Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chiêm ngưỡng “Nấm đá” trong kiến trúc Phou Asa ở Lào potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.5 KB, 4 trang )











Chiêm ngưỡng “Nấm đá”
trong ki
ến trúc Phou Asa ở
Lào

Trên m
ột đỉnh đồi cao ở l
àng Kiet Ngong
thuộc huyện Phatoumphone tỉnh
Champasak, Lào, kiến trúc Phou Asa trở
thành một trong những điểm nhấn độc
đáo về văn hoá ở vùng Nam Lào bởi lối
xây thành trông giống như những cây
nấm bằng đá khổng lồ vươn mình lên trời
cao.

Từ Pakse, thủ phủ của tỉnh Champasak, nơi hội tụ những vẻ đẹp đặc sắc nhất về
văn hoá, tự nhiên của bốn tỉnh Nam Lào, mất khoảng một giờ rong ruổi trên t
ỉnh lộ
13 là đến vạt rừng phòng hộ quốc gia Xe Pian, nơi có làng săn voi nổi tiếng nhất ở
Lào là Kiet Ngong. Cũng là nơi kiến trúc cổ Phou Asa tọa lạc trong rừng già, trên


đỉnh một ngọn núi đá cao giữa rừng.
Từ làng Kiet Ngong, với khoảng một giờ đi bộ men theo đường mòn trong r
ừng, sẽ
đến một ngọn núi đá cao nổi bật lên giữa bốn bề rừng xanh. Và ở điểm cao nhất
của ngọn núi là những trụ đá lớn, tròn vành vạnh, với kích cỡ từ hai đến ba người
ôm, được xếp lại từ vô vàn những phiến đá nhỏ có chiều cao 2 – 3m. Trên đ
ỉnh của
những trụ đá tròn ấy là một phiến đá sa thạch lớn hơn vòng tròn của trụ đá, được
xếp đè lên trên, nhìn xa xa, từng trụ đá thẳng hàng, với chóp đỉnh bè bè trông như
những cây nấm mọc lên từ núi đá.
Kiến trúc Phou Asa gắn liền với yếu tố lịch sử đậm nét của những người nông dân
vùng Champasak.
Ngày xưa,
ở làng Kiet Ngong có một nhà sư tên là Sa, được cử sang Siam (Thái
Lan bây gi
ờ) để học những kiến thức tân tiến. Sau nhiều năm, nh
à sư tr
ở về l
àng và
mang theo một chiếc gương ma thuật. Ông tụ tập dân làng lại và biểu diễn cho
người làng xem sự kỳ diệu của chiếc gương. Nhà sư Sa bỏ một ít lá khô, để ánh
nắng trời phản chiếu qua gương khiến những lá khô bốc cháy khiến dân làng vô
cùng kinh ngạc và thán phục, và tin rằng nhà sư này là một vị Phật sống, ông được
mọi người kính trọng và cung tiến nhiều phẩm vật như hoa, trầm hương, đèn cầy…

Vào thời điểm ấy, dân làng thường phải chịu sức ép nặng nề về thuế khoá và b
ị bóc
lột sức lao động từ những chúa đất tàn bạo. Nhà sư Sa quyết định tập hợp dân làng
để chống lại những thế lực gian ác đó. Và vào năm 1815, nhà sư Sa quyết định
chuẩn bị cho cuộc chiến, ông tập hợp dân làng lên một ngôi đền nhỏ linh thiêng

trên đỉnh núi đá, được người dân gọi là Phou Ai Sa nghĩa là “núi ông Sa” – nói g
ọn
là Phou Asa – dạy người dân học đấu kiếm, cưỡi voi, cưỡi ngựa, và những thế võ
cận chiến.
Sau thời gian dài bí mật luyện võ nghệ, vị sư Sa quyết định lãnh đạo người dân l
àm
cuộc khởi nghĩa, đánh bại các lãnh chúa vùng Champasak và giành chiến thắng vẻ
vang, giải phóng áp bức cho người dân nghèo cả vùng rộng lớn Champasak. Đó là
câu chuyện lịch sử liên quan đến khu đền cổ trên đỉnh núi ông Sa.
Riêng về góc độ kiến trúc, Phou Asa là một khu đền hoàn chỉnh, được dựng trên
nền đá bằng phẳng của đỉnh núi, với những hàng trụ cột khổng lồ được kiến thiết
vòng quanh tạo thành tường rào bảo vệ, bên trong thành có một tháp Phật, cạnh đó
– ở trung tâm của thành – là ngôi đền lớn được bao quanh bởi những cây hoa
Chămpa cổ thụ.
Khác hẳn với lối kiến trúc xây dựng Angkor là sử dụng những phiến sa thạch lớn,
với những mảng điêu khắc chi tiết đi kèm.
Ở Phou Asa, cũng với chất liệu duy nhất
là đá, nhưng đá dùng xây d
ựng Phou Asa có kích cỡ nhỏ, mỗi vi
ên m
ỏng bằng hai
bàn tay chắp lại, mang nhiều độ dài ngắn khác nhau. Điểm đặc biệt là kiến trúc
Phou Asa không sử dụng chất kết dính mà chỉ là những viên đá được xếp chồng
chéo lên nhau theo những hình thù nhất định.
Chân tường thành xếp vuông vức, vững chãi làm nền cho những trụ thành hình
tròn được xếp lên trên. Khu đền cũng được xếp bằng những phiến đá với tường đ
ền
dày đến hơn 0,5m. Dù ngày nay khu đền đã bị sụp đổ khá nhiều, nhưng vẫn nhận
ra nét kiến trúc độc đáo của đền, với cửa thông gió, và phân chia thành những gian
phòng riêng biệt dùng làm nơi thờ tự của những tín đồ Phật giáo quanh vùng.

Tồn tại sau hàng trăm năm, di tích kiến trúc độc đáo ở Phou Asa dù bị hư hại khá
nhiều, có những trụ cột bị biến dạng cong vẹo, sụp đổ theo thời gian, nhưng tổng
thể khu kiến trúc vẫn còn khá hoàn chỉnh để hậu thế hôm nay có một cái nhìn bao
quát về một khu thành trì vừa là nơi thờ cúng của những người sùng đạo vừa l
à nơi
khởi nguồn cuộc đấu tranh của nông dân chiến thắng những thế lực tàn bạo.
Phou Asa được Lào công nhận là di sản quốc gia từ ngày 13/10/1993. Lối xây
dựng kỳ lạ trong kiến trúc Phou Asa cho đến ngày nay vẫn là câu hỏi lớn với các
nhà khảo cổ. Riêng với những người yêu thích sự khám phá, Phou Asa là đi
ểm đến
lý tưởng, bởi ngoài những di chỉ mang đậm dấu ấn văn hoá, lịch sử là những trụ đá
của thành cổ ngày xưa, còn là những chuyến băng rừng Xe Pian thú vị, hay tìm
hiểu đời sống của những chàng trai của làng Kiet Ngong với nghề săn voi rừng
truyền thống có từ ba thế kỷ qua. Rong ruổi đường rừng cùng những chú voi đã
được thuần hoá cũng góp phần cho chuyến đi đến Phou Asa thêm phần hấp dẫn và
đáng nhớ với lữ khách phương xa.

×