Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.13 KB, 4 trang )

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM
Động vật / Thực vật / Côn trùng /Thiên nhiên Việt Nam

-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Cepora iudith Ahaetulla prasina Athyma selenophora
BƯỚM MÒNG VÀNG RẮN ROI THƯỜNG
BƯỚM VÀNG BĂNG CAM
NHỎ
Loài rắn sống ở trên cây Ahaetulla prasina hầu như phần bố khắp các vùng rừng Việt Nam. Ở
những khu rừng rậm trên độ cao 2.100m chúng ta vẫn có thể bắt gặp chúng. Để thích nghi với
đời sống trên cây và tìm kiếm thức ăn loài rắn này có kích thước nhỏ nhưng chiều dài của
chúng rất đáng nể. Cá thể dài nhất đã được ghi nhận là 1,97m với chu vi thân chỉ 4,3cm, những
con rắn non mới nở đã có chiều dài 0,35m do vậy chúng leo trèo rất giỏi. Những năm gần đây
do môi trường rừng bị tàn phá nặng nề loài rắn này rất hiếm gặp mặc dù chúng được xem như
là một trong những loài có số lượng cá thể đông đúc ở Việt Nam. Rất có thể một ngày nào đó
con cháu chúng ta chỉ nhìn thấy chúng trên những cuốn sách sinh học nếu chúng ta
không biết bảo vệ chúng ngay từ bây giờ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Polyura athamas Rapala pheretima Euploea radamanthus
BƯỚM ĐEN ĐỐM VÀNG BƯỚM MÀU ĐỒNG BƯỚM QUẠ LỚN
Có thể đây là một trong những tấm ảnh duy nhất chụp được về loài Dơi lá quạt quí hiếm
Rhinolophus paradoxolophus ở Việt Nam. Loài dơi được đưa vào sách đỏ Việt Nam này chỉ
sinh sống ở những dãy núi đá cao ngất thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn thuộc tỉnh Lào
Cai và ở độ cao gần 3000m so với mặt biển. Mặc dù chúng đang được bảo vệ hết sức nghiêm
ngặt nhằm tránh nguy cơ tuyệt chủng của chúng ở Việt Nam. Nhưng nhìn những cánh rừng nơi
đây vẫn còn bị tàn phá bởi bàn tay con người liệu những quần thể mỏng manh của chúng có
thể tồn tại được hay không ? đó là câu hỏi được đặt ra không chỉ đối với loài Dơi mà còn
rất nhiều các loài động vật hoang dã khác ở Việt Nam.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lygosoma boehmei Lygosoma boehmei Lygosoma boehmei
VẢY ĐỈNH ĐẦU VẢY BÊN ĐẦU VẢY CHÂN


Các nhà khoa học Đức, Thuỵ Sĩ và Việt Nam vừa công bố thêm một loài thằn lằn mới ở
Trung Trường Sơn, Việt Nam trên tạp chí Revue suisse de Zoologie, số 114(2), tháng 7 năm
2007. Loài này có tên Việt Nam là: Thằn lằn chân ngắn buê-me, tên khoa học là: Lygosoma
boehmei Ziegler, Schmitz, Heidrich, Vu & Nguyen, 2007. Mẫu chuẩn của loài này được tìm
thấy ở Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Kể từ năm 2000 trở lại
đây, hàng loạt loài bò sát và ếch nhái mới đã được phát hiện ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự
đa dạng và phong phú của các loài bò sát nói riêng và động vật nói chúng ở các khu vực rừng
nhiệt đới của Việt Nam.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Sarkidiornis melanotos Polyplectron germaini
Lophura nycthemera
annamensis

VỊT MỒNG GÀ TIỀN MẶT ĐỎ GÀ LÔI VẰN
Loài bò sát Rùa núi vàng Indotestudo elongata quí hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam
đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Chúng đang bị con người săn tìm để bán lậu qua biên
giới phía Bắc vì giá trị đến hàng vài ngàn USD cho một cá thể. Bởi những quan niệm chưa có
bất cứ bằng chứng khoa học nào được ghi nhận. “Máu của chúng giúp tăng cường sinh lực
và sự dẻo dai của con người” nên mạng sống của chúng đã biến thành những món đặc sản.
Các chuyên gia về bò sát tính toán rằng bình quân cứ 150 cá thể rùa sinh ra thì chỉ có một cá
thể sống sót đến lúc trưởng thành trong môi trường tự nhiên. Chúng ta cần phải bảo vệ
chúng và trừng trị thích đáng bằng pháp luật đối với những kẻ săn bắt và buôn bán không chỉ
đối với loài bò sát đáng thương này.

×