Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.85 KB, 6 trang )

Mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp

Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại
hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc
hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo
chất lượng và số lượng.
Vào mùa gió bấc (thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) nguồn cá biển khan
hiếm và giá lúc này cũng tăng cao nhiều so với vụ cá nam (thường kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 9). Bên cạnh đó, Bình Thuận không phải là một tỉnh có nguồn nước ngọt dồi dào
như các tỉnh miền Tây Nam bộ, do đó cá lóc chỉ phù hợp với một số địa điểm - nơi có
nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm - để thuận lợi cho việc thay nước hàng ngày trong
ao cá.
Ngoài ra, việc cho ăn bằng thức ăn tươi sống gây ô nhiễm nhanh chóng nguồn nước trong
ao, và để giảm thiểu tình trạng cá bệnh người nuôi phải thay nước hàng ngày hoặc cho
nước vào ra liên tục trong ao. Một số vùng nuôi không có điều kiện nguồn nước thuận
lợi, việc nuôi cá lóc trở nên rất khó khăn do cá thường xuyên bị bệnh, việc sử dụng các
loại thuốc kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, do chất lượng cá tạp phải đảm bảo tươi nên hàng ngày
người dân phải đi mua cá về sau đó tiến hành sơ chế (rửa, xay hoặc chặt ) rồi mới cho cá
ăn. Công việc này tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của người dân.
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất của người dân, tháng 8/2011,
Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận đã thực hiện mô hình “Nuôi cá lóc
bằng thức ăn công nghiệp” với quy mô 500m2 tại hộ ông Châu Minh Tâm, xã Vĩnh Hảo,
huyện Tuy Phong. Mô hình nghiệm thu ngày 26/12/2011. Qua gần 4 tháng nuôi cá đạt cỡ
trung bình 420g/con, tỷ lệ sống đạt 60%. Kết quả cho thấy cá lóc thích nghi tốt với điều
kiện môi trường, nguồn nước khu vực nuôi. Cá lóc cũng thích nghi tốt với thức ăn công
nghiệp và đạt tốc độ tăng trưởng tốt.
Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận giới thiệu tóm tắt quy trình thực hiện
như sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi:
- Diện tích ao nuôi: 2.000-5.000m2. Diện tích lớn sẽ tương đối khó khăn trong việc quản


lý và chăm sóc cá.
- Đối với ao mới phải súc rửa ao bằng cách cho nước vào ao ngâm khoản 2-3 ngày sau đó
xả bỏ rồi tiếp tục cấp nước vào ngâm rồi xả bỏ. Tiến hành quá trình súc rửa trên ít nhất 2-
3 lần trước khi thả giống để có môi trường ao nuôi ổn định cho cá phát triển.
- Đối với ao đã qua sử dụng: Xả cạn nước ao, súc rửa hoặc sên vét bùn cho sạch. Gia cố
bờ, cống, lưới rào ao đề phòng địch hại như ếch, rắn, chim cò ăn cá. Chích điện hoặc
dùng Saponin (10kg/1.000m2) để diệt cá tạp còn sót trong ao. Bón vôi với lượng tùy
thuộc vào độ phèn của đất. Sau đó phơi ao 5-7 ngày thì cấp nước vào.
Đối với những ao phèn thì không tháo sạch nước để tránh xì phèn.
Nhu cầu bón vôi phù hợp với loại đất và pH đất:
ĐỘ pH đất
Nhu cầu bón vôi (kg/ha)
Đáy ao nhiều mùn
hay sét
Đáy ao cát pha mùn Đáy cát
> 6,5 Không bón Không bón Không bón
6,1 - 6,5 1.700 1.500 Không bón
5,6-6,0 3.500 1.700 500
5,1-5,5 5.000 3.000 1.500
4,6-5,0 8.000 4.000 3.500
4,0-4,5 10.000 5.000 4.000
- Cấp nước vào ao qua lưới lọc để tránh cá tạp và địch hại vào ao ăn cá. Mực nước cấp
vào từ 0,6-0,8m. Gây màu nước bằng hỗn hợp cám gạo (1kg) + Bột đậu nành (1kg) hòa
với nước ngâm qua đêm tạt đều cho 1.000m2. Ngày tạt 2 lần, tối ngâm thì sáng tạt, sáng
ngâm thì chiều (16-17h) tạt. Bổ sung thêm mỗi ngày 2kg cá tạp nấu chín xay nhuyễn tạt
đều ao để màu nước lên tốt hơn. Sau 2-3 ngày màu nước lên tốt thì tiến hành thả cá
giống. Cũng có thể gây màu nước bằng nhiều cách khác như sử dụng phân hóa học, phân
chuồng hoặc chế phẩm sinh học gây màu nước.
2. Thả giống:
- Mật độ nuôi: Cá lóc là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao tuy nhiên chi phí cho vụ

nuôi tương đối lớn, do đó tùy thuộc vào điều kiện nguồn nước, ao hồ và kinh tế gia đình
mà người dân quyết định mật độ nuôi thưa hay dày. Thường cá lóc được nuôi ở mật độ
20-30con/m2. Ao có nguồn nước không thật thuận lợi thì chỉ nên nuôi mật độ thưa không
quá 10con/m2.
- Mùa vụ thả giống: Do chủ động về nguồn thức ăn nên người nuôi có thể thả giống
quanh năm, tùy điều kiện nguồn nước, nguồn giống và tính toán giá thành sau thu hoạch.
Mùa vụ chính thả giống là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, lúc này nguồn cá giống và
nguồn nước cũng dồi dào tuy nhiên giá thương phẩm sau thu hoạch thường thấp hơn so
với vụ nghịch do sản lượng thu hoạch dồi dào từ nhiều địa phương.
- Chọn giống: Con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, màu sắc sáng đẹp, thân hình
cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh. Tốt hơn hết người dân nên chọn mua tại
các cơ sở sản xuất uy tín.
3. Thức ăn và cách cho ăn:
a. Trường hợp cho cá ăn bằng cám công nghiệp ngay từ nhỏ:
Do cá giống mới thả còn nhỏ, chưa quen với việc ăn bằng cám viên công nghiệp nên việc
tập cho cá chuyển đổi loại thức ăn cần tiến hành theo các bước sau:
* Giai đoạn tập ăn 1: Tập cho cá quen với mùi vị thức ăn công nghiệp:
- Cá giống mới thả: Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 10% trọng lượng đàn cá. Phối
trộn theo tỷ lệ: 70% cá tạp tươi + 30% cám công nghiệp. Nếu là dạng cám bột thì trộn
vào chung với cá tạp theo tỷ lệ trên rồi xay nhuyễn, trường hợp cám viên thì ngâm qua
nước cho mềm sau đó trộn chung với cá tạp tươi rồi xay nhuyễn.
- Hỗn hợp thức ăn sau khi xay nhuyễn được cho vào sàng để cá vào ăn.
- Mỗi ngày tăng 10% lượng cám công nghiệp trong tỷ lệ phối trộn cho đến khi đạt tỷ lệ
50% cá tạp
+ 50% cám công nghiệp thì chuyển sang giai đoạn tập ăn cám viên.
* Giai đoạn tập ăn 2: Tập cho cá quen ăn thức ăn dạng viên:
- Sau khoản 5ngày tập, cá ăn quen với mùi vị cám công nghiệp thì tiếp tục tập cho cá ăn
dạng thức ăn viên.
- Cách thực hiện: Trộn thêm 5% cám công nghiệp dạng viên (trong tổng lượng thức ăn
cho cá ăn hàng ngày). Ban đầu cám nên được ngâm nước trước cho mềm rồi trộn chung

với hỗn hợp thức ăn đã xay nhuyễn của giai đoạn tập ăn 1. Hỗn hợp thức ăn trên được rải
xuống sàng để cho cá ăn. Ban đầu có thể cá chưa quen sẽ nhả các hạt thức ăn viên ra,
trường hợp như vậy cần tập tiếp với tỷ lệ phối trộn như trên thêm 2-3ngày nữa cho đến
khi cá không còn nhả các viên thức ăn ra nữa thì thôi.
- Những ngày sau đó thì lượng cám viên tiếp tục tăng lên 10%/ngày đồng thời thời gian
ngâm nước cũng ngắn dần cho đến khi không ngâm nữa (cho cá ăn quen với thức ăn viên
cứng). Khi thấy cá đã hoàn toàn quen với việc ăn thức ăn viên thì chuyển hoàn toàn sang
cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp.
* Giai đoạn cho ăn hoàn toàn bằng cám viên:
- Từ tháng thứ hai đến khi thu hoạch: Cá đã ăn quen cám viên thì cho ăn hoàn toàn bằng
cám viên. Khẩu phần thức ăn dao động từ 3-7% trọng lượng thân, tùy giai đoạn phát triển
của cá. Do chất lượng của từng loại cám viên khác nhau vì vậy người dân nên cho ăn
theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Ở giai đoạn này thức ăn được rải trực tiếp xuống ao cho cá ăn, không còn cho ăn trong
sàng nữa.
b. Trường hợp tập cho cá ăn bằng cám công nghiệp khi cần thiết:
Do tập tính tạp ăn của cá người dân hoàn toàn có thể chuyển đổi linh hoạt trong việc sử
dụng thức ăn công nghiệp và cá tạp vào bất cứ lúc nào trong suốt vụ nuôi nhằm chủ động
về nguồn thức ăn đồng thời giảm chi phí về thức ăn. Đối với cá đã nuôi thương phẩm trên
1tháng, việc tập cho cá chuyển sang ăn cám viên công nghiệp là tương đối dễ dàng, giúp
người dân hoàn toàn chủ động về thức ăn cho cá. Bỏ cá nhịn đói 1ngày sau đó trộn cám
viên đã ngâm nước với cá tạp đã xay nhuyễn theo tỷ lệ 70% cá tạp + 30% cám viên. Các
bước thực hiện được tiến hành như giai đoạn tập ăn 2. Sẽ chỉ mất từ 3-5ngày để cá quen
với việc ăn bằng thức ăn viên công nghiệp.
4. Chăm sóc và quản lý:
- Theo dõi tình trạng ăn mồi, thời tiết và sức khỏe của cá hàng ngày để tăng hoặc giảm
lượng thức ăn cho phù hợp. Cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không cho ăn quá
nhiều tránh tình trạng cá bị chướng bụng chết.
- Do cho ăn bằng cám công nghiệp nên môi trường nước cũng ít ô nhiễm hơn nhiều so
với nuôi bằng cá tạp. Tuy nhiên, đối với vùng nuôi có nguồn nước ngọt ra vào chủ động

thì cho nước ra vào ao thường xuyên hàng ngày để kích thích cá ăn mồi và phát triển. Đối
với những vùng không có điều kiện nguồn nước dồi dào nên tiến hành thay nước 2-3 tuần
1 lần tùy tình trạng môi trường và sức khỏe cá trong ao, đồng thời định kỳ 7-15 ngày bổ
sung chế phẩm sinh học giúp phân hủy chất thải, khí độc và ổn định môi trường ao nuôi.
Đảm bảo từng khâu trong quy trình khuyến cáo, mô hình có thể áp dụng được rộng rãi tại
tất cả các vùng nuôi thủy sản nước ngọt trong tỉnh, góp phần giải quyết khó khăn trong
việc quản lý nguồn nước và đảm bảo nguồn thức ăn cá tạp tươi trong quy trình nuôi
truyền thống.
Việc sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn cá tạp trong quy trình nuôi cá lóc
thương phẩm có nhiều ưu điểm so với quy trình nuôi truyền thống sử dụng thức ăn cá tạp:
- Không tốn nhiều công sức để đi mua và sơ chế trước khi cho ăn, giảm hẳn chi phí thuê
nhân công.
- Nguồn cung cấp và chất lượng thức ăn luôn chủ động và ổn định.
- Giảm hẳn chi phí cho việc bổ sung các loại thuốc bổ giúp cá nâng cao sức đề kháng và
tiêu hoá tốt do trong thức ăn công nghiệp các thành phần trên đã được tính toán phối trộn
cẩn thận theo nhu cầu của cá.
- Ít gây ô nhiễm nguồn nước do đó giảm nhu cầu sử dụng nguồn nước và giảm tình trạng
cá nhiễm bệnh do môi trường bị ô nhiễm mà không có nước thay.
- Giảm hẳn việc sử dụng kháng sinh và hoá chất trong quá trình nuôi.
- Thích hợp với những vùng nuôi xa nguồn cung cấp cá tạp và có nguồn nước không thật
thuận lợi.
LH (Khuyến ngư VN, 06/01/2012)

×