Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11 NĂM HỌC 2010- 2011 TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.54 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11
NĂM HỌC 2010- 2011
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề ra:
Câu 1 : (3,0 đ) Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á
không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX ?
Câu 2: (4,0 đ) Trình bày tóm tắt diễn biến của cách mạng tháng Mười Nga
năm 1917 ? Hãy nêu ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ?
Cuộc cách mạng này có ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào ?
Câu 3: (3,0 đ) Trình bày về nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng kinh tế
thế giới 1929 – 1933 ?
Hết
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1:(3,0 đ) Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á
không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây vào cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX ?
* Giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước ở Đông Nam Á khác, Xiêm cũng
đứng trước sự đe doạ xâm nhập của thực dân phương Tây nhất là Anh và
Pháp. (0,25 đ)
* Trước tình hình đó, vua Rama IV chủ trương mở của buôn bán với
nước ngoài (0,25 đ)
* Năm 1868, Rama V đã thực hiện nhiều chính sách cải cách:
- Về kinh tế: (0,5 đ)
+ Trong nông nghiệp: giảm nhẹ thuế, xoá bỏ lao dịch, tăng lượng
gạo xuất khẩu. (0,25 đ)
+ Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh;
xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng (0,25 đ)
- Về chính trị: (0,5 đ)


+ Cải cách theo kiểu phương Tây, đứng đầu là vua, giúp việc có hội
đồng nhà nước (nghị viện) (0,25 đ)
+ Chính phủ có 12 bộ trưởng. Quân đội, toà án, trường học được tổ
chức theo kiểu châu Âu. (0,25 đ)
- Về xã hội: xoá bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động. (0,5 đ)
- Đối ngoại: thực hiện chính sách “mềm dẻo”, lợi dụng vị trí “nước đệm”
và mâu thuẫn giữa Anh và Pháp (0,5 đ)
 Xiêm đã giữ được chủ quyền đất nước, đưa đất nước phát triển theo
con đường tư bản chủ nghĩa, là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở
thành thuộc địa của thực dân phương Tây (0.5 đ)
Câu 2: (4,0 đ) Trình bày tóm tắt diễn biến của cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917 ? Hãy nêu ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 ? Cuộc cách mạng này có ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như
thế nào ?
Trình bày tóm tắt diễn biến của cách mạng tháng Mười Nga năm
1917: (1 đ)
- Đêm 24/10/1917 (6/11), cách mạng bùng nổ. Đêm 25/10/1917 (7/11),
quân khởi nghĩa chiếm cung điện Mùa Đông => Khởi nghĩa giành được
thắng lợi.
- Đầu năm 1918, cách mạng giành được thắng lợi trên khắp nước Nga
rộng lớn.
Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: (2 đ)
- Đối với nước Nga: (1 đ)
+ Đập tan ách áp bức bóc lột của phong kiến, tư sản; giải phóng giai cấp
công nhân và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
- Đối với thế giới: (1 đ)
+ Làm thay đổi cục diện thế giới
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười tới cách mạng Việt Nam: (1 đ)
- Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam
theo con đường của cách mạng tháng Mười: con đường cách mạng vô sản.
- Sau cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa (trong đó có Việt Nam) gắn bó với phong trào công nhân ở các
nước tư bản.
Câu 3: (3,0 đ) Trình bày về nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng
kinh tế thế giới 1929 – 1933
Năm 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn
bộ hệ thống thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của
chủ nghĩa tư bản (0,5 đ)
* Nguyên nhân: (0,5 đ)
Do sản xuất ồ ạt, cung vượt cầu, hàng hóa ế thừa, không bán được ra thị
trường => Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
* Hậu quả:
- Về kinh tế: (0,5 đ) nền kinh tế thế giới bị tàn phá nặng nề, đẩy hàng
trăm triệu người vào cảnh đói khổ.
- Về chính trị, xã hội: (0,5 đ) bất ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao. Nhiều
cuộc đấu tranh biểu tình, bãi công nổ ra liên tục.
- Về quan hệ quốc tế: ( 1 đ)
+ Hình thành nên 2 khối đế quốc đối đầu nhau: khối Anh, Pháp, Mĩ và
khối phát xít Đức, Nhật, I-ta-li-a
+ Xuất hiện chủ nghĩa phát xít, báo hiệu trước nguy cơ của một cuộc
chiến tranh thế giới mới.

×