Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho nhím doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.5 KB, 3 trang )

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh
cho nhím

Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung
thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố Nhím sinh trưởng trung
bình 1kg/tháng. Nhím trưởng thành khi 8 – 10 tháng, đạt trọng lượng 8- 10kg thì bắt đầu
sinh sản. Khi nhím được 7 – 8 tháng tuổi, ta thả nhím đực vào cùng nhím cái để ghép đôi
giao phối. Chu kỳ động dục của nhím 25 – 30 ngày, thời gian động dục của nhím cái 1 –
2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt cả ngày lẫn đêm. Thời gian mang thai 90 – 95
ngày thì đẻ, có khi hơn, mỗi lứa đẻ 1 – 3 con, ít khi đẻ 4 con, thường là 2 con, trọng
lượng sơ sinh bình quân 100gr/con. Nhím thường đẻ vào ban đêm, nhím con mới đẻ ra
kêu lít chít như chuột. Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn có thể cho cả
những con khác bú. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là có thể động đực và phối giống cho chu
kỳ sinh sản tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho nhím con thì sau khi phối giống nên tách
nhím bố ra khỏi đàn con, đề phòng nhím bố cắn chết con.

Nhím con mới đẻ trong vòng 1 –2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thể bắt lên
xem để phân biệt đực cái, đánh dấu theo dõi về sau. Nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh,
bình quân 1kg/con/tháng, sau 1 tháng nhím con biết ăn, sau hơn 2 tháng có thể cai sữa,
trọng lượng bình quân 3kg/con. Nhím con sau cai sữa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có
thể tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng. Nếu trong đàn có nhím đực sắp trưởng thành (5
– 6 tháng) thì phải tách đàn nuôi riêng, nhím đực trưởng thành mà không tách đàn nuôi
riêng, thì nhím bố sẽ tấn công cho đến chết mới thôi (đó là qui luật tự nhiên để bảo tồn
nòi giống).
Nhím là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh.
Tuy nhiên, nhím vẫn bị một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột, bệnh ngoài da
- Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi
hoặc nhím tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ
sinh sát trùng chuồng và xung quanh da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh
chuồng sạch sẽ, 1 – 2 lần/tháng.


- Bệnh đường ruột do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị
dinh dưỡng nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị
tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ
dừa Để phòng bệnh tiêu chảy, khẩu phần thức ăn cho nhím phải phong phú và đa dạng,
không nên cho nhím ăn các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc

×