Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phương pháp Montessori docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.29 KB, 4 trang )

Nguồn: />Phương pháp Montessori
Xin gửi tặng các Mẹ và các gia đình bài viết của mình giới thiệu phương pháp
giáo dục hiệu quả nữa. đây là thiện ý của mình mong muốn phần nào giúp đỡ
cho các gia đình đang có con nằm trong diện CHẬM PHÁT TRỂN (BẠI NÃO,
TỰ KỶ, ASPINGER, DOWN, TĂNG ĐỘNG. v.v )
Mình post trước phần giới thiệu tổng thể.
Phương pháp Montessori và các hoạt động được chuyên biệt hoá dành cho
trẻ ở lứa tuổi 2-8.
Phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp giáo dục Montessory được phát triển bơỉ tiến sĩ Maria Montessory
tại Italy. Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học
qua cảm giác. Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời
tổ chức 1 trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Italia.
Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi
các chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan. Tiến sĩ
Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng
cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt
của trẻ.
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ
phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình.
Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phaỉ đảm bảo sự tôn
trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp
những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
Đây là một cách rất tốt để giúp các nhà giáo dục và các ông bố bà mẹ nhìn nhận
và hiểu thế giới trẻ thơ. Đây là một cách nhìn tổng thể về sự phát triển và tiến
trình học hỏi của trẻ như thế nào, những điều trên đã được chuyển thành một
phương pháp giáo dục có hệ thống dựa trên nghiên cứu khoa học cụ thể của bà
Maria Montessori.
Phương pháp này đã gặt hái được thành công sau khi đã trải qua sự phát triển
không ngừng trong hơn 70 năm qua và phương pháp giáo dục này đã được sử
dụng hiệu quả trong việc giáo dục đối với các em ở dạng trí óc chậm phát triển,


tật nguyền cơ thể cho đến những trường hợp phát triển bình thường và trường
hợp có những khả năng tự nhiên đặc biệt trên khắp thế giới.
Phương pháp Montessori được dựa vào những điểm thiết yếu là:
• Trẻ có sự yêu mến đích thực và nhu cầu cho việc làm có chủ đích.
• Trẻ có một không bình thường và năng lực trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi
trường của trẻ , không giống như năng lực của người lớn xét về mặt khả năng và
chất lượng.
• Những năm quan trọng nhất của sự phát triển là khoảng từ 7-8 năm đầu đời
của trẻ, khi mà sự học tập không ý thức từ từ biến đổi dần đến mức có ý thức.
• Trẻ em phải được tôn trọng vì chúng khác người lớn và vì mỗi cá thể là một
thể khác nhau, không ai giống ai.
Montessori coi trọng hai sự thúc đẩy những chiều kích bên trong cho sự phát
triển của một đứa trẻ là: Quá trình nhận biết và Khả năng nhận thức.
Giáo cụ của Montessori
Các giáo cụ giảng dạy cần hỗ trợ cho sự hình thành bên trong của trẻ. Giáo cụ
phải phù hợp với nhu cầu bên trong của trẻ. Điều này có nghĩa là giáo cụ học tập
cần được áp dụng vào đúng thời điểm theo sự phát triển của trẻ.
• Mỗi một giáo cụ cần có một mục đích và có ý nghĩa cụ thể đối với trẻ.
• Các giáo cụ được phát triển từ đơn giản đến phức tạp về nội dung và hình thức
theo mức năng lực của trẻ.
• Các giáo cụ được thiết kế để chuẩn bị gián tiếp cho việc học tập trong tương lai
của trẻ.
• Các giáo cụ được bắt đầu bằng các dạng trực quan cụ thể rồi đến dạng trừu
tượng hơn.
Maria Montessori (1870-1952) đã bắt đầu nhà trẻ đầu tiên, tiếng ý gọi là “Casa
de Bambini” với 50 trẻ em tại các khu nhà ổ chuột nghèo nàn ở thành Rome
năm 1907. Bà nhận thấy rằng những trẻ em mà mọi người chẳng bao giờ có chút
hy vọng thành công, lại là những trẻ học tập có tiến triển rất nhanh trong việc
học tập trong khi các em làm việc độc lập trong những khu vực danh riêng cho
các em. Bà đã phát triển nhiều chất liệu khác nhau nhằm cho phép các trẻ phát

triển các kỹ năng thể lý, kỹ năng thần kinh, trong khi vẫn duy trì một mức tự chủ
cao độ.
Lớp học thường được chia làm 5 khu vực dùng chung, trong đó trẻ có thể học và
khám phá môi trường (điều này đã được ta áp dụng trong các nhà trẻ kiểu mẫu
điển hình).
1. Cuộc sống thực tế.
Trẻ học cách tự chăm sóc mình và môi trường của chúng thông qua các công
việc “thực tế”. Trước tiên, trẻ được dạy cách đổ nước một cách hoàn chỉnh và
học cách lau sạch nếu có giọt nước nào rớt ra hay tràn ra. Ngay khi trẻ thành
công trong hoạt động này, chúng sẽ được chuyển đến các hoạt động phức tạp
hơn như rửa tay, lau đĩa, đánh giầy, lau gương. .v.v Với mỗi bài tập, trẻ sẽ tăng
cường được khả năng phối kết hợp giữa các bàn tay, cánh tay và các ngón tay.
Khi chúng học các bài học lau và đánh bóng, chúng phải học cách chú ý đến
những sự không hoàn thiện nhỏ nhất trong công việc chúng đang làm. Điều này
làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc cách trổi
vượt đến độ sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc
học đường.
2. Về giác quan hay cảm giác:
Các hoạt động về giác quan hay cảm giác giúp trẻ khám phá thế giới qua các
giác quan của chúng. Những miếng màu phải được ghép lại, nhận diện và sắp
xếp từ màu tối nhất đến màu sáng nhất. Trẻ phải ghép những thứ có mùi vị
giống nhau thông qua việc dùng ống trụ để ngửi….
3. Ngôn ngữ :
Trẻ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các con chữ cái trên giấy. Chúng sẽ
rượt theo mỗi chữ cái và phát cái âm của chữ đó. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu ghép
các âm này lại với nhau để thành lập các từ với các bảng chữ cái có thể tháo rời
và chuyển chỗ được, một bảng chữ cái bằng nhựa. Thậm chí các em có vấn đề
về viết còn có thể đánh vần các từ với bảng chữ cái cơ động nếu chúng đã học
được các âm của chữ cái. Đồng thời, trẻ cũng được cung cấp giấy, bút nhớ dòng,
bút chì màu và đen trắng, bút sáp màu và phấn để trẻ thường xuyên dùng nó để

viết chữ và dùng cho kỹ năng vẽ, vẽ chữ để diễn tả những gì trẻ thích. Mỗi ngày
trẻ cũng phải vẽ và viết trên những giấy to như tờ báo. Trẻ được vẽ tự do hay
viết tự do về những gì làm chúng cảm thấy thích. Vào cuối năm học, các tờ vẽ
đó được gưỉ về gia đình của trẻ…
4. Toán học:
Trẻ sẽ học nhận diện con số từ 1-9, sử dụng các con số cát trên giấy, cũng giống
như các chữ cái cát trên giấy. Rất nhiều chất liệu trong gia đình có thể tận dụng
làm việc này rất hiệu quả để giúp trẻ đếm và ghép các số lượng với số viết. Khi
trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giới thiệu về
phép cộng và trừ, khi đó trẻ sẽ dùng những chất liệu trên để hình dung ra câu trả
lời. Khi trẻ đã thành công với phép cộng và trừ, chúng sẽ được dạy nhân và chia,
điều này phục thuộc vào mối hứng thú và khả năng của trẻ Một lần nữa, trẻ sẽ
dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời, do đó trẻ có thể hiểu được
quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.
5. Địa lý:
Đầu tiên trẻ được giới thiệu quả địa cầu với phần đất phủ bằng giấy màu đất và
phần nước sơn màu xanh với bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn tượng cụ
thể đối với lục địa. Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với bản đồ thế giới.
Trẻ học tên của các lục địa và chú tâm đến những khác biệt về kích cỡ và hình
dạng. Bước tiếp theo là trò đố chữ với từng lục địa riêng biệt, trẻ sẽ học tên và
địa điểm của các đất nước trong mỗi lục địa. Chẳng bao lâu sau trẻ sẽ có cảm
giác cụ thể giúp cho sự hình dung ra thế giới của chúng và nơi chúng đang
sống….
“Mục đích của chúng tôi là không chỉ làm cho trẻ hiểu, nhưng lại không buộc
trẻ phải ghi nhớ chúng, trái lại, chúng tôi chạm đến sự tưởng tượng của trẻ để
thúc đẩy tiềm năng nội tâm của trẻ.” Dr. Maria Montessori
“Thông qua sự tương tác của trẻ với môi trường, thông qua hoạt động của đôi
bàn tay, thông qua sự hoàn toàn tự động của trẻ hấp thu các khía cạnh đạo đức,
xã hội, văn hoá, tri thức về thế giới quanh trẻ và thông qua sự hoàn toàn độc
lập của trẻ, trẻ sẽ phát triển bản thân, phát triển cá thể riêng biệt của mình.”

Dr. Maria Montessori
Bài sau:"241 hoạt động áp dụng phương pháp Montessori cho lứa tuổi 2-8 và
dành cho các trẻ :
• Trẻ bình thường
• Trẻ có khả năng trổi vượt hơn các bạn bình thường khác.
• Trẻ thuộc nhóm chậm phát triển (tăng động, tự kỷ, aspinger, down v.v )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×