm
về các phương tiện thanh toán quốc tế, hiện nay đang được dùng làm những công cụ
thanh toán phổ biến nhất. Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp, các
nhà quản lý phải có những thay đổi để đưa doanh nghiệp mình bắt kịp với thời cuộc. Ở
Việt Nam hiện nay hai phương tiện thanh toán này cũng được áp dụng khá phổ biến bởi
tính tiện lợi và khả năng thanh toán nhanh của nó. Nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng
hai phương tiện này làm phương tiện thanh toán cho doanh nghiệp mình cũng chưa
nhiều, ngoài một số doanh nghiệp đã đang sử dụng. Do đó chúng ta cần có những giải
pháp phù hợp hơn để kích thích các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hơn nữa hai phương
tiện này.
Để làm được điều đó thì trước tiên cần phải làm thay đổi trong dân suy nghĩ là dùng
tiền mặt tiện lợi hơn việc thanh toàn bằng séc và hối phiếu. Cần phải làm cho họ hiểu
được rằng việc thanh toán không dùng tiền mặt là rất có lợi. Về phía Nhà nước và các
ngân hàng thì cần đơn giản hơn nữa về mặt thủ tục để tiện cho việc sử dụng của người
dân và của các doanh nghiệp.
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
10
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
Từ đó chúng ta sẽ nhanh chóng đưa nền kinh tế của chúng ta phát triển ngang tầm
với các nước khác trong khu vực. Không chỉ có vậy mà nó còn góp phần giúp các doanh
nghiệp thuận tiện hơn trong việc thanh toán với các đối tác nước ngoài.
Không có cái gì là hoàn thiện hoàn toàn, hối phiếu và séc cũng vậy nhưng những
nhược điểm của nó là không đáng kể. Chính vì thế mà hai phương tiện này mới được
tôn vinh là hai phương tiện thanh toán quốc tế phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi nhất

hiện nay. Hy vọng là trong thời gian tới thì Việt Nam cũng được phổ biến hơn về việc
thanh toán bằng hai phương tiện này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã cung cấp cho em kiến thức
và đã hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này. Em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy, để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chinh – Khoa Tài chính- Kế toán Trường ĐH Quản Lý & Kinh Doanh Hà
Nội.
2. Giáo trình Tài chính – Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
3. Sách ngiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
4. Luận văn tốt nghiệp – Sinh viên: Vũ Việt Hùng (đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn
thiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch I ngân hàng công
thương Việt Nam.
5. Luận văn tốt nghiệp – Sing viên: Nguyền Thị thu Huệ- Líp :3A07.
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
11
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ BÀI…………………………………………………………………… 1
PHẦN TRIỂN KHAI
I. Khái niệm chung
1. Khái niệm thanh toán quốc tế…………………………………………….2
2. Khái niệm phương tiện thanh toán……………………………………… 2
II. Hai phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu
1. Hối Phiếu
1.1. Hối phiếu là gì?………………………………………………………2
1.2. Đặc điểm của hối phiếu…………………………………………… 2
1.3. Các loại hối phiếu…………………………………………………….3

1.4. Chức năng của hối phiếu…………………………………………… 4
2. Séc
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
12
Tiểu luận Tài Chính Tạ Thị Hà - Líp
617
2.1. Định nghĩa về séc…………………………………………………….6
2.2. Các loại séc………………………………………………………… 6
III. Ưu điểm và nhược điểm của việc thanh toán bắng hối phiếu và séc
1. Ưu điểm……………………………………………………………….….8
2. Nhược điểm……………………………………………………………….9
PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………… 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….11
MỤC LỤC
Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
13

×