Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Kỹ xảo điện ảnh và trường phái hội hoạ thế kỷ 16 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.92 KB, 6 trang )

Kỹ xảo điện ảnh và trường phái
hội hoạ thế kỷ 16

MAN NER ISM, một trường phái hội hoạ xuất hiện vào thứ 16 ở châu Âu,
thể hiện một sự vật một cách cường điệu hay trái với lẻ thường để mà nhằm tăng
thêm sự căng thẳng, sức mạnh, biểu cảm hay sự cao cả. Cách bố trị vật thể theo tỷ
lệ không cân xứng, trải dài, uốn cong với nhưng nét vẻ kích động. Nói một cách
khác, mannerim phô bày những kỷ năng của hoạ sỹ và đòi hỏi sự hiểu biết của
người xem. Và gần 5 thế kỷ sau, dường như những nhà làm phim đang đưa kỷ xảo
điện ảnh tiến bước trên con đường mannerism, trường phái của nghệ thuật cách
điệu.

Quay về quá khứ, sự ra đời của kỷ xảo là bước tiến trong lịch sử điện ảnh,
chỉ có một điều mục đích của nó đã không còn giống nhau qua thời gian. Từ
những 70 trở về trước, kỷ xảo giúp những nhà làm phim có những cảnh quay thật
real, thì bây giờ, cái mà những nhà làm phim mong muốn từ nó là những cảnh
quay thật cool. Một sự khác biệt rất lớn.

Ta hãy lấy 1 ví dụ, khi đạo diễn John Guillermin làm lại Kingkong năm
1976, ông và nhà sản xuất đã cố gắng thuyết phục người xem rằng con gollia to
lớn mà họ đang xem là thật, tiền bạc và thời gian mà 2 người bỏ ra chỉ với mục
đích làm cho khán giả sau khi xem phải tin rằng King Kong đang ở một nới nào đó
trên trái đất.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi với Matrix 1999, Andy và Larry
Wachowski dùng tới CGI (computer-generated imagery) không phải mục đích tạo
ra những hình ảnh giống như thật, mà chỉ đưa lại sự khác biệt trong cách nhìn,
theo một phong cảnh "rất đỉnh". Chắc hẳn những ai đã xem Matrix 1999 sẽ không
quên cú đá nổi tiếng của Trinity, nữ diễn viên người Canada, Carrie-Anne Moss,
đã thực sự đá khi ... cô đang đứng yên giữa không trung. Rõ ràng anh em
Wachowski không muốn thuyết phục người xem rằng họ có thể làm điều tương tự
như Moss đã làm.



Một số đạo diễn đã thừa nhận sử dụng kỷ xảo theo cách kiểu cách khác
thường. Ang Lee khi công bố những thông tin trước thời gian ra mắt bộ phim Hulk
đã nói về sự tin tưởng của mình vào việc sử dụng CGI tạo ra cảnh "nổi điên" của
con vật khổng lồ và "Dù thực hay không, với tôi chỉ là thứ 2".
Vincenzo Natali, đạo diễn Canada, người đã từng ghi dấu tên tuổi với bộ
phim Cube năm 1997 và phim gần đây nhất của ông, Nothing, nói rằng ông xem
xét để tránh làm những phim giống thực tế. "Thật ra, Tôi không muốn làm những
hiệu ứng sao cho tự nó giống thật". Thay vào đó ông muốn miêu tả những con
người, sức mạnh kỳ quái hơn. Không phải bao giờ Natali cũng vậy, như trong
phim Cypher, nhưng ông không phủ nhận rằng cám dỗ của việc lạm dụng kỷ xảo
là quá lớn và mãnh liệt. "Tôi luôn rơi vào cái bẫy của nó bất cứ lúc nào, ngoại trừ
tôi có đủ may mắn hay không để có nhiều tiền thực hiện nó".

Theo một chuyên gia kỹ xảo điện ảnh, các nhà làm phim vẫn đang cố gằng
đạt đến hiệu ứng đặc biệt nhưng chúng xuất hiện một cách thuyết phục. Bới vì đó
mà Allan Magled, chuyên gia trong lĩnh vực này, cho cho rằng những hiệu ứng
khác thường hay phóng đại là cách thức thu hút sự chú ý của khán giả và những
cần phải có những nhân tố như vậy trong các bộ phim.
Theo Magled, những kỷ xảo trong The Matrix không khác gì người khoác
lên những chiếc áo mới mẻ trong các cảnh "chiến đấu", vốn cũ và nhàm chán mà
khán đã xem không biết bao nhiều lần : "Nó được đưa lên một mức độ khác".
Magled nhấn mạnh, "Tôi nghĩ mọi người đang cố làm tốt hơn người khác. Và nếu
bạn có một cái gì trong có vẻ thật, chắc chắn, bạn sẽ không thể làm điều tốt hơn.
Vì vậy tôi nghĩ họ thật sự muốn thêm vào cái gì đó mới mẻ".
Đội của Magled rất cạnh tranh, khi họ muốn làm một hiệu ứng, bước đầu
tiên họ sẽ xem các hiệu ứng tương tự đã xuất hiện trong các phim khác, và rồi họ
sẽ cố làm tốt hơn. "Các bạn luôn muốn làm các hiệu ứng cool nhất, tôi đoán vậy,
hay là tốt nhất," Magled nói.
Những nhà làm phim trước kia mong muốn rằng các kỷ xảo của họ tiến lên

mức độ cao hơn nhưng đồng thời họ cùng muốn các bộ phim phải nằm trong mức
độ thực tế nhưng bây giờ điều đó không còn cần thiết nữa.
Mark Rosenthal, tác giả kịch bản, từng làm việc trong bộ phim khoa học
viễn tưởng của Tim Burton : Planet of the Apes đã từng rất sợ hãi khi xem King
Kong (1933) lúc nhỏ. "Nó rất thật, không một chút nghi ngờ..." ông nói. Còn bây
giờ ông tin rằng kỷ xảo điện ảnh giống như "mannerism" của hội hoạ ở thế kỷ 16,
và cũng như hội hoạ, ngành công nghiệp điên ảnh đã trải qua sự biến đổi tương tự
bởi vì các đạo diễn đã đã đưa kỷ xảo điện ảnh đi quá xa mức có thể.

Công nghệ cao, một phần nào đó, đang cầm lái các bộ phim, một vài đạo
diễn sử dụng các kỷ xảo cho chính nhu cầu, mong muốn của mình. Natali nói rằng
sẽ dễ dàng gây ấn tượng với người xem bằng cái nhìn phức tạp, tinh vi hơn là cố
chờ đợi câu trả lời xúc động bằng diễn xuất tốt hay những đoạn hội thoại sâu sắc.
"Tôi nghĩ chúng ta đang tham lam trong việc làm cho mọi người kinh ngạc
về những gì họ thấy trên màn ảnh," và điều đó có nghĩa là khán giả, người đang trả
thêm tiền vé, phải đi đến một suy nghĩ rằng những cảnh tượng "nổ mắt" (eye-
poping, những cảnh tượng không thực làm mọi người kinh ngạc sửng sốt, micti) là
"chuẩn" trong những bộ phim của Hollywood. Magled nói: "Khán giản đang phải
trả nhiều tiền do đó tôi nghĩ họ muốn được xem nhiều hơn."
Tuy nhiên, Natali dự đoán rốt cuộc nó sẽ phản tác dụng. "Tôi nghĩ việc đó
sẽ đến như một con lắc đung đưa theo hướng khác" Natali nói, "Khán giải rồi cũng
mệt mỏi về nó, họ càng ngày càng khó khắn hơn trong việc cảm nhận. Sau này có
lẻ họ muốn quay về với thực tế". Natali không phải là không có lý, mấy ai hiểu cái
gì trong Matrix ngay lần đầu tiên xem nó, rồi hai lần, ba lần hay nhiều lần sau liệu
có hiểu hết? Bây giờ mọi người chấp nhận nhưng sau này sẽ là cái gì, hay rồi tất
cả sẽ quen và biết cách thưởng thức những tác phẩm kiểu như vậy.
Rosenthal chỉ ra cảnh một đội quân thuỷ quái mênh mông xuất hiện trong
The Return of the King là ví dụ hoàn hảo nhất cho việc kỷ xảo được đẩy lên mức
độ cừng cực : thật là vô vọng và không thể để mắt chúng ta tính xem có bao nhiều
"kẻ" trong đó. Rosenthal nói "Nó mang đầy tính biểu hiện hơn là thực tế".


Những nhà làm phim trước kia không muốn gọi việc sử dụng kỷ xảo là lừa
dối khán giả. Nhưng bây giờ đó là vấn đề, Rosenthal đã nhận định nó đang dần trở
thành "mannerism". có nghiã là nó sẽ bóp méo nghệ thuật, rồi suy tàn như trong
quá khứ, mannerism là sự sụp đổ của thời kỳ hậu Phục hưng.
Kỷ xảo điện ảnh đã đề cập đến những cái vượt ra sự thật và bây giờ nó đang
phải đề cập đến chính mình. Còn rất nhiều ý kiến khác nhau về việc này, và với
khán giản cũng vậy, tuy nhiên bây giờ đa số sẽ thích thú với những bộ phim có nó.
Nhưng họ sẽ không tiếc lời mà thốt lên rằng "Tôi không nhận ra.... tôi không nhận
ra.... tôi không nhận ra...." hay "Tôi chẳng sợ cú đá của Trinithy, tôi né được, đó là
cú đá nhố nhăng". Ngoài ra, có điều đáng quan tâm là phim nào dùng kỷ xảo, vai

×