Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Độ pH khi nuôi tôm sú pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.76 KB, 3 trang )

Độ pH khi nuôi tôm sú

Giá trị pH biểu diễn cho sự hiện diện của ion H+ trong môi trường (nước hoặc đất).
 pH có giá trị từ 0 đến 14.
 pH = 7: môi trường trung hòa
 pH < 7: môi trường axit (chua)
 pH > 7: môi trường kiềm
Ví dụ
 pH nước biển: 8,0 - 8,1
 pH nước chanh: 2,4
 pH mưa axit: <5,5
pH của môi trường nước
Trong nuôi trồng thủy sản, pH môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý,
hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của thủy sản.
pH thích hợp cho nước trong ao hồ nuôi tôm sú là pH = 7,2 - 8,8. Tốt nhất là trong
khoảng 7,8 - 8,5
pH trong ngày không nên biến động quá 0.5. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm, cá bị
sốc, yếu và bỏ ăn.
Nếu pH cao hay thấp kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao
hụt.
pH của nước phụ thuộc các yếu tố:
 Tính chất nền đất: đất phèn (đất chua phèn, đất chua) làm pH của nước thấp, pH
dễ biến động. Nếu trời mưa nhiều làm phèn bị rửa trôi từ trên bờ xuống ao, nước ngấm
trong bờ ao hoặc nước ngoài mương bao cao hơn nước trong ao làm xì phèn vào ao, giảm
pH. Nếu cày bừa sâu nền đất phèn, làm phèn xì từ dưới tầng đất đáy lên.
 Tảo và vi sinh vật trong ao nuôi thủy sản: tảo thực vật (màu nước) thích hợp với
pH từ 8.0-8.2. Tảo và vi sinh vật sử dụng CO2 nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước.
Tảo nhiều làm pH biến động lớn trong ngày. Tảo quá nhiều sẽ làm pH rất cao (8,8-9,1)
vào buổi chiều. Nhưng khi tảo tàn lại làm giảm pH trong ao. Vùng nuôi tôm độ mặn thấp,
hoặc nuôi tôm mùa mưa, rong tảo thường phát triển mạnh. Cần duy trì sự cân bằng giữa
tảo và vi sinh vật để ổn định pH.


pH của ao thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm, vì vậy theo kinh nghiệm của
Việt Linh, cần đo pH mỗi ngày ít nhất 2 lần để theo dõi, nhận biết nguyên nhân biến động
và xử lý kịp thời.
Một số biện pháp đơn giản để ổn định pH nước trong ao nuôi thủy sản:
1. Xử lý đáy ao:
Sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi cải tạo đáy ao. Kiểm tra pH đất đáy ao, tùy pH đất mà sử
dụng lượng vôi thích hợp, nếu pH càng thấp thì càng phải dùng nhiều vôi để tăng pH.
 pH>6 bón 300-600kg/ha
 pH<5 bón 1.500-2.000kg/ha.
2. Xử lý nước trong ao:
 Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi, hoặc vôi tôi, với
liều lượng 0,5-10kg/1.000m2 vào thời điểm từ 21-24giờ. Rải vôi quanh bờ ao trước khi
trời mưa với liều lượng 10kg/1.000m2.
 pH buổi sáng 7.5-7.8 và chiều chênh lệch không quá 0.3, nước trong, vôi đolomit
30-50kg/ 1.600m2 (180-300kg/ha) vào buổi chiều trong vòng 2-3 ngày liên tiếp.
 pH buổi sáng 7.5-7.8 và buổi chiều chênh lệch nhau 0.5, màu nước bình thường,
dùng Super-Ca 180-300kg/ha vào mỗi buổi chiều cho đến khi pH trong ngày không biến
động nhiều và cao hơn chút ít.
 Trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi, nếu pH>8,3 vào buổi sáng, có thể
dùng đường cát với liều lượng 0,3kg/1.000m2 hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp xử
lý để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy, hoạt động phân hủy mùn bã
hữu cơ trong ao của chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao. Có thể giảm
pH bằng cách thay bớt nước.
 Trường hợp pH tăng cao đột ngột >9,0 vào những buổi chiều nắng to, có thể sử
dụng formol phun xuống ao với liều lượng 3-4ml/m3 nước ao, nếu pH biến động lớn
trong một ngày đêm (>0,5) chứng tỏ độ cứng (hàm lượng CaCO3 trong nước ao thấp).
Tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo, trong ao có nhiều
mùn bã hữu cơ. Trường hợp này nên xử lý như sau: bón đolimit hoặc vôi với liều lượng
100-200kg/ha để tăng độ cứng và tăng hệ đệm nước ao. Nếu có thể, nên tiến hành thay
nước để ổn định sự phát triển của tảo.


×