Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ảnh hưởng của sự ozon hóa lên chất lượng nước trong hệ thống nước biển tuần hoàn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.2 KB, 2 trang )

Ảnh hưởng của sự ozon hóa lên
chất lượng nước trong hệ thống
nước biển tuần hoàn





Ozon (O3) là một chất oxi hóa mạnh và đang được sử dụng phổ biến trong các hệ
thống nuôi thủy sản để tiệt trùng và cải thiện chất lượng nước bằng quá trình oxi
hóa các hợp chất vô cơ và/hoặc hữu cơ. Tuy nhiên, việc sử dụng ozon trong các hệ
thống nuôi thủy sản nước mặn đang bị hạn chế do nguy cơ hình thành hợp chất
bromate trong quá trình oxi hoá bromide bởi ozon.

Do bromate là chất gây ung thư
, cho nên người ta lo lắng về những ảnh hưởng mãn
tính của nó trên cá. Ngoài ra, việc sử dụng ozon bị trở ngại bởi thiếu những thông
số thiết kế định tính cũng như định lượng và thông tin về tính năng hoạt động của
ozon cho các hệ thống tuần hoàn. Nghiên cứu này nghiên cứu việc ứng dụng quá
trình ozon hóa trong các hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn để kiểm soát mầm bệnh
và cải thiệ
n chất lượng nước đồng thời hạn chế tối đa sự hình thành bromate. Một
chương trình quan trắc ngoài hiện trường được thực hiện về cải thiện chất lượng
nước trong hệ thống nuôi cá lưỡi ngựa Đại Tây Dương (Hippoglossus
hippoglossus) tuần hoàn. Các bể được xử lý ozon cho thấy hàm lượng tổng cacbon
hũu cơ (TOC) giảm 15% và hàm lượng bromate hình thành dưới 25 μg/L. Ngoài
ra, trong các bể này cũng cho thấy sự giảm đi của hàm lượng nitrate, màu sắc và
chất rắn lơ lửng so với các hệ thố
ng không xử lý ozon. Kết quả nghiên cứu cũng
giải thích rõ sự hình thành bromate trong hệ thống nước biển tuần hoàn.


Người dịch: Ths. Tạ Văn Phương (
), BM Thủy sinh học ứng
dụng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

×