Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nét đẹp trong ĐIÊU KHẮC cổ Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.22 KB, 6 trang )

Nét đẹp trong ĐIÊU KHẮC cổ
Việt Nam
Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật gợi tả sự vật trong không gian bằng các chất liệu
khác nhau như đất, đá, gỗ, kim loại… để tạo thành những hình khối nhất định, có ý nghĩa.
Các bậc tiền nhân đã không khỏi làm ta kinh ngạc khi chiêm ngưỡng các công trình điêu
khắc từ xa xưa để lại. Các cổ vật ta tìm thấy với các hình thù, hoa văn được chạm trổ tinh
xảo, các lăng tẩm, chùa chiền, lầu son, gác tía với rồng bay, phượng múa, các tượng thờ
danh nhân, hào kiệt lừng lẫy một thời… đều gắn liền với bàn tay điêu khắc tài hoa của
các nghệ nhân. Chính họ đã để lại cho thế hệ mai sau một di sản mỹ thuật quý báu. Và
chính điêu khắc cổ Việt Nam đã giữ những nét đẹp ấy sống mãi đấy bạn ạ!


Điêu khắc cổ ở Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều từ các nền điêu khắc của nước bạn. Thế
nên mỗi vùng miền đều có một nền điêu khắc đặc trưng. Ở Bắc Bộ, văn minh trung Hoa
ảnh hưởng rõ nét nhất trong các tác phẩm điêu khắc, Trung Nam Bộ thì ảnh hưởng bởi
điêu khắc Chăm Pa, điêu khắc Phù Nam* và Chân Lạp** được biết đến nhiều nhất ở khu
vực Nam Bộ. Ngoài ra, điêu khắc nhà mồ của các sắc tộc Tây Nguyên cũng mang một
nét rất riêng biệt trong văn hóa Việt Nam.
Bắc Bộ: Bạn có thấy những mái đình xòe rộng, cong vút với những tác phẩm điêu khắc
rồng, phượng uốn lượn trên mái, trong các nét chạm trổ trang trí khắp đình? Qua nghệ
thuật điêu khắc cổ ở Bắc Bộ, bạn sẽ hình dung được đời sống, ước mơ, khát vọng của
người nông dân Việt Nam một cách rõ ràng, sinh động nhất. Bạn cũng sẽ bắt gặp nét đẹp
của điêu khắc Phật giáo trong các chùa làng, điêu khắc lăng mộ của vua quan. Đặc biệt,
kinh đô Thăng Long một thời tồn tại với các lăng tẩm, thành quách, lầu son, gác tía cũng
còn giữ lại biết bao công trình điêu khắc đẹp mắt.


Nam Trung Bộ: Nổi bật là điêu khắc đá Chăm: Điêu khắc đá Chămpa có hai loại hình
chính là phù điêu vàtượng với các chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng nung.
Các chủ đề trong điêu khắc Chăm là thần voi, sư tử, chim thần Garuda, vũ
nữ Apsara, thần Visnu, thần Siva… Bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc này ở các


công trình tháp Chàm. Chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn
minh Ấn Độ nhưng người Chăm Pa xưa đã biết nhìn đời sống và tôn giáo theo đôi mắt
của riêng mình. Những tác phẩm điêu khác của họ một vẻ đẹp rất riêng, gần gũi nhưng lại
thiêng liêng, quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh tế, không lẫn lộn.
Nam Bộ: Điêu khắc
ở đây mang đậm tinh thần, phong cách Ấn Độ, song các nhà điêu khắc Khmer đã hướng
tới một sự giản lược, tạo cho tượng một vẻ dáng khỏe khoắn mà vẫn thanh thoát, nhẹ
nhàng. Hình thái, nét mặt được khắc họa biểu cảm những đặc trưng tinh thần của dân tộc
Khmer. Ngoài tượng Phật, nghệ thuật điêu khắc cổ còn được thể hiện qua hàng loạt các
loại tượng khác tại rất nhiều chùa chiền.

Các tác phẩm điêu khắc từ thời xa xưa còn sót
lại không nhiều, một số hiện vật được tìm thấy bị hư hại bởi hầu hết chúng bị sự bào mòn
của thời gian, đó là chưa kể qua năm tháng dãi dầu mưa gió, chịu sự phá hủy môi trường
và bàn tay con người nữa.
Ở các sản phẩm điêu khắc cổ thì bạn có tìm mỏi mắt cũng không biết được đích xác tên
tác giả. Đó chính là một nét riêng biệt trong điêu khắc cổ Việt Nam. Hôm nay, chúng ta
nhìn về quá khứ, chiêm ngắm lại những đường nét điêu khắc vang bóng một thời, thì hãy
dành cho những người nghệ nhân vô danh ấy một ánh nhìn đầy cung kính, bạn nhé!

×