Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.35 KB, 5 trang )
Bệnh viêm gan A lây qua đường ăn uống
Do virus viêm gan A lây qua đường ăn uống nên bệnh này rất dễ lan
tràn. Nhân viên y tế, khách du lịch, cô bảo mẫu... là những người dễ mắc
nhất. Triệu chứng khởi phát giống cảm cúm nên dễ bị bỏ qua.
Bệnh viêm gan A được biết đến từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Danh y
Hyppocrate đã mô tả bệnh này với tên gọi là “bệnh vàng da truyền nhiễm”. Đến
năm 1947, bệnh được đặt tên là viêm gan A để phân biệt với viêm gan B, một
bệnh viêm gan virus lây qua đường máu.
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lưu hành khắp trên thế giới,
nhất là ở các nước nghèo. Ở Đông Nam Á, bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên.
Một nghiên cứu tại Indonesia cho biết, có những vùng, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan
A (HAV) ở trẻ em dưới 4 tuổi lên đến 90-100%.
Tại Việt Nam, cũng một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm HAV ở trẻ em
Tân Châu (An Giang) là 97%. Tại các bệnh viện, HAV là nguyên nhân của
khoảng 30-50% số trường hợp viêm gan cấp.
Viêm gan A lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn và
nước uống bị nhiễm virus. Virus HAV được đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ
bệnh (kéo dài hàng tuần, cho tới khi lui bệnh). Bởi vậy, ăn uống mất vệ sinh là
điều kiện thuận lợi cho viêm gan A. Nhân viên y tế, khách du lịch, cô bảo mẫu... là
những đối tượng có nguy cơ cao. Nhiễm khuẩn thức ăn, nguồn nước là nguy cơ
gây ra những vụ dịch lớn nhỏ hiện nay.
Viêm gan A cũng có thể lây qua truyền máu, tuy nhiên khả năng lây theo
phương thức này là rất hy hữu.
Biểu hiện của bệnh
Viêm gan cấp tính: Sau một thời gian ủ bệnh, trung bình là 30 ngày, bệnh
khởi phát đột ngột bằng các dấu hiệu giống như cảm cúm: sốt, ho, đau mỏi cơ,