Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tài liệu Luận vănTheo dõi mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ tại xã Tân Trung huyện Phú Tân tỉnh An Giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.41 KB, 70 trang )

LỜI CẢM TẠ
---♣---
Xin gởi lời cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến:
 Quí thầy cô Khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại
Học An Giang đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt quá trình
học tập.
 Cán bộ hướng dẫn: Cao Quốc Nam và Trương Ngọc Thúy đã tận tình
hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 Tập thể cán bộ và bà con nông dân xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thu thập số liệu trong quá
trình thực hiện đề tài.
 Cùng các bạn sinh viên lớp ĐH2PN2 đã không ngừng giúp đỡ và động
viên chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học An Giang.
Chân thành cảm tạ.
Long Xuyên, ngày 23 tháng 05 năm 2004
Tô Phước Thủ
TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Tân Trung huyện Phú Tân tỉnh
An Giang từ tháng 9 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005 nhằm tổng kết và theo dõi
mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ. Kết quả điều tra cho thấy nguồn lực
lao động trong nông hộ tương đối ít, số người trên nông hộ trung bình nhỏ hơn
hoặc bằng 5, chiếm 86,7%, có độ tuổi lao động chính (18-60 tuổi) chiếm 76% và
có trình độ học vấn đa phần là thấp (55% là cấp I và 38% là cấp II). Nguồn đất
đai của các hộ tương đối ít, 43,33% nông hộ có diện tích đất canh tác lúa, còn lại
56,67% nông hộ chỉ có diện tích đất vừa đủ để ở và nuôi cá. Diện tích ao và thể
tích vèo để nuôi cá lóc trung bình là 884 m
2
/hộ và 89,41m
3
/hộ, tương ứng.
Nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động nuôi cá lóc trong vèo được tiếp nhận chủ


yếu từ các chương trình truyền hình (26%). Số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc
trong vèo của người dân trung bình là 5,34 năm. Nguồn vốn để phục vụ cho việc
nuôi cá lóc trong vèo đa phần là kết hợp giữa vốn nhà và vốn vay tư nhân
(87%)với lãi suất cao. Lý do chủ yếu mà nông dân áp dụng mô hình nuôi cá lóc
trong vèo trong mùa lũ khá đa dạng, trong đó tạo thêm thu nhập chiếm 33%,
nguồn nước tốt hơn chiếm 30%, dễ tìm cá mồi chiếm 17% .
Giá thành sản xuất ra 1,0 kg cá lóc thịt tương đối cao (18.420 đồng/kg) do hệ số
tiêu tốn thức ăn khá cao (4,71) trong khi đó giá bán của cá lóc thịt là 19.370
đồng/kg. Lợi nhuận mà nông dân thu được sau mỗi vụ nuôi là 29.190 đồng/ m³
vèo (tương đương 2,3 triệu /hộ) và tỷ lời/vốn là 0,04, và nếu không kể công lao
động gia đình thì thu nhập trung bình/nông hộ đạt 4,57 triệu/hộ (tỷ lệ lời/vốn là
0,09). Sau 2-12 năm nuôi cá lóc trong vèo, 100% nông dân trong cuộc điều tra
cho rằng đời sống của họ thay đổi theo chiều hướng tăng do có lợi nhuận cao và
thu nhập thường xuyên.
Có 3 yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình là vốn
để mua thức ăn cho cá, chiếm 79%, kế đến là thị trường đầu ra, chiếm 17% và
còn lại là chất lượng thức ăn, chiếm 4%.
i
MỤC LỤC
-----оOо-----
Nội dung Trang
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................... i
TÓM LƯỢC.....................................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................vii
Bảng số.............................................................................................................. vii
Tựa bảng............................................................................................................ vii
PHỤ CHƯƠNG……………………………………………... ……………....pc-1.....viii
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU.................................................................................................1

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................ 2
2.1. Sự phân loại và phân bố của cá lóc.................................................................... 2
2.1.1. Phân loại........................................................................................................ 2
2.1.2. Sự phân bố của cá lóc................................................................................... 2
2.2. Một số đặc điểm của cá lóc..................................................................................2
2.2.1. Đặc điểm hình thái.........................................................................................2
2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng.....................................................................................3
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng.....................................................................................3
Giai đoạn nhỏ, cá lóc chủ yếu tăng trưởng về chiều dài, cá càng lớn thì sự tăng
trọng ngày càng nhanh. Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào
điều kiện thức ăn sẵn có trong thuỷ vực. Trong điều kiện nuôi có thức ăn và chăm
sóc tốt cá có thể lớn từ 0,5 đến 0,8 kg/năm, đạt tỷ lệ sống cao và ổn định (Phạm Văn
Khánh, 2000). Sau 1 năm tuổi, thân cá lóc dài 38,5-40 cm, nặng 625-1.395 g, cá 3
tuổi thân dài 45-59 cm, nặng 1.467-2.031 g , con đực và con cái chênh lệch lớn về
trọng lượng (Minh Dung, 2004). .................................................................................. 3
2.2.4. Đặc điểm sinh sản.......................................................................................... 3
2.3. Phương pháp nuôi cá lóc thịt.............................................................................. 4
2.3.1. Nuôi trong ao đất........................................................................................... 4
2.3.2. Nuôi cá lóc kết hợp trong ruộng lúa.............................................................. 4
Diện tích vuông ruộng nuôi cá lóc từ 0,5-3 ha, phải có mương và bờ bao xung
quanh. Chiều dài mương bằng chiều dài bờ bao, rộng 1,5-2m, sâu 0,8-1m. Phải có
hệ thống cống bọng cấp thoát nước khi cần thiết. Mật độ thả nuôi là 0,5-1 con/m2
và thời gian nuôi khoảng 6-7 tháng. Trong mô hình này để chủ động được nguồn
thức ăn cho cá lóc người ta thường thả nuôi kết hợp một số loài cá khác như: cá mè
vinh để nâng cao năng suất của ruộng nuôi. Việc cho cá ăn có thể là nguồn cá tạp
tự nhiên trong mùa lũ, hay có thể bổ sung thêm thức ăn chế biến (Dương Tấn Lộc,
2001; Đại học An Giang, 2003). .................................................................................... 4
i
2.3.2. Nuôi cá lóc ở rừng......................................................................................... 5
Hai lâm trường Mùa Xuân, Phương Ninh ở Cần Thơ trước đây có khoảng 1000 đìa

nhử cá tự nhiên, nay đưa diện tích rừng vào nuôi cá gần 4000 ha. Rừng U Minh,
khu Tràm Chim, các rừng nước ngọt, sông cụt, nước kém lưu thông là nơi nuôi và
dưỡng cá lóc tự nhiên. Nơi đây có điều kiện sống thích hợp cho cá lóc, thức ăn tự
nhiên rất phong phú có ở tại chỗ. Có thể nuôi cá 2-3 năm, cá đạt vài kg mỗi con
(Dương Tấn Lộc, 2001)...................................................................................................5
2.3.4. Nuôi cá lóc trong vèo (mùng lưới).................................................................6
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................8
3.1. Vật liệu..................................................................................................................8
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 8
3.2.1. Thể thức thống kê.......................................................................................... 8
Phỏng vấn điều tra nông hộ và chọn mẫu điều tra theo chủ đích............................ 8
3.2.2 Phương pháp tiến hành................................................................................... 8
3.2.2.1. Theo dõi mô hình nuôi cá lóc trong vèo................................................. 8
3.2.2.2. Tổng kết mô hình nuôi cá lóc trong vèo................................................. 8
3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................9
3.2.3.1. Theo dõi 3 nông dân đang nuôi cá lóc trong vèo với những chỉ tiêu cụ
thể như sau............................................................................................................ 9
3.2.3.2. Tổng kết mô hình nuôi cá lóc trong vèo ............................................. 10
3.3. Phân tích thống kê:...........................................................................................10
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................11
4.2. Thông tin nông hộ..............................................................................................12
4.2.1. Nguồn nhân lực............................................................................................12
4.2.2. Đất đai..........................................................................................................13
Khi phỏng vấn về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động nuôi cá lóc trong vèo, thì
nông dân ở vùng nghiên cứu cho rằng nguồn thông tin trên thường xuyên được tiếp
cận chủ yếu từ các nguồn: chương trình truyền hình (tivi), chiếm tỷ lệ 26%, tiếp theo
là đài phát thanh (radio) chiếm tỷ lệ 20% và giữa các nông dân nuôi cá lóc (18%).
Ngoài ra, họ còn tiếp nhận những thông tin từ nhiều nguồn khác nữa như: sách
báo, bà con thân thuộc, cán bộ kỹ thuật viên của huyện hoặc xã (Bảng 4.3). Điều
này cho thấy người dân tại địa bàn nghiên cứu rất quan tâm đến những tiến bộ về

kỹ thuật nuôi cá và thông tin phục vụ cho nuôi cá lóc rất đa dạng. Tuy nhiên các
nguồn thông tin trên còn mang tính chấp giá, bị động và chưa được sắp xếp, hệ
thống hóa hoàn chỉnh. Để phục vụ tốt hơn, thiết nghĩ cần phải có một hình thức tiếp
nhận và chuyển giao thông tin giữa người nuôi cá và cơ quan khoa học cũng như
thị trường,... dễ dàng hơn như các mô hình câu lạc bộ khuyến nông, hợp tác xã kiểu
mới,.................................................................................................................................14
4.3. Hoạt động nuôi cá trong mùa lũ.......................................................................15
4.3.1. Mùa vụ nuôi cá lóc trong vèo...................................................................... 15
Đa phần những hộ được phỏng vấn thì nuôi cá lóc trong vèo quanh năm. Tận dụng
ao sẵn có, họ thường nuôi 3 vụ cá lóc trên một năm: (1) vụ mùa mưa (từ tháng 4 đến
i
tháng 8 dl), (2) vụ mùa lũ (từ tháng 7-8 đến tháng 11-12 dl) và (3) vụ mùa nghịch
(từ tháng 12 đến tháng 4 dl). Trong năm 2004, kết quả điều tra cho thấy phần đông
người dân đã chọn thời điểm thả cá sớm vào đầu tháng 6, chiếm tỷ lệ 86,67% (Bảng
4) và cá được thu hoạch sớm vào đầu tháng 10, chiếm tỷ lệ 76,67% do giá cá thịt
cao. Các hộ còn lại (23,33%) thì neo lại chờ giá cao hơn. Điều này cũng tương tự
như nhận định của Dương Tấn Lộc (2001) theo ông, ở ĐBSCL mùa lũ tràn về từ
tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, do đó người dân nuôi cá lóc cần có nguồn giống
sớm, bắt đầu nuôi từ tháng 5 đến tháng 8 cá được 100g/con. Giai đoạn này cá ăn
mạnh dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn và nước lũ lớn thì hiệu quả nuôi sẽ
cao.................................................................................................................................. 15
4.3.2. Lý do nông dân áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ........ 16
4.3.4. Kỹ thuật nuôi............................................................................................... 17
4.3.4.1. Phương pháp cải tạo ao.........................................................................17
4.3.4.2. Phương pháp chuẩn bị vèo nuôi ..........................................................19
4.3.4.3. Cách đặt vèo và phương pháp cấp nước............................................... 20
4.3.4.4. Nguồn cá giống, mật độ thả và kích cỡ cá thả nuôi.............................21
4.3.4.5. Nguồn thức ăn .....................................................................................22
Do nguồn thức ăn không ổn định nên muốn dự trữ thức ăn lại cho cá lóc thì 56,67%
số người nuôi phải mua thức ăn cho cá ở chợ huyện (Bảng 9). Người nuôi cho rằng

khi mua cá mồi ở huyện thì giá tương đối rẻ hơn so với ở xã. Do thiếu phương tiện
vận chuyển và dự trữ, 40% nông dân còn lại phải mua thức ăn ở phạm vi xã (chủ
yếu là cua, ốc và cá tạp mà người dân trong xã khai thác được và bán lại cho những
người nuôi cá lóc ở địa phương). Nhưng lượng thức ăn này giá cả không ổn định và
bấp bênh nên chủ yếu là người dân phải mua cá mồi ở huyện nơi đây tập trung
nhiều trại vựa cá mồi lớn và ổn định. Nếu so sánh với xã Vĩnh Hội Đông của huyện
An Phú thì ngoài việc mua cá mồi ở phạm vi xã hoặc huyện thì người dân còn mua
cá ở phạm vi tỉnh nhiều hơn, do phải đi mua cá mồi xa nên làm tăng thêm chi phí
vận hành của người nuôi, thậm chí do điều kiện tự nhiên giáp với nước bạn
Campuchia nên một số nông dân ở đây còn sang Campuchia để mua cá mồi. Qua
điều này cho thấy nguồn cung cấp thức ăn ở xã Tân Trung tương đối thuận lợi hơn
so với nơi khác, người dân không phải đi xa để mua cá mồi, góp phần giảm chi phí
vận hành và tăng lợi nhuận sau mỗi vụ nuôi cá lóc trong vèo. ................................. 23
4.3.4.6. Phương pháp cho cá lóc ăn của người dân.......................................... 23
4.3.4.8. Quản lý dịch bệnh ................................................................................25
4.3.5. Các chỉ tiêu năng suất và sinh khối lúc thu hoạch của cá lóc trong mô hình
nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ 2004................................................................ 26
4.3.6. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ năm 2004
................................................................................................................................ 29
4.4. Đời sống của nông dân sau khi áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo.......33
4.5. Các yếu tố quyết định thành công của mô hình nuôi cá lóc trong vèo màu lũ
năm 2004....................................................................................................................35
4.6. Những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ
năm 2004....................................................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 40
v
5.1. Kết luận...............................................................................................................40
5.2. Đề nghị................................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................43
PHỤ CHƯƠNG............................................................................................................. 46

v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng số Tựa bảng Trang
Phụ chương 1: Phiếu phỏng vấn nông hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong vèo
trong mùa lũ năm 2004. pc-1.......................................................................................viii
Thành viên trong gia đình năm 2004 pc-1..................................................................viii
Thời vụ nuôi cá lóc pc-2...............................................................................................viii
Vụ cá lóc trong mùa lũ pc-3.........................................................................................viii
Nguồn cá giống. pc-4................................................................................................... viii
Thức ăn pc-4.................................................................................................................viii
Chi phí đầu tư pc-5.......................................................................................................viii
Tỉ lệ sống, năng suất pc-6............................................................................................ viii
Sinh khối lúc thu hoạch và thu nhập pc-6.................................................................. viii
Tín dụng pc-8................................................................................................................viii
Thu nhập từ các loại cây trồng, vật nuôi ………………………………..pc-9........ viii
Thu nhập khác trong nông hộ pc-11...........................................................................viii
Nguồn thông tin cho hoạt động nuôi cá lóc pc-12........................................................ix
Yếu tố quyết định thành công của mô hình. pc-13....................................................... ix
Phụ chương 2: Sổ theo dõi……………………………………………….....................ix
pc-14................................................................................................................................ix
Bảng 1: Tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình tại xã
nghiên cứu..................................................................................................................... 13
Bảng 2: Diện tích đất, thể tích vèo nuôi, và số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc trong
vèo của nông dân ở xã Tân Trung................................................................................14
Bảng 3: Nguồn thông tin cho hoạt động nuôi cá lóc...................................................15
Bảng 4: Thời gian thả, thời gian thu và những lý do thúc đẩy người dân áp dụng mô
hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ...................................................................... 15
Bảng 5: Nguồn vốn để thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong vèo của người dân ở xã
Tân Trung, Phú Tân, An Giang trong mùa lũ năm 2004........................................... 17
Bảng 6: Phương pháp cải tạo ao của nông dân nuôi cá lóc trong vèo tại xã Tân

Trung, Phú Tân, An Giang trong mùa lũ năm 2004................................................... 19
v
Bảng 7: Cách thức chuẩn bị vèo trước mỗi vụ nuôi của nông dân tại địa bàn nghiên
cứu..................................................................................................................................20
Bảng 9: Nguồn cá giống, loại thức ăn và nguồn thức ăn mà người dân ở xã Tân
Trung sử dụng để thực hiện mô hình trong mùa lũ năm 2004...................................22
Bảng 10: Phương pháp quản lý chất lượng nước ao.................................................. 25
Bảng 11: Phương pháp quản lý sức khỏe cá lóc nuôi của người dân tại địa bàn
nghiên cứu ................................................................................................................... 26
Bảng 12: Các chỉ tiêu năng suất, sinh khối lúc thu hoạch, hệ số tiêu tốn thức ăn, giá
bán và giá thành sản xuất của cá lóc trong mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa
lũ 2004............................................................................................................................28
Bảng 13: Hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc trong vèo mùa lũ 2004 ..................................29
Bảng 14: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ có lãi và thua lỗ tại địa bàn
nghiên cứu trong mùa lũ năm 2004............................................................................. 32
Bảng 15: Sự thay đổi đời sống của nông dân và yếu tố quyết định sự thành công khi
áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo........................................................................ 34
Bảng 16: Những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ
năm 2004 tại xã Tân Trung, Phú Tân, An Giang........................................................38
PHỤ CHƯƠNG……………………………………………...……………....pc-1
Phụ chương 1: Phiếu phỏng vấn nông hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc
trong vèo trong mùa lũ năm 2004................................................................. pc-1
Thành viên trong gia đình năm 2004................................................................pc-1
Thời vụ nuôi cá lóc........................................................................................... pc-2
Vụ cá lóc trong mùa lũ......................................................................................pc-3
Nguồn cá giống.................................................................................................pc-4
Thức ăn............................................................................................................. pc-4
Chi phí đầu tư................................................................................................... pc-5
Tỉ lệ sống, năng suất......................................................................................... pc-6
Sinh khối lúc thu hoạch và thu nhập.................................................................pc-6

Tín dụng............................................................................................................pc-8
Thu nhập từ các loại cây trồng, vật nuôi ....... ………………………………..pc-9
Thu nhập khác trong nông hộ......................................................................... pc-11
Nguồn thông tin cho hoạt động nuôi cá lóc....................................................pc-12
Yếu tố quyết định thành công của mô hình.................................................... pc-13
v
Phụ chương 2: Sổ theo dõi……………………………………………… pc-14
DANH SÁCH HÌNH
Hình
số
Tựa hình Trang
Hình 4.1: Vị trí địa lý của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.........................................12
Hình 4.2. Mật độ và kích cỡ cá thả nuôi của người dân............................................. 22
i

Chương 1 GIỚI THIỆU
An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn của Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) hằng năm lượng nước lũ tràn về đây rất sớm và trùng với thời
gian thu hoạch xong lúa hè thu. Trong các tháng tiếp theo của mùa lũ, thu nhập
và đời sống của người dân không cao và tương đối bấp bênh do chủ yếu dựa vào
nghề đánh bắt thủy sản như giăng câu, giăng lưới, bắt ốc... (Trung Liêm, 2004).
Trước tình hình đó, Phòng Nông Nghiệp và Xây Dựng huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang đã khuyến khích phát triển nhiều mô hình sản xuất trong mùa lũ nhằm tận
dụng nguồn lao động nhàn rỗi và diện tích mặt nước để nâng cao thu nhập cho
người dân, trong đó có mô hình trồng ấu, rau nhút và nuôi trồng thủy sản (Phòng
Xây dựng và Phát triển Nông thôn huyện Phú Tân - tỉnh An Giang, 2003).
Tân Trung là một xã có diện tích tự nhiên khoảng 790 ha gồm 2406 hộ,
hoạt động chính của người dân trong xã là sản xuất nông nghiệp và đa số có mức
sống trung bình. Trong mùa lũ, nuôi cá lóc trong vèo là mô hình sản xuất điển
hình của xã từ năm 2002 đến nay và toàn xã có đến 105 hộ nuôi (UBND xã Tân

Trung, 2004). Đây là một hình thức nuôi cá khá đơn giản và tận dụng tốt nguồn
thức ăn tự nhiên rẻ tiền như: cá tạp, cua, ốc bươu vàng…nhưng mang lại hiệu
quả kinh tế cao (Tuấn Khanh, 2004). Tuy nhiên ngoài những thành công trước
mắt, mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế khi mà mức độ thâm canh ngày càng
cao, giá cả thị trường bấp bênh, kỹ thuật nuôi chưa thích hợp, ... (Phòng Xây
dựng và Phát triển Nông thôn huyện Phú Tân-tỉnh An Giang, 2003).
Do đó để khảo sát hiện trạng nuôi cá lóc trong vèo, tìm hiểu những khó
khăn trở ngại của nông dân và đánh giá được hiệu quả kinh tế của hình thức nuôi
này, chúng tôi đã tiến hành tổng kết và theo dõi mô hình này trong mùa nước lũ
năm 2004 nhằm giúp người dân có thể duy trì và thực hiện mô hình này một
cách có hiệu quả hơn mỗi khi lũ về.
1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Sự phân loại và phân bố của cá lóc
2.1.1. Phân loại
Cá lóc thuộc
Bộ cá Vược: Perciformes
Họ: Ophicephalidae
Giống: Ophicephalus Bloch
Loài: Ophicephalus striatus Bloch, 1972
2.1.2. Sự phân bố của cá lóc
Cá lóc sống ở nước ngọt, có thể sống được ở nước lợ với nồng độ muối
nhỏ hơn 15 phần ngàn, chúng sống ở sông suối, ao đìa và đồng ruộng. Vùng
phân bố rộng từ Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến
Điện, Ấn Độ, Philippin (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngoài bốn loài cá lóc đã được phát hiện
từ lâu là: cá lóc thường (Ophicephalus striatus Bloch, 1972), cá lóc bông
(Ophicephalus micropeltes Cuvier và Valenciennes), cá chành dục
(Ophicephalus gachua Hanmilton) và cá dày (Ophicephalus lucius Cuvier và
Valenciennes) thì còn có cá lóc môi trề (Channa sp), nó được tìm ra ở tỉnh Đồng

Tháp và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vào năm 1997. Loài cá này có tốc độ
tăng trưởng rất nhanh nên người dân rất thích nuôi. Hiện nay cá lóc môi trề được
nuôi nhiều hơn cả cá lóc thường và cá lóc bông và có sinh khối lúc thu hoạch
nuôi nhiều nhất trong các loài cá lóc. Một số nơi còn nuôi cá lai giữa cá lóc
thường và cá lóc môi trề (Phạm Văn Khánh; Lý Thị Thanh Loan, 2004).
2
2.2. Một số đặc điểm của cá lóc
2.2.1. Đặc điểm hình thái
Cá lóc có đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, miệng to,
hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng đứng kể từ bờ sau của
mắt. Răng bén nhọn, cá không có râu, mắt lớn, lỗ mang lớn. Thân dài, hình trụ,
tròn ở phần trước và dẹp bên ở phần sau. Vảy lược lớn, phủ khắp thân và đầu.
Đường bên hoàn toàn gãy khúc ở hai nơi khoảng vảy 15-20 và thụt xuống 2 hàng
vảy, phần sau của đường bên chạy liên tục khoảng giữa thân (Trương Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cũng theo tác giả trên lúc cá sống có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở
phần lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Ở cá nhỏ hai bên
hông có từ 10-14 sọc đen lợt vắt xéo ngang thân, các sọc này lợt dần và mất hẳn
ở cá lớn. Vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi có các đốm đen vắt ngang qua các tia vi.
2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lóc là loài cá dữ, phàm ăn (miệng rộng, răng sắc), có tính ăn rộng, cỡ
cá dài 3 cm ăn giáp xác, ấu trùng…Cỡ cá dài 3-8 cm ăn ấu trùng côn trùng, tôm
non, nòng nọc, các loại cá nhỏ khác, thân dài hơn 20 cm ăn cá tạp, ếch, … (Ngô
Trọng Lư; Thái Bá Hồ, 2003). Ngoài ra cá lóc có thể ăn được thức ăn chế biến
(Đại học An Giang, 2003; Huỳnh Thu Hòa, 2004).
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng
Giai đoạn nhỏ, cá lóc chủ yếu tăng trưởng về chiều dài, cá càng lớn thì
sự tăng trọng ngày càng nhanh. Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ
thuộc vào điều kiện thức ăn sẵn có trong thuỷ vực. Trong điều kiện nuôi có thức
ăn và chăm sóc tốt cá có thể lớn từ 0,5 đến 0,8 kg/năm, đạt tỷ lệ sống cao và ổn

định (Phạm Văn Khánh, 2000). Sau 1 năm tuổi, thân cá lóc dài 38,5-40 cm, nặng
625-1.395 g, cá 3 tuổi thân dài 45-59 cm, nặng 1.467-2.031 g , con đực và con
cái chênh lệch lớn về trọng lượng (Minh Dung, 2004).
3
2.2.4. Đặc điểm sinh sản
Cá lóc từ 1-2 tuổi bắt đầu sinh sản, có thể đẻ đến 5 lần/năm. Trong tự
nhiên cá đẻ ở nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, đẻ vào sáng sớm
sau mỗi trận mưa rào 1-2 ngày. Trước lúc đẻ cá làm tổ hình tròn đường kính
khoảng 40-50 cm. Ở nhiệt độ 25-30°C sau ba ngày nở thành con (Ngô Trọng Lư,
2003).
2.3. Phương pháp nuôi cá lóc thịt
Cá lóc là đối tượng nuôi rất được người dân ưa chuộng, thịt trắng, ngon,
có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời có giá trị xuất khẩu (Trích trong Nguyễn Văn
Triều và ctv, 1999). Ở Việt Nam thì ĐBSCL là nơi nuôi cá lóc nhiều nhất dựa
trên nguồn thức ăn tự nhiên phong phú và giá rẻ (Dương Tấn Lộc, 2001).
Phương pháp nuôi cá lóc khá là phong phú như nuôi trong lung đìa, rừng, ruộng
lúa, ao đất, lồng bè, vèo, ...
2.3.1. Nuôi trong ao đất
Ao nuôi có diện tích trung bình từ 400-500 m
2
, độ sâu nước 2,5-3 m. Bờ
ao phải chắc và cao, có cống cấp và thoát nước. Mật độ nuôi dao động từ 15-50
con/m
2
(Dương Tấn Lộc, 2001; Phạm Văn Khánh; Lý Thị Thanh Loan, 2004) và
có thể thả ghép thêm một số loài cá khác nhằm tận dụng thức ăn dư thừa như trê
vàng lai, rô đồng. Thức ăn cho cá là tép, cá tạp, cá biển, cua, ốc, … Trong 4
tháng đầu thức ăn được xay nhuyễn và trộn thêm chất kết dính, vitamin C, và
đưa xuống sàng ăn. Từ tháng thứ 5 trở đi cho cá ăn thức ăn được bằm nhỏ. Hằng
ngày bơm bổ sung nước mới cho ao, cứ 5-10 ngày thay nước mới một lần từ

1/3-1/2 thể tích ao. Sau thời gian nuôi từ 6-8 tháng, cá có thể đạt kích cỡ trung
bình 0,7-0,8 kg/con. Cá được thu hoạch một lần bằng lưới kéo. Năng suất cá lóc
nuôi ở ĐBSCL trong các năm 2002-2003 có thể đạt từ 300-400 tấn/ha một vụ
nuôi (Phạm Văn Khánh; Lý Thị Thanh Loan, 2004).
4
Tuy nhiên, với phương pháp nuôi cá lóc trong ao đất (cá lóc là đối tượng
nuôi chính) thì cá chậm lớn, kích cỡ cá lúc thu hoạch không đồng đều, tốn nhiều
công lao động trong khâu thu hoạch và tỷ lệ hao hụt khá cao sau khi thu hoạch
do cá bị ngạt sình. Ngoài ra chi phí thay nước khá lớn trong mỗi vụ nuôi.
2.3.2. Nuôi cá lóc kết hợp trong ruộng lúa
Diện tích vuông ruộng nuôi cá lóc từ 0,5-3 ha, phải có mương và bờ bao
xung quanh. Chiều dài mương bằng chiều dài bờ bao, rộng 1,5-2m, sâu 0,8-1m.
Phải có hệ thống cống bọng cấp thoát nước khi cần thiết. Mật độ thả nuôi là
0,5-1 con/m
2
và thời gian nuôi khoảng 6-7 tháng. Trong mô hình này để chủ
động được nguồn thức ăn cho cá lóc người ta thường thả nuôi kết hợp một số
loài cá khác như: cá mè vinh để nâng cao năng suất của ruộng nuôi. Việc cho cá
ăn có thể là nguồn cá tạp tự nhiên trong mùa lũ, hay có thể bổ sung thêm thức ăn
chế biến (Dương Tấn Lộc, 2001; Đại học An Giang, 2003).
Nhìn chung cách nuôi này đòi hỏi phải có diện tích đất ruộng khá lớn,
tốn kém chi phí thiết kế vuông ruộng và khâu thu hoạch, khó quản lý và chăm
sóc cá nuôi, cá chậm lớn.
2.3.3. Nuôi cá lóc ở rừng
Hai lâm trường Mùa Xuân, Phương Ninh ở Cần Thơ trước đây có
khoảng 1000 đìa nhử cá tự nhiên, nay đưa diện tích rừng vào nuôi cá gần 4000
ha. Rừng U Minh, khu Tràm Chim, các rừng nước ngọt, sông cụt, nước kém lưu
thông là nơi nuôi và dưỡng cá lóc tự nhiên. Nơi đây có điều kiện sống thích hợp
cho cá lóc, thức ăn tự nhiên rất phong phú có ở tại chỗ. Có thể nuôi cá 2-3 năm,
cá đạt vài kg mỗi con (Dương Tấn Lộc, 2001).

Rừng có thể kết hợp nuôi cá lóc là rừng có nhiều lung bào trũng, cây
thưa vừa phải hoặc đất có khoảng trống và cây dày đặc, có nơi ngập từ 0,3 m trở
lên trong suốt thời gian 5-7 tháng hay quanh năm. Diện tích rừng từ 5-500 ha có
thể thiết kế cho một vuông nuôi. Cỡ cá giống thả có chiều dài thân từ 8-10 cm và
5
mật độ thả từ 0,5-1 con/m
2
măt nước. Nguồn thức ăn của cá lóc chủ yếu có từ tự
nhiên như: cá sặc bướm, cá rô đồng, cá nhỏ, tép, ốc, nhái, cào cào, động vật phù
du, ấu trùng muỗi…Để tăng sinh khối lúc thu hoạch cá lóc, người nuôi phải nuôi
thêm cá sặc bướm, cá rô đồng,… Thu hoạch cá thường dùng lưới chụp đìa và
mỗi năm đìa có thể chụp cá 2-3 lần.
Nhìn chung với cách nuôi này có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên
sẵn có nhưng thời gian nuôi cá lóc rất dài, tỷ lệ hao hụt cao, năng suất cá không
ổn định, diện tích nuôi quá rộng nên gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý, dễ
xảy ra nạn trộm cắp và phòng chống rái cá ăn thịt cá lóc nuôi.
2.3.4. Nuôi trong lồng bè
Năng suất và khả năng mắc bệnh của cá lóc nuôi trong bè phụ thuộc rất
lớn vào vị trí đặt bè. Bè nuôi nên đặt ở những nơi có chất lượng nước tốt, không
bị ô nhiễm, có mực nước sâu, giao thông thuận tiện, đồng thời gần nơi tiêu thụ
sản phẩm. Kích cỡ bè nuôi dao động từ 4 m x 3,5 m x 2,5 m. Cỡ cá thả từ 10-15
g/con, mật độ thả trung bình là 120-130 con/m
3
(Đại học An Giang, 2003). Thức
ăn là cá linh băm nhỏ, phế phẩm ở các chợ như đầu cá, ruột cá,… xay nhuyễn
đặt lên tấm vĩ bằng tre cho cá lóc ăn. Thường sau 3 tháng nuôi cá đạt trọng
lượng 1,2 kg/con (Ngô Trọng Lư, 2003).
Ưu điểm của phương pháp này là cá lớn nhanh nhưng nhược điểm là tốn
kém chi phí ban đầu cho việc đóng bè, tốn nhiều dây, cột để neo bè, không an
toàn lắm nếu nuôi cá lóc trong mùa lũ, phải chọn lựa vị trí đặt bè thích hợp.

Ngoài ra khâu phòng trị bệnh cho cá khó khăn do không quản lý được nguồn
nước.
2.3.5. Nuôi cá lóc trong vèo (mùng lưới)
Hằng năm khi lũ về với nguồn nước dồi dào nên thức ăn tự nhiên rất đa
dạng như các loài phiêu sinh vật, động vật đáy..., thành phần chủng loài tôm, cá,
cua, ốc cũng rất phong phú góp phần làm tăng sinh khối lúc thu hoạch khai thác
6
thủy sản nuôi và thủy sản tự nhiên trong vùng (Dương Nhựt Long, 2004). Bên
cạnh đó nghề nuôi cá lóc trong vèo cũng phát triển nhanh từ những năm 2002
đến nay ở các huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang, Đồng Tháp (Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 2003; Dương Nhựt Long, 2004). Người
dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến việc dùng lưới thưa để tiện việc quản lý, dễ quan sát
khi cho cá ăn và giảm chi phí khi thu hoạch. Mùa nước năm 2003, ở An Giang
mô hình này phát triển mạnh với số lượng gần 1500 cái (thể tích nuôi đạt trên
35.000 m
3
) có 1.182 hộ tham gia, giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.421
lao động, lãi thu được trung bình từ 2 triệu-4 triệu đồng/8-10 m
2
(Nguyễn Văn
Phương, 2003).
Vèo nuôi được đặt trong ao là tốt nhất với kích thước vèo là
5 m x 3 m x 2 m, nuôi khoảng 3.000-5.000 con. Mặt dưới của vèo cách đáy ao là
0,5 m. Thức ăn là những loài cá tạp, cua, ốc. Khi cá lớn cho ăn nguyên con hoặc
xay nhuyễn. Ngày cho cá ăn 2-3 lần. Việc nuôi cá lóc trong vèo có thể giảm chi
phí đầu tư ban đầu và dễ áp dụng cho những nông dân nghèo, ít đất. Ngoài ra
vèo nuôi ít bị phụ thuộc bởi mực nước lũ, nước dâng lên đến đâu có thể nâng vèo
lên đến đó. Tận dụng khoảng không còn lại trong hầm để thả nuôi các loài cá
khác mà không cần cho ăn. Vừa làm giảm ô nhiễm môi trường nước vừa hạn chế
được dịch bệnh vừa tăng thu nhập.

Nhìn chung đây là một mô hình nuôi tuy mới nhưng đã mang lại không
ít điều lợi cho người dân như tạo thu nhập và lợi tức và tận dụng công lao động
nhàn rỗi trong mùa lũ. Theo Nguyễn Văn Dính (2004) thì nuôi cá lóc trong
mùng lưới là giải pháp xóa đói giảm nghèo nhanh nhất đối với nông dân vì có
thể nuôi đến 200 con trong 1m
3
nước mà vẫn có lời, không tốn chi phí đào hầm,
ít hao hụt.
Tuy nhiên hình thức nuôi này rất còn mới nên gặp không ít khó khăn
trong khâu quản lý chất lượng nước, kỹ thuật nuôi, nguồn thức ăn và giá cá thịt
trên thị trường. Mặt khác, ảnh hưởng của phương pháp nuôi này lên môi trường
7
xung quanh cũng chưa được đánh giá như: chất lượng nước, nguồn lợi tự
nhiên…
8
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu
- Địa điểm xã Tân Trung huyện Phú Tân.
- Thời gian thực hiện từ tháng 9/2004 đến tháng 4/2005.
- Dùng xe gắn máy để đi lại.
- Phiếu phỏng vấn (phụ chương 1)
- Sổ ghi chép (phụ chương 2)
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thể thức thống kê
Phỏng vấn điều tra nông hộ và chọn mẫu điều tra theo chủ đích.
3.2.2 Phương pháp tiến hành
- Theo dõi một số hộ nông dân tiêu biểu đang nuôi cá lóc trong mùa lũ.
- Phỏng vấn nông hộ: thành phần nông hộ gồm có khá (giàu), trung bình và
nghèo đang nuôi cá lóc trong mùa lũ.
3.2.2.1. Theo dõi mô hình nuôi cá lóc trong vèo

Chọn 3 nông dân đang nuôi cá lóc trong vèo điển hình của xã (danh sách
do cán bộ địa phương cung cấp). Định kỳ theo dõi một tuần/1 lần.
3.2.2.2. Tổng kết mô hình nuôi cá lóc trong vèo
- Tiếp xúc trực tiếp với địa phương để thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của xã trong thời
gian qua.
- Chọn 30 hộ nông dân đang nuôi cá lóc trong vèo để tham gia vào cuộc
phỏng vấn theo mẫu soạn sẵn (ở phụ chương 1).
- Tổng hợp và xử lý các số liệu đã thu thập được.
9
3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi
3.2.3.1. Theo dõi 3 nông dân đang nuôi cá lóc trong vèo với những chỉ tiêu cụ
thể như sau
Về kỹ thuật nuôi
Thời vụ nuôi, cách thức họ chuẩn bị ao, vèo trước mỗi vụ nuôi, cách
chọn vị trí để đặt vèo trong ao, thời gian mà họ thả cá giống, cách quản lý chất
lượng nước cũng như phương pháp phát hiện và phòng trị bệnh trên cá lóc nuôi
trong vèo của họ.
Hiệu quả kinh tế của mô hình
- Về chi phí cố định gồm có: đào ao, sên vét ao, vèo cá, vợt, dây, sàng ăn,
máy xay thức ăn, hệ thống ống dẫn, máy bơm nước, thùng chứa thức ăn và một
số chi phí khác phát sinh trong quá trình nuôi. Kết quả của chi phí cố định được
tính toán sau khi trừ ra chi phí khấu hao hằng năm hay vụ (Phụ chương 4).
- Về chi phí vận hành gồm có: vôi bột, cá giống, vitamin- premix, thuốc
phòng và trị bệnh, thức ăn, xăng, dầu, điện, lao động thuê, lao động gia đình, và
một số chi phí khác….
Những khó khăn trở ngại và cách giải quyết khó khăn
 Chất lượng nước,
 Giá cả thức ăn,
 Kỹ thuật nuôi,

 Khâu phòng trị bệnh cho cá lóc
 Vốn để thực hiện mô hình một cách có hiệu quả.
Yếu tố quyết định sự thành công của mô hình
Xét trong quá trình thực hiện mô hình này thì trong một số yếu tố mà
chúng tôi đã dự kiến như: vốn sản xuất để mua thức ăn và tự sản xuất giống, thị
trường đầu ra, chất lượng nước, cá giống tốt, thức ăn tốt, mức lũ, kỹ thuật nuôi,
chính sách của chính quyền địa phương thì yếu tố nào quan trọng nhất quyết
định sự thành công của mô hình.
1
3.2.3.2. Tổng kết mô hình nuôi cá lóc trong vèo
Thông tin định tính
- Đặc điểm nông hộ: tìm hiểu về độ tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ và
các thành viên trong gia đình, kinh nghiệm mà họ thực hiện mô hình.
- Các điều kiện cần thiết để thực hiện mô hình có hiệu quả cao
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm, nơi bán sản phẩm, giá cẩn phẩm,loại người
mua sản phẩm của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
- Khả năng kết hợp với những mô hình canh tác khác: nuôi kết hợp một số
loài cá khác ngoài vèo.
Thông tin định lượng
- Kỹ thuật nuôi tương tự như trên
- Các số liệu kinh tế như chi phí đầu vào và đầu ra của sản phẩm
- Năng suất (cách tính theo phụ chương 3)
3.3. Phân tích thống kê:
- Tổng hợp và phân tích các số liệu đã thu thập được
- Dùng phần mềm EXCEL 5.0 để phân tích và xử lý các số liệu đã thu
thập.
1
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
Nằm dọc sông Tiền, hằng năm lượng nước lũ đổ về Phú Tân tương đối

lớn. Trong khi Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Hưng là những xã sản xuất lúa nếp nổi
tiếng của huyện thì Tân Trung lại có điều kiện tự nhiên khác khá đặc thù. Là
một xã mới thành lập được tách ra từ xã Tân Hòa (tháng 12 năm 2003) với lợi
thế vùng đất ngập sâu và thời gian ngập nước kéo dài; diện tích tự nhiên khoảng
790 ha gồm 2406 hộ, hoạt động chính của người dân trong xã là sản xuất nông
nghiệp. Toàn xã có 5 ấp mỗi ấp đều có thế mạnh riêng của mình: ấp Tân Thành
và Trung II trồng màu, ấp Mỹ Hóa trồng lúa một vụ; ấp Vàm Nao trồng lúa 2 vụ.
Tận dụng lợi thế đó của mình vào mùa nước nổi nơi đây thực hiện nhiều mô hình
nuôi trồng thuỷ sản như: trồng ấu, rau nhút. Đặc biệt là nuôi cá lóc, toàn xã có
158 hộ nuôi trong đó có 105 hộ nuôi cá lóc trong vèo.

Hình 4.1: Vị trí địa lý của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
1
4.2. Thông tin nông hộ
4.2.1. Nguồn nhân lực
Kết quả phỏng vấn về thông tin nông hộ được trình bày ở bảng 1. Chủ
hộ của các mô hình nuôi cá lóc trong vèo có độ tuổi trung bình nằm trong
khoảng 18 đến hơn 60 tuổi, trong đó độ tuổi từ 18-60 chiếm tỷ lệ cao nhất
(75,86%) và còn lại là trên 60 tuổi (24,13%). Độ tuổi của các thành viên trong
gia đình dao động từ nhỏ hơn 18 đến cao hơn 60 tuổi và đa phần (67%) đều nằm
trong độ tuổi lao động chính (18-60 tuổi). Ngoài ra, số người trên nông hộ từ nhỏ
hơn hoặc bằng 5 chiếm đến 86,7% và từ 6-8 người chiếm 10,3%. Điều này cho
thấy tại địa bàn nghiên cứu các hộ nuôi cá lóc trong vèo có số người nằm trong
độ tuổi lao động chính nhiều, cho thấy nguồn nhân lực để thực hiện mô hình này
rất dồi dào.
Đa phần chủ hộ nuôi cá lóc trong vèo có trình độ văn hóa tương đối thấp
trong đó 3% mù chữ, 55% học cấp I, 38% học cấp II và 3% học cấp III. Tương
tự, các thành viên trong gia đình cũng có trình độ học vấn thấp 64% học cấp I,
30% học cấp II và 6% học cấp III. Kết quả này cho thấy trình độ học vấn thấp
của nông dân đã phần nào hạn chế trong việc tiếp nhận các tiến bộ về kỹ thuật

nuôi cá. Nông dân chủ yếu nuôi cá lóc theo tập quán, học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau và vừa học vừa rút kinh nghiệm (Phòng Xây dựng và phát triển nông thôn
huyện Phú Tân - tỉnh An Giang, 2003; Phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn
huyện An Phú, 2004; Phòng Xây dựng và phát triển nông thôn huyện Châu Phú
2003a).
1
Bảng 1: Tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình
tại xã nghiên cứu
4.2.2. Đất đai
Khi phỏng vấn các hộ nuôi cá lóc trong vèo, phần trăm số hộ có đất canh
tác lúa là 43,33 %, còn lại là các hộ chỉ có diện tích đất vừa đủ để ở và nuôi cá,
chiếm 56,67%. Diện tích đất trung bình của các hộ canh tác lúa là 4.100 m
2
và ao
nuôi cá là 884 m
2
(Bảng 2). Kết quả này cho thấy, mô hình nuôi cá lóc trong vèo
trong mùa lũ đòi hỏi diện tích đất không lớn và rất thích hợp cho các hộ ít đất
sản xuất, đặc biệt là các hộ nghèo.
4.2.3. Kinh nghiệm và số thể tích vèo nuôi cá lóc
Thể tích vèo nuôi cá ở huyện Phú Tân khá cao, trung bình là 87,03
m
3
/hộ (Bảng 2). Đa phần người dân trong xã có số năm kinh nghiệm nuôi cá
trong vèo tương đối cao, qua tổng số hộ điều tra thì trung bình các hộ đã thực
hiện mô hình này khoảng 5,34 năm, người nuôi cá lâu nhất là 12 năm và người
nuôi ít nhất cũng được 2 năm. Đây cũng là một trong những thế mạnh của người
1
Diễn giải
Chủ hộ Thành viên gia đình

Số người Phần trăm (%) Số người Phần trăm (%)
Nhóm tuổi
18 Tuổi
18-60 Tuổi
>60 Tuổi
Trình độ văn hóa
Mù chữ
Cấp I
Cấp II
Cấp III
0
22
7
1
16
11
1
0
75,86
24,13
3,45
55,17
37,93
3,45
26
63
5
0
56
26

5
27,66
67,02
5,32
0
64,37
29,89
5,74
dân nuôi cá lóc tại địa bàn nghiên cứu, nếu so với các huyện khác thì số năm
kinh nghiệm nuôi cá lóc trong vèo của nông dân ở Phú Tân nhiều hơn so với ở
huyện Châu Phú là 2,17 năm (Cao Quốc Nam và ctv, 2005).
Bảng 2: Diện tích đất, thể tích vèo nuôi, và số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc
trong vèo của nông dân ở xã Tân Trung

Khi phỏng vấn về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động nuôi cá lóc
trong vèo, thì nông dân ở vùng nghiên cứu cho rằng nguồn thông tin trên thường
xuyên được tiếp cận chủ yếu từ các nguồn: chương trình truyền hình (tivi),
chiếm tỷ lệ 26%, tiếp theo là đài phát thanh (radio) chiếm tỷ lệ 20% và giữa các
nông dân nuôi cá lóc (18%). Ngoài ra, họ còn tiếp nhận những thông tin từ nhiều
nguồn khác nữa như: sách báo, bà con thân thuộc, cán bộ kỹ thuật viên của
huyện hoặc xã (Bảng 4.3). Điều này cho thấy người dân tại địa bàn nghiên cứu
rất quan tâm đến những tiến bộ về kỹ thuật nuôi cá và thông tin phục vụ cho nuôi
cá lóc rất đa dạng. Tuy nhiên các nguồn thông tin trên còn mang tính chấp giá, bị
động và chưa được sắp xếp, hệ thống hóa hoàn chỉnh. Để phục vụ tốt hơn, thiết
nghĩ cần phải có một hình thức tiếp nhận và chuyển giao thông tin giữa người
nuôi cá và cơ quan khoa học cũng như thị trường,... dễ dàng hơn như các mô
hình câu lạc bộ khuyến nông, hợp tác xã kiểu mới,...
1
Diễn giải Trung bình Thấp nhất Cao nhất
Diện tích ruộng (m

2
)
Diện tích ao (m
2
)
Thể tích vèo nuôi (m
3
/hộ)
Số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc trong
vèo (năm)
4100
884,03
89,41
5,34
0
100
18
2
20000
4500
270
12

×