Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi Luật xây dưng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.81 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA LUẬT
Môn thi: Luật Xây dựng
Đề thi:
Câu 1 (5đ): Tổng công ty đường sắt Việt Nam muốn tổ chức thực hiện dự án
đường sắt Lâm Đồng Bình Thuận bằng vốn tín dụng nước ngoài do nhà nước
bảo lãnh với quy mô là 2 tỷ USD.
Hãy cho biết:
a) Dự án nêu trên thuộc nhóm dự án nào?
b) Theo quy định của Luật Xây dựng và các quy định của các văn bản pháp
luật liên quan, hãy cho biết về trình tự lập, thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt, quyết định đối với dự án nêu trên như thế nào?
c) Tổng công ty đường sắt Việt Nam với tư cách là chủ đầu tư dự án có thể tự
mình tổ chức thi công công trình do mình làm chủ đầu tư không? Giải
thích tại sao?
d) Nếu không tự thực hiện dự án Tổng công ty đường sắt Việt Nam phải tiến
hành triển khai thực hiện dự án như thế nào để đảm bảo tính pháp lí theo
đúng quy định pháp luật?
Câu 2 (5đ): Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a) Người có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình sử
dụng vốn ngân sách nhà nước là người tổ chức thẩm định dự án đó
b) Nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng.
c) Công trình xây dựng phải được đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu
xây dựng.
d) Chủ đầu tư xây dựng công trình đồng thời tổ chức giám sát thi công xây
dựng công trình đó.
e) Các dự án trọng điểm quốc gia sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ
tướng chính phủ.
1
ĐỀ THI CUỐI KÌ
Năm học: 2013


(Sinh viên được sử dụng tài liệu)
Thời lượng: 60’
HẾT
Bài giải: (Chỉ mang tính chất tham khảo)
Câu 1:
a) Vốn tín dụng nước ngoài do nhà nước bảo lãnh với quy mô 2 tỷ USD, như
vậy theo quy mô dự án được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định
12/2009 được sửa đổi bởi Nghị định 83/2009 và theo Phụ lục I của Nghị
định này thì đây chính là dự án quan trọng quốc gia thuộc nhóm A phần
I.3 với tổng mức đầu tư theo Nghị quyết 66/2006/QH11 của Quốc hội là
trên 1.500 tỷ đồng (cụ thể là dự án giao thông - đường sắt).
b) Trình tự lập: Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP tại Điều 5, thì công trình này
phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng và xin phép đầu tư trình Quốc hội xem
xét, quyết định chủ trương đầu tư, nội dung được quy định theo khoản 2
điều này. Tiếp đến là lập Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần
Thuyết minh và theo điều 7 và phần thiết kế cơ sở theo Điều 8 Nghị định
nói trên. Hồ sơ thẩm định bao gồm: Tờ trình theo phụ lục II Nghị định
12/2009/NĐ-CP, phần thuyết minh và thiết kế cơ sở và các văn bản liên
quan. Sau khi trình thủ tướng và thủ tướng trình Quốc hội thông qua và có
trách nhiệm thẩm định dự án trước khi phê duyệt Thủ tướng có thể có thể
gửi hồ sơ cho Bộ ngành có liên quan (Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch Đầu tư, )
hoặc có thể lập Hội đồng đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án
nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư là chủ tịch Hội đồng
thẩm định dự án, nội dung và thời hạn cho việc thẩm định được quy định
2
tại Điều 10, 11 Nghị định 12/2009 và Nghị định 83/2009 sửa đổi bộ sung
Nghị định này.
c) Tổng công ty đường sắt Việt Nam với tư cách là chủ đầu tư dự án không
thể tự mình tổ chức thực hiện thi công xây dựng công trình, vì đây là công
trình có liên quan đến dự án quan trọng quốc gia và do nhà nước bảo lãnh

tự nguồn vốn tín dụng nước ngoài như vậy để đảm bảo việc thi công công
trình được thực hiện tốt nhất và công bằng tránh tình trạng quan liêu,
tham nhũng rút ruột công trình trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư mà ở
đây là tổng Công ty đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư (thực chất là chủ
thể được giao quản lí và sử dụng nguồn vốn để đầu tư xây dựng công
trình - Khoản 9 Điều 3 Luật Xây dựng 2003) phải thực hiện tuyển chọn nhà
thầu để xây dựng công trình được quy định trong luật đấu thầu.
d) Theo quy định của Luật đấu thầu thì quá trình được thực hiện: Theo
Khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu thì trình tự thực gồm các bước: chuẩn bị
đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê
duyệt kết quả đấu thầu, hương thảo hoàn thiện hợp đồng và kí kết hợp
đồng và sau đó tổ chức trúng thầu sẽ thực hiện việc thi công công trình
theo Luật Đấu thầu.
Câu 2:
a) Người có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình sử
dụng vốn ngân sách nhà nước không phải khi nào cũng là người tổ chức
thẩm định dự án đó. Ví dụ: Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 71/2005/NĐ-
CP ngày 6 tháng 6 năm 2005 của Chính Phủ về quản lí đầu tư xây dựng
công trình đặc thù thì, như tại khoản 2 Điều 6 “Thủ tướng là người quyết
định dự án đầu tư và người được thủ tướng giao cho việc quản lí thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình bí mật là chủ đầu tư, có tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt và điều chỉnh dự án cho phù hợp với nội dung mà thủ tướng cho phép đầu
tư,…”
b) Nhận định sai vì theo khoản đ Điều 3 Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày
4/9/2012 về cấp giấy phép xây dựng thì nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng
xa thuộc điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới)
3
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệ thì không phải có giấy
phép xây dựng trước khi xây dựng.
c) Nhận định sai: Có những trường hợp thực hiện đấu thầu hạn chế, chỉ định

thầu trong xây dựng, lựa chọn nhà thầu… Ví dụ như đối với những công
trình có yêu cầu kĩ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu đủ điều kiện năng
lực hoạt động hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được
mời tham gia dự thầu.
d) Nhận định sai: Khoản 3 Điều 87 Luật Xây dựng 2003 thì chủ đầu tư chỉ có
thể tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công
xây dựng, nếu không phãi thuê tư vấn giám sát.
e) Nhận định này chưa đủ, Thủ tướng chỉ phê duyệt sau khi dự án đó được
Quốc hội thông qua (Khoản 2 Điều 39 Luật Xây dựng 2003).
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×