Tải bản đầy đủ (.ppt) (160 trang)

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.32 KB, 160 trang )

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP
DN muốn cạnh tranh thành công thì phải hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, điều
này phụ thuộc nhiều vào việc quản trị DN.
Quản trị DN là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của
chủ DN, sử dụng một cách tốt nhất tiềm năng và cơ hội để thực hiện những
hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN nhằm đạt được mục tiêu đề ra
theo đúng luật định và thông lệ xã hội.
1.1. DOANH NGHIỆP LÀ MỘT TỔ CHỨC CHẶT CHẼ:
1.1.1. Khái niệm tổ chức: Có nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức, nhưng
chung quy lại có thể nêu lên đặc điểm chung của tổ chức như sau:
-
Một tổ chức phải có nhiều người
-
Những người tham gia vào tổ chức với ý thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ,
quyền hạn của từng cá nhân và tập thể.
-
Cùng thực hiện những mục tiêu chung, cụ thể.

Quản trị tổ chức là quản trị những hoạt động phát sinh từ sự tập hợp tự
giác của một nhóm người một cách có ý thức nhằm hoàn thành mục tiêu
chung cụ thể.
DN cũng là một tổ chức, nó cần được quản trị. Quản trị DN là một quá trình
tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ DN, sử dụng một cách
tốt nhất tiềm năng và cơ hội để thực hiện những hoạt động sản xuất – kinh
doanh của DN nhằm đạt được mực tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ
xã hội.
Nói đến quản trị DN thường bao gồm:
-
Chủ thể quản trị: chủ DN và đội ngũ quản trị viên trong bộ máy quản trị DN


-
Đối tượng bị quản trị : gồm những người lao động với phương hướng
tác động thông qua các chức năng về lĩnh vực quản trị, hệ thống thông
tin và quyết định của quản trị.
-
Mục tiêu hoạt động của DN.
Quản trị DN chính là nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cao hơn.
1.1.2. Các nguyên tắc của tổ chức:
a/ Thống nhất mục đích của tổ chức:
Nhà quản trị phải làm cho các thành viên thấm nhuần mục đích chung của
tổ chức. Mọi người tham gia vào việc thực hiện mục đích chung vì họ
cảm thấy những thỏa mãn cá nhân của họ sẽ có được từ việc đạt mục
đích của tổ chức.
b/ Bộ máy tổ chức phải gắn với mục tiêu và phục vụ triệt để cho thực hiện
mục tiêu.
c/ Hiệu quả:
Bộ máy tổ chức phải được xây dựng trên nguyên tắc chuyên, tinh, gọn,
nhẹ và giảm thiểu mọi chi phí.
d/ Cân đối:
-
Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm
-
Cân đối giữa chức vụ và quyền hành trong bộ máy
-
Cân đối về công việc giữa các bộ phận với nhau.
-
Cân đối nhằm tạo ra sự ổn định, vững chắc trong tổ chức
e/ Linh hoạt:
Bộ máy của tổ chức không được cứng nhắc, cố định mà phải năng động,

mềm dẻo đảm bảo dễ thích nghi và ứng phó kịp thời với những thay
đổi của môi trường.
f/ Thứ bậc: Mỗi tổ chức đều có một hệ thống thần kinh của nó là “dây
chuyền các nhà lãnh đạo” sắp xếp theo “chuỗi xích thứ bậc” từ trên
xuống dưới. Việc quản lý diễn ra theo nguyên tắc cấp dưới nhận lệnh
từ cấp trên trực tiếp và nguyên tắc “ván cầu”.
1.2. CÁC LOẠI HÌNH DN:
1.2.1. Khái niệm DN:
DN là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động
kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa
hoặc làm dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu con người và xã hội và
thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời.
Theo điều 4 của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp là một tổ chức
kinh tế có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh.
1.2.2. Các loại hình DN:
a/ Phân theo hình thức sở hữu vốn:
-
DN một chủ sở hữu:
+ DN nhà nước
+ DN tư nhân
-
DN có nhiều chủ sở hữu: (2 người trở lên). Bao gồm: công
ty và hợp tác xã.
+ Công ty: bao gồm công ty đối nhân và công ty đối vốn

Công ty đối nhân: là công ty mà trong đó các thành viên
thường quen biết nhau và kết hợp với nhau do tín nhiệm
nhau, họ nhân danh mình mà kinh doanh và liên đới chịu

trách nhiệm. Do đó, không thể chuyển nhượng phần góp
tài sản của mình mà không được sự đồng ý của toàn thể
thành viên. Đối với loại công ty này, các thành viên
thường chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.
Khi một thành viên chết có thể dẫn đến giải thể công ty.

Công ty đối vốn: là công ty mà trong đó người tham gia không quan
tâm đến mức độ tin cậy của các thành viên khác, họ chỉ quan tâm
đến phần vốn góp. Phần vốn góp này có thể chuyển nhượng hoặc
đem bán trên thị trường chứng khoán. Lãi được chia tương ứng với
vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp.
+ Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có
nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra,
theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và
của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
b/ Phân loại căn cứ theo quy mô:
Các chỉ tiêu đánh giá quy mô:
-
Giá trị tổng sản lượng
-
Tổng số vốn
-
Tổng doanh thu
-
Số lượng lao động
-
Tổng mức lãi một năm
Dựa vào các chỉ tiêu trên, các nước phân loại doanh nghiệp theo quy mô

khác nhau. Riêng ở Việt Nam thì phân loại DN theo quy mô bao gồm:
DN lớn, DN quy mô vừa và nhỏ.
DN quy mô lớn: có khoảng 500 lao động và 100 tỷ đồng tiền vốn trở lên.
Dưới mức này là DN vừa và nhỏ.
Tập đoàn là loại hình DN có nhiều chủ sở hữu đang được thí điểm thành lập
ở nước ta theo quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng chính
phủ gồm nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau để tạo ra thế mạnh chung
trong việc làm ăn với các đối tác. Các tập đoàn được hình thành dưới
nhiều hình thức khá đa dạng: các doanh nghiệp cùng trên một địa bàn,
các doanh nghiệp có cùng ngành nghề.
CHƯƠNG 2:
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ MỘT SỐ
KHÍA CẠNH TÂM LÝ TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH
2.1. CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH:
Đội ngũ cán bộ kinh tế của đất nước bao gồm:
Cán bộ quản
lý kinh tế
Cán bộ quản lý ở các cơ quan
QLNN về kinh tế
Cán bộ quản trị kinh doanh
Cán bộ
chuyên môn
Cán bộ lãnh
đạo
Nhân viên
thực hiện
- Cán bộ quản lý ở các cơ quan QLNN về kinh tế: đặt ra các ràng buộc về
môi trường ở tầm vĩ mô (chính sách, luật pháp, quy định quản lý…)
- Cán bộ quản trị kinh doanh: ở các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc các thành
phần kinh tế. Bao gồm:

+ Nhóm cán bộ lãnh đạo quản trị: bao gồm những người đứng đầu ở các
đơn vị kinh tế như: Tổng GĐ, giám đốc, chủ DN….
+ Nhóm cán bộ chuyên môn: bao gồm những cán bộ chuyên sâu về từng
khâu chức năng khác nhau trong quản trị kinh doanh như: cán bộ kỹ
thuật, pháp lý, tài chính, thị trường…
+ Nhóm cán bộ nhân viên nghiệp vụ: bao gồm những người thực hiện
những công việc cụ thể.
2.1.1. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo quản trị kinh doanh:
a. Vai trò:
Cán bộ lãnh đạo là một trong những nhân tố cơ bản quyết định
sự thành công hay thất bại của hoạt động sxkd. Họ chính là
những người góp phần thực hiện thành công đường lối phát
triển kinh tế đất nước ở đơn vị sxkd, góp phần làm giàu cho
đất nước.
b. Vị trí:
Những người lãnh đạo quản trị kd có vị trí quan trọng do công
tác quản trị kd quy định:
- Về tổ chức lao động: người đứng đầu dẫn dắt toàn hệ thống,
phối hợp mọi hoạt động của mọi cá nhân để đạt được lợi ích
chung của DN.  Là cầu nối giữa các yếu tố bên trong và bên
ngoài DN thành 1 hệ thống.
- Về mặt lợi ích: cán bộ lãnh đạo là cầu nối, là người điều hòa
giữa các mặt lợi ích cá nhân – lợi ích tập thể - lợi ích xã hội
cũng như giữa lợi ích giữa các đơn vị cùng tham gia kd.
- Về mặt nhận thức và vận dụng quy luật: đòi hỏi người lãnh đạo phải
có trình độ và khả năng nhận thức, vận dụng các quy luật để đưa ra
các quyết định đúng đắn.
c. Nhiệm vụ:
Cán bộ lãnh đạo có nhiều nhiệm vụ trong đó có 2 nhiệm vụ trọng tâm:
- Phải xây dựng tập thể những người dưới quyền thành một hệ thống

đoàn kết, năng động, chất lượng cao.
- Lãnh đạo tập thể hoàn thành các mục đích và mục tiêu đặt ra một
cách vững chắc và phát triển lâu dài trong điều kiện nền kinh tế thị
trường cạnh tranh đầy biến động.
2.1.2. Những yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo quản trị kinh doanh:
a. Về phẩm chất chính trị:
- Trung thành với đường lối của Đảng.
- Giải quyết vấn đề của đơn vị luôn luôn đứng trên quan điểm, chính
sách, định hướng của Đảng, giữ vững kỷ cương pháp luật, nguyên
tắc quản lý của Nhà nước và đảm bảo lợi ích của lao động.
- Không thụ động trong chờ mà phải biết tự tìm trong các chỉ
thị, nghị quyết của cấp trên những nhiệm vụ của đơn vị, biết
tự đánh giá bản thân cũng như hoạt động của đơn vị
- Phải có khả năng và ý chí làm giàu hơn người khác trong
khuôn khổ pháp luật và thông lệ thị trường.
b. Về năng lực chuyên môn:
- Có năng lực lãnh đạo.
- Phải am hiểu sâu sắc nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng phát
triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình phụ trách.
- Nắm được những kiến thức cơ bản về kinh tế, kiến thức kinh
tế chuyên ngành, hiểu biết khoa học, công nghệ, pháp luật và
thông lệ quốc tế.
- Có khả năng tổ chức kinh doanh.
- Phải biết thu hút vào đơn vị những người có năng lực kinh
doanh, giao đúng người, đúng việc cho cấp dưới.
- Phải tiếp cận kiến thức kinh doanh hiện đại.
c. Về năng lực tổ chức:
Là yêu cầu quan trọng của cán bộ lãnh đạo kd. Qua nghiên cứu, các
chuyên gia quản lý của Đức đã cho ra kết luận: cán bộ lãnh đạo ở cấp
càng cao thì yêu cầu về năng lực tổ chức đối với họ càng lớn.

Năng lực tổ chức thể hiện trên 3 mặt:
- Tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp nhằm
đảm bảo hiệu quả sxkd.
- Tổ chức và điều hành bộ máy quản lý của đơn vị.
- Xây dựng hệ thống các mối quan hệ quản lý kinh doanh tạo ra mạng lưới
cung ứng, tiêu thụ cùng với các quan hệ liên doanh, liên kết, đại lý, bao
tiêu, khách hàng tương đối ổn định và gắn bó.
Muốn vậy đòi hỏi người lãnh đạo phải:
+ Có khả năng quan sát để nắm vững tình hình: thị trường, khách hàng,
đối thủ, các thay đổi của cơ chế quản lý chung…
+ Dũng cảm, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro khi cần.
+ Song cũng cần phải bền bỉ, lạc quan để quyết tâm giành thắng lợi trong
kd.
+ Phải am hiểu khoa học và nghệ thuật dùng người.
d. Về đạo đức:
- Kinh doanh không vi phạm pháp luật  là phẩm chất đòi hỏi hàng đầu
đồng thời là phong cách, triết lý.
- Trọng chữ tín, đặt chữ tín lên hàng đầu.
- Cạnh tranh lành mạnh, có thiện chí, tôn trọng con người, có cuộc sống
trong sạch, có phong cách văn hóa, tự chủ, năng động, sáng tạo, dám
nghĩ dám làm, hăng hái, xông pha, dám chấp nhận rủi ro, dám chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
e. Về ngoại ngữ:
Xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu. Ngoại ngữ chính là
chìa khóa giúp cán bộ quản lý kd trong quá trình hội nhập.
f. Có sức khỏe tốt:
Kinh doanh là việc lao tâm khổ tứ mà người lãnh đạo kd là người “lo
công ăn việc làm, lo đảm bảo thu nhập cho cả đơn vị”. Vì vậy, đòi hỏi
người lãnh đạo kd phải có sức khỏe tốt mới có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ.

2.1.3. Uy tín và phong cách công tác cán bộ lãnh đạo quản trị kinh doanh:
a. Uy tín của người lãnh đạo:
Là hình thức phản ánh mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền,
là mức độ hiệu quả sự tác động của người lãnh đạo đối với người khác, là
nhân tố cơ bản đảm bảo hiệu lực của các quyết định quản trị với cấp dưới,
do đó nó hỗ trợ rất lớn cho hiệu quả lao động của người lãnh đạo.
Uy tín của lãnh đạo có 2 nguồn gốc:
- Nguồn gốc khách quan: là những quy định về mặt pháp lý đảm bảo uy tín
chức vụ được giao.
- Nguồn gốc chủ quan: là tài năng bẩm sinh, sự tu dưỡng học tập, rèn luyện
để có trình độ, năng lực công tác và phẩm chất chính trị, đạo đức cá nhân.
Nguồn gốc khách quan là điều kiện ban đầu, cần thiết, nguồn gốc chủ quan là
điều kiện cơ bản thường xuyên lâu dài cho sự tạo lập uy tín ”uy tín là do
chính bản thân người lãnh đạo tự rèn luyện, tu dưỡng, học tập mà có”.
Tóm lại để có uy tín, người lãnh đạo quản trị phải kết hợp được giữa uy
quyền do vị trí, cấp bậc đem lại và phẩm chất, năng lực cá nhân.
Để tạo lập uy tín trong kd, người lãnh đạo cần nắm vững nguyên tắc:
-
Cố gắng và nhanh chóng tạo được thắng lợi ban đầu cho đơn vị.
-
Phấn đấu tạo ra thắng lợi liên tục để gây được lòng tin và nhất trí cao
trong tập thể.
-
Biết dùng người.
-
Đảm bảo tính công bằng, công tâm trong lãnh đạo.
-
Sống mẫu mực.
b. Phong cách công tác của người lãnh đạo:
- KN: Là tổng thể các biện pháp, cách thức, thói quen, cách cư xử đặc

trưng mà người lãnh đạo sử dụng trong giải quyết công việc hàng ngày
để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phong cách công tác của người cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất và hiệu quả lao động của cán bộ lãnh đạo. Sử dụng tốt
phong cách lãnh đạo sẽ cho phép tác động có hiệu quả tới người dưới
quyền, không tốn nhiều công sức, do sức cảm hóa và động viên tập thể
rất lớn, kích thích được tính chủ động, sáng tạo của mọi người.
- Để có phong cách làm việc có hiệu quả, người cán bộ lãnh đạo phải
thường xuyên chú ý 2 nguồn gốc hình thành trên mà khắc phục những
mặt hạn chế của nó.
-
Mỗi lãnh đạo có phong cách làm việc mang sắc thái riêng. Tuy nhiên,
phong cách làm việc khoa học đều có chung một số đặc điểm chủ yếu
sau:
+ Tính cưỡng bức thống nhất với tính năng động sáng tạo, trung thực,
khách quan, khoa học trong công việc.
(Phong cách làm việc này dựa vào quyền lực của chức vụ để đề ra các
quyết định rồi buộc cấp dưới thực hiện, không bàn bạc, thảo luận. Tuy
nhiên, phong cách làm việc này phải trên cơ sở sắp xếp, bố trí chương
trình kế hoạch làm việc đã có hệ thống và khoa học).
+ Tính dân chủ, thống nhất với tính quyết đoán và trách nhiệm cá nhân cao.
(Phong cách làm việc này là dựa vào sự bàn bạc, thảo luận của tập thể,
trên cơ sở ý kiến của tập thể để hình thành quyết định quản trị. Cách
thức làm việc này đòi hỏi sự đoàn kết nội bộ, tính thẳng thắn, lòng
khoan dung nhân ái của cán bộ lãnh đạo. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi
người lãnh đạo phải có năng lực chuyên môn, trí tuệ tổng hợp cao, sâu
sát cơ sở và quyết đoán,dám chịu trách nhiệm.)
+ Tính tự do sáng tạo thống nhất với tính mục đích và nguyên tắc ổn định của
hệ thống:
Tạo cho cấp dưới hoàn toàn chủ động trong việc giải quyết các công việc

thuộc lĩnh vực chuyên môn của họ đảm nhận, trên cơ sở các quyết định, chỉ
thị của lãnh đạo đã truyền đạt, đảm bảo thực hiện những mục tiêu của hệ
thống đã đề ra.
Người lãnh đạo cần biết sử dụng các phong cách lãnh đạo trên phù hợp với
từng trường hợp, mức độ, hoàn cảnh cụ thể. Việc sử dụng linh hoạt, mềm dẻo
và phù hợp phong cách lãnh đạo là điều kiện để nâng cao hiệu quả lao động,
nâng cao uy tín của người lãnh đạo kinh doanh.
c. Tổ chức lao động của người cán bộ lãnh đạo quản trị:
- Là sắp xếp, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc của người lãnh đạo.
Mục đích: nhằm đảo bảo cho người lãnh đạo chủ động, tập trung thời gian và
trí lực vào nhiệm vụ chỉ huy, điều hành hoạt động của bộ máy quản trị, giải
quyết những vấn đề mấu chốt, cơ bản, khắc phục tình trạng sự vụ, bị động làm
cho hệ thống không thông suốt, không ăn khớp, ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng và hiệu quả chung.
Muốn vậy, cần:
- Kế hoạch hóa công việc: sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc 1 cách có kế
hoạch.
+ Xác định thời gian làm việc: thời gian xây dựng các quyết định quản trị,
thời gian họp hành, làm việc với các bộ phận để tổ chức triển khai thực hiện
các quyết định quản trị, thời gian sinh hoạt với các tổ chức xã hội và tham
gia sinh hoạt xã hội, thời gian gặp gỡ và xuống các cơ sở sxkd, thời gian làm
việc với cấp trên, thời gian học tập bồi dưỡng và tự học tập bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt với gia đình, thời gian
tiếp khách và thời gian dự phòng cho các tình huống đột xuất.
+ Xây dựng chi tiết lịch làm việc, phân bổ thời gian cho từng công việc:
việc gì? Làm vào thời gian nào? Bao lâu?
(Lưu ý: cần phân định chức năng và thẩm quyền quản lý giữa người lãnh
đạo với cấp phó và trợ lý)
- Tổ chức nơi làm việc: thuận tiện khi làm việc, giảm bớt căng thẳng về tâm
lý, biểu hiện tính nghiêm túc, lịch sự, có văn hóa…

- Tổ chức cuộc sống: Quan hệ gia đình – vợ chồng, con cái, bạn bè… có
ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của người lãnh đạo. Nghỉ ngơi, giải trí,
rèn luyện sức khỏe, học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn,
chính trị, xã hội cũng tác động không nhỏ đến việc tái sản xuất sức lao
động của người lãnh đạo.
2.2. MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ TRONG QTKD:
2.2.1. Vai trò của tâm lý học trong QTKD:
a. Khái niệm về tâm lý:
Tâm lý bao gồm những hiện tượng nảy sinh trong đầu óc ta mà thường gọi
là hiện tượng tinh thần chi phối mọi hoạt động của ta khi có một kích
thích trực tiếp hay tiềm ẩn tác động vào giác quan của ta.
Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người và
nó được biểu hiện ra bên ngoài thông qua cử chỉ, hành động, thái độ
của họ.
b.Tâm lý học quản lý:
Là khoa học nghiên cứu các quy luật tâm lý của cá nhân, tập thể người và
sự giáo dục họ, thu hút họ vào tập thể để thực hiện tốt mục tiêu quản lý.
Tâm lý học quản lý SXKD là khoa học nghiên cứu các quy luật tâm lý của
các chủ thể tham gia trực tiếp và gián tiếp hoạt động SXKD như: tâm lý
cá nhân, tâm lý tập thể người lao động, tâm lý người quản lý, tâm lý
khách hàng….
c. Vai trò của tâm lý học trong quản lý nói chung và quản trị kinh doanh
nói riêng:
Mitơn Fritman- nhà kinh tế học người Mỹ- từng nhận giải Nobel về
kinh tế rút ra kết luận: “Trong quản lý phải biết tâm lý con người và
vận dụng tâm lý học, coi thường cái đó sẽ thất bại từ trong dự tính và
càng thất bại trong thực hành”.
Kiến thức tâm lý học rất cần cho cấp quản lý vĩ mô cũng như vi mô.
- Những nhà lãnh đạo – người soạn thảo, ban hành các đường lối, chính
sách quản lý nếu không có kiến thức tâm lý, không hiểu được tâm lý

đối tượng quản lý của mình thì các đường lối, chính sách đó không
thể đi vào cuộc sống được, không thể thực thi được.
- Điểm lại các DN của ngành xd cũng như các cơ quan, trường học…
không có DN, cơ quan làm ăn phát đạt nào mà người đứng đầu nó lại
không thể hiện như một người sành sỏi về tâm lý.
- Trong sxkd: Nhiều kết quả thí nghiệm tâm lý học đã khẳng
định:”người CN trong hoạt động nếu tâm lý không ổn định (lo lắng,
phân tán tư tưởng vì chuyện riêng của bản thân hay gia đình…) thì
năng suất
lao động có thể giảm 20%, phế phẩm tăng lên 10 lần, đồng thời còn
ảnh hưởng sang từ 8-11 người khác và làm cho năng suất lao động
của họ giảm đi từ 5-10%, phế phẩm tăng lên từ 2-5lần.

Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học QTKD:
- Nghiên cứu sự thích ứng của công việc SXKD với con người. Chú ý
tới các khía cạnh tâm lý của công tác tổ chức SXKD tại đơn vị:
phân công lao động, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, đưa yếu tố thẩm
mỹ vào hoạt động SXKD.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với nghề nghiệp: chú ý tới
việc phát hiện, sử dụng và bồi dưỡng nhân tài, giúp cho nhà quản
trị trong việc tuyển chọn, đánh giá, đề bạt cán bộ.
- Nghiên cứu các mối quan hệ con người:
+ Quan hệ nhân viên với lãnh đạo
+ Quan hệ trong tập thể người lao động
+ Quan hệ giữa nhân viên với khách hàng
- Nghiên cứu một số khía cạnh tâm lý trong hoạt động kinh doanh của
DN:
+ Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng
+ Thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Kích thích hành vi mua của khách hàng.

×