Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo cáo " Công nghệ tác tử di động và ứng dụng trong đào tạo từ xa " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.79 KB, 3 trang )

Công nghệ tác tử di động và ứng dụng trong
đào tạo từ xa

Đoàn Thị Minh Hạnh

Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS chuyên ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60 48 10
Người hướng dẫn: PGS TS Đoàn Văn Ban
Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Giới thiệu các đặc trưng cơ bản, các lợi ích, các chuẩn, một số lĩnh vực ứng
dụng, các vấn đề bảo mật và thách thức của tác tử di động; Trình bày các tính chất tác
tử của Java, những đức tính của Java hỗ trợ thích hợp cho tác tử di động và giới thiệu
về nền Aglet môi trường thực thi tác tử di động; Trình bày khái quát về đào tạo từ xa,
đào tạo từ xa trên Internet, những thuận lợi và khó khăn của việc ứng dụng tác tử di
động trong mô hình đào tạo từ xa cũng như các ứng dụng của tác tử di động trong lĩnh
vực này
Keywords: Công nghệ phần mềm, Công nghệ tác tử di động, Đào tạo từ xa

Content
MỞ ĐẦU
Khi xã hội phát triển nhu cầu học tập của con người cũng tăng, ngày càng có nhiều
người người hướng tới một trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn để phục vụ cho nhu cầu
công việc và nhu cầu xã hội của mình, nhiều mô hình mới cho sự phổ biến giáo dục, đào tạo
đã ra đời và phát triển nổi bật. Sự phát triển của hệ thống phân tán, đặc biệt là với sự thâm
nhập của Internet đã làm cho sự phổ biến giáo dục và đào tạo đạt một tỷ lệ lớn hơn. Với sự
bùng nổ thông tin trên Internet, thông tin về giáo dục và đào tạo cũng tăng nhanh chóng, môi
trường học trên Internet đã và đang trở thành một xu hướng và ngày càng thu hút nhiều người
quan tâm. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có những hạn chế như hạn chế về băng
thông, truy cập chậm, giới hạn về khoảng cách địa lý, hạn chế về thời gian, ngôn ngữ, không
thích hợp đối với từng cá nhân sinh viên riêng lẻ, …


Công nghệ tác tử di động đang được thu hút sự chú ý, quan tâm của các nhà nghiên cứu
cũng như người sử dụng trong những năm gần đây, tác tử di động chuyển xử lý đến gần
nguồn dữ liệu nhờ đó có khả năng làm giảm tải mạng, khắc phục tình trạng trễ mạng, nó thay
mặt cho con người để thực hiện những công việc thích hợp với nhu cầu của từng cá nhân vì
vậy tiết kiệm được thời gian và sức lao động của con người. Với những tính chất và khả năng
đặc trưng của mình, tác tử di động có khả năng đáp ứng được những hạn chế của môi trường
giáo dục và đào tạo trên Internet.
Từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Công nghệ tác tử di động và ứng
dụng trong đào tạo từ xa” với các nội dung chính là nghiên cứu về công nghệ tác tử di động,
môi trường giáo dục, đào tạo trên Internet và áp dụng công nghệ tác tử di động vào môi
trường này.
Luận văn được chia thành ba chương:
 Chương 1: Tổng quan về tác tử di động. Giới thiệu các đặc trưng cơ bản, các lợi ích,
các chuẩn, một số hệ thống, lĩnh vực ứng dụng, các vấn đề bảo mật và thách thức của
tác tử di động.
 Chương 2: Tác tử di động với Java. Trình bày các tính chất tác tử của Java, những đặc
tính của Java hỗ trợ thích hợp cho tác tử di động và giới thiệu về nền Aglet là môi
trường để thực thi tác tử di động.
 Chương 3: Đào tạo từ xa và ứng dụng tác tử di động trong đào tạo từ xa. Trình bày
khái quát về đào tạo từ xa, đào tạo từ xa trên Internet, những thuận lợi và khó khăn
của việc ứng dụng tác tử di động trong mô hình đào tạo từ xa cũng như các ứng dụng
của tác tử di động trong lĩnh vực này.

References
Tiếng Việt
1. Đoàn Văn Ban [2003], Lập trình hướng đối tượng với Java, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
2. Hoàng Ngọc Giao (2000), Java và ứng dụng mạng, NXB Thống kê.
3. Nguyễn Phương Lan, Hoàng Đức Hải (2004), Java lập trình mạng, NXB Thống Kê.
Tiếng Anh
4. Alexander Serenko and Brian Detlor (2002), Agent toolkits, Michael G. De Groote School

of Business McMaster University Hamilton.
5. Carine G. Webber, Maria de Fátima W.P.Lima, Marcos E.Casa, and Alexandre M.Ribeiro
(2007), Towards Secure e-Learning Applications: a Multiagent Platform, University of
Caxias do Sul/Computer Science Department, Caxias do Sul, Brazil.
6. Danny B. Lange and Mitsuru Oshima(1998), Mobile agent with java: the Aglet API,
Addison – Wesley.
7. Danny B. Lange (1998), Prgramming and Deploying Java Mobile Agent with Aglets,
Addison – Wesley.
8. David Webster (2006), Learning about e-learning, Kookaburra Studios Pty ltd.
9. He Yan, Wenqing Cheng, Shu Wang, and Di Wu (2006), Mobile agent in e-learning
resource management, IEEE, San Diego, CA.
10. Vu Anh Pham and Ahmed Karmouch (1998), Mobile Software agents: An Overview,
University of Ottawa, Ontario.
11. Mihaela Dinsoreanu, Cristian Godja, and Claudiu Anghel (2002), Mobile agent based
solutions for knowledge assessment in elearning environments, Computer Science
Department Technical University of Cluj-Napoca, Romania.
12. Mousa Alfalayleh and Ljiljana Brankovic (2004), An Overview Of Security Issues And
Techniques In Mobile Agents, the University of Newcastle, Newcastle, Australia.
13. V. E. Cabukovski (2006), An Agent-Based Testing Subsystem in an E-Learning
Environment, Faculty of Natural Sciences and Mathematics, Sts. Cyril and Methodius
University, Macedonia.
Các trang Web









×