Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ung thư lây qua đường truyền máu? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.89 KB, 4 trang )



Ung thư lây qua đường
truyền máu?

Chúng ta đều biết truyền máu có thể làm lây lan rất
nhiều bệnh nguy hiểm như HIV, viêm gan… Trong khi
đó, hiện tượng di căn trong ung thư được giải thích là do
các tế bào ác tính theo máu và các dịch lỏng di chuyển và
bị mắc lại

Vậy nếu người cho máu đang ở giai đoạn chưa phát hiện
được thì liệu có thể gây nguy nguy hiểm cho người nhận máu
không?

Trước hết, với nhiều thiết bị kiểm tra máu hiện đại ngày nay,
các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra những bệnh truyền
nhiễm qua đường máu. Do đó lượng máu được cho được bảo
đảm gần như tuyệt đối với các bệnh này.

Riêng với bệnh ung thư, theo cơ chế, khi một tế bào ung thư
khuếch tán tại một vùng cơ thể chưa chưa bị nhiễm tế bào
ung thư, tế bào này sẽ sinh sôi: đó chính là tế bào di căn.
Vậy, những tế bào ung thư chưa được phát hiện liệu có thể
sinh sôi trong cơ thể người được truyền máu?

Dựa trên dữ kiện hiến tặng máu của rất nhiều người bị ung
thư ở thời điểm chưa phát hiện, các nhà khoa học Pháp đã
theo dõi những người nhận máu của những người này trong
vòng 5 năm - thời gian mà bệnh ung thư có thể phác tác nếu
người nhận máu bị nhiễm bệnh qua đường truyền máu.



Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người nhận máu của
những người bị ung thư chưa được phát hiện không bị lây
căn bệnh này qua đường truyền máu, ngay cả những loại ung
thư như phổi, gan, xương… Kết quả xét nghiệm cho thấy
những người này âm tính với các bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Pháp khẳng định: “Nếu nhận máu từ một
người mắc ung thư ở giai đoạn chưa phát hiện được thì người
được cho cũng không có nugy cơ bị mắc bệnh từ người cho
máu”.

×