Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Điểm danh một số trường phái hội họa tiêu biểu Châu Âu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 16 trang )




Điểm danh một số trường phái hội họa tiêu
biểu Châu Âu

Hội họa đã xuất hiện từ rất lâu, từ khi chữ viết của con người còn chưa xuất hiện,
từ lịch sử mỹ thuật ta có thể đưa ra kết luận: hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt
ý tưởng bằng các tác phẩm sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của
họa sỹ. Trong hội họa, thuật ngữ “trường phái” dùng để chỉ một phong cách, trong
đó phân loại một nhóm các họa sỹ có chung những kỹ thuật và phương pháp thể
hiện.
Các trường phái hội họa ở trên thế giới là vô cùng nhiều, các trường phái xuất hiện
ở bất cứ quốc gia nào, và ở bất cứ khoảng thời gian nào. Vẫn đề chỉ là tính đại
chúng – được nhiều người biết đến hay không mà thôi.
Nhắc đến các trường phái hội họa, chúng ta hay nghĩ ngay đến những thuật ngữ :
“Trừu tượng” “Lập thể” “Ấn tượng” … Đó là các trường phái lớn (bắt nguồn từ
Châu Âu) có tầm ảnh hưởng quốc tế, và dần trở thành quy chuẩn cho mỹ thuật thế
giới.
Các trường phái hội họa phương Tây đều có tính lịch sử, một trường phái ra đời do
phản ứng lại những hạn chế của trường phái trước đó và đến lượt nó lại tạo cơ hội
cho một trường phái mới phát triển.
1 Trường phái Tân cổ điển (cuốiTK XVIII – đầu TK XIX)
2 Trường phái lãng mạn (TK XIX)
3 Trường phái hiện thực (1849 – 1874)
4 Trường phái ấn tượng (1874- 1886)
5 Trường phái hậu ấn tượng (1886- 1910)
6 Trường phái Dã thú (1905-1909)
7 Trường phái biểu hiện (1906-1919)
8 Trường phái lập thể (1909-1926)
9 Trường phái tương lai (1909-1918)


10 Trường phái Dada (1916-1922)
11Trường phái siêu thực (1924-1938)
12 Trường phái trừu tượng (những năm 1940)
13 Trường phái Kinetic Art (1950′s-1960′s)
14 Trường phái Pop Art (1961-1968)
15 Trường phái Op Art (1964-1967)
16 Trường phái Minimalism (1966-1970)
17 Trường phái nghệ thuật nhận thức- Conceptual Art (1960′s and 70′s)
….
Đôi nét về một vài trường phái :
Trường phái ấn tượng

Bức tranh sơn dầu Village on the Banks of the Seine của Alfred Sisley

Trường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó là chất xúc tác, là nơi xuất
phát và là chủ đề của trường phái ấn tượng. Trong thập niên 1850, Paris vẫn còn là
một thành phố thời Trung cổ với những con đường quanh co, nhỏ hẹp, thiếu vệ
sinh và thiếu cả ánh sáng. Vào khoảng thập niên 1870, thời hoàng kim của trường
phái ấn tượng, thành phố cũ già nua này đã bị phá bỏ thành bình địa để từ đó xây
dựng lại một thủ đô với những đại lộ dài, với hàng dãy tiệm cà phê, nhà hàng, và
nhà hát.
Những bức tranh sơn dầu thuộc trường phái ấn tượng được vẽ bằng những nét cọ
có thể nhìn thấy được, sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau và nhấn
mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh.
Hai ý tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: Bức tranh được vẽ rất nhanh với
mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung cảnh.Tiếp theo sau là
thể hiện một cái nhìn mới,nhanh và không định kiến; khác với trường phái hiện
thực,tự nhiên.
Các họa sĩ tiêu biểu của trường phái này: Mary Cassatt, Paul Cezanne (sau này đã
rời bỏ phong trào), Edgar Degas, Max Liebermann, Édouard Manet (tuy nhiên

Manet không xem mình thuộc phong trào), Claude Monet, Berthe Morisot, Camille
Pissarro, Pierre-Auguste Renoir, Zinaida Yevgenyevna Serebryakova, Alfred
Sisley
Thay vì vẽ các chủ đề lịch sử, tôn giáo, thần thoại, các họa sĩ phái Ấn tượng đã
chọn vẽ những tranh phong cảnh, nhân vật và đồ vật đời thường mà họ gặp hàng
ngày.
Âm nhạc trong các Tuileries 1862
Olympia năm 1863


Berthe Morisot , 1872

Chân dung với Palette , 1879

Concert Cafe, năm 1878

Trường phái hậu ấn tượng

Tranh của Vincent Van Gogh
Hậu ấn tượng là tên gọi chung để chỉ tới những nghệ sĩ thuộc thời kỳ sau trường
phái ấn tượng. Trường phái ấn tượng là một bước ngoặt trong hội họa, rũ bỏ những
quan niệm từng tồn tại rất nhiều năm ở châu Âu. Từ sau ấn tượng, nhiều nghệ sĩ
độc lập tìm tòi sáng tạo và đi theo các hướng khác nhau. Mặc dù họ không có
phong cách sáng tác giống nhau, nhưng được gọi chung là hậu ấn tượng.
Trường phái biểu hiện



Bức tranh Tiếng thét của Edvard Munch


Trường phái lập thể

Tranh của Pablo Picasso
Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, (Cubism) là một trường phái hội
họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20.
Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết
hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở
một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều
khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau
không theo các quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của
những bức tranh đẹp.

×