KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ THỦY HÓA VÀ THỦY SINH TRONG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM TRÊN RUỘNG
LÚA Ở XÃ PHÚ THUẬN, THOẠI SƠN, AN GIANG
KS. Đặng Thị Thanh Quỳnh
TÓM TẮT
Đề tài này được thực hiện nhằm theo dõi một số yếu tố thủy hóa sinh trong môi trường nước của mô
hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Phú Thuận, Thoại Sơn. Đồng thời xác định tốc độ tăng
trưởng và năng suất tôm sau thu hoạch. Qua đó tìm mối tương quan giữa chúng. Kết quả cho thấy đa
số các yếu tố thủy hóa sinh của môi tường nước ao nuôi thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
bình thường của tôm. Tuy nhiên, ở một vài thời điểm, có một số chỉ tiêu vượt ngưỡng thích hợp cho ao
nuôi thủy sản như: độ trong, BOD, N-NH
4
+
. Cũng qua kết quả phân tích cho thấy, độ trong và oxy hòa
tan trong nước có tương quan chặt chẽ đến sự tăng trưởng của tôm. Thêm vào đó, tỉ lệ sống của tôm
nuôi thấp và trọng lượng cá thể khi thu hoạch cũng không cao nên đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận
của mô hình.
ABSTRACT
This study is conducted to aim at observation the water quality parameters of shrimp-rice system in
Phu Thuan commune, Thoai Son district. Concomitantly, to identify growth rate and the productivity
of shrimp post-harvest. Basing on this, the study found out the correlation between them. The
consequence of study showed that most of water quality parameters of the ponds to be suitable for
normal growth and development of shrimp. However, in some cases, there are some indexes over
suitable limitation in the pond for rising shrimp such as transparent level, BOD, N-NH
4
+
. Through
analyzed result also showed that there is a close correlation between transparent level and dissolved
oxygen (DO) in water related to the growth of shrimp. Additionally, the survival rate of shrimp is low
and its body weight is not high when harvested. Thus, this affected the profit of shrimp-rice model.
Keywords: the water quality parameters, the growth of shrimp
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhờ có diện tích mặt nước rộng lớn An Giang có nhiều điều kiện và tiềm năng phát triển nuôi trồng
thủy sản, đặc biệt là mùa lũ. Tận dụng diện tích bỏ trống vào mùa lũ, nhiều mô hình nuôi thủy sản của
tỉnh đã hình thành và mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Phú
Thuận, Thoại Sơn đã phát triển rất nhanh từ 3ha – 375ha (2000-2005), bước đầu đánh giá là có hiệu
quả kinh tế cao và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong mùa nước nổi. Đồng thời,
mô hình cũng góp phần đa dạng hoá trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân và phần nào
giải quyết lao động nhàn rỗi trong nông thôn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây lợi nhuận mà mô hình mang lại không ổn định và có chiều hướng
giảm do tôm chậm lớn, kích cỡ thu hoạch không đều, năng suất dao động lớn (0,4-2,4 tấn/ha) nên giá
bán bình quân thấp (73.000đồng/kg) (Dương Ngọc Thành, 2004). Vì vậy, kỹ thuật nuôi hay quản lý
môi trường nuôi tốt là rất quan trọng và nó có liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và năng suất
của tôm. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm theo dõi một số yếu tố thủy hóa sinh trong môi
trường nước của mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa. Đồng thời xác định tốc độ tăng trưởng và năng suất
tôm sau thu hoạch. Qua đó tìm ra mối tương quan giữa năng suất và môi trường và làm cơ sở khoa học
để tìm ra phương pháp canh tác tối ưu cho người dân, giúp cho việc phát triển mô hình đạt hiệu quả
hơn, góp phần giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra đề tài cần phải tập trung nghiên cứu những vấn đề:
- Phân tích chất lượng nước thông qua một số chỉ tiêu: Nhiệt độ, pH, độ trong, DO, COD, BOD, N-
NO
3
-
, N-NH
4
+
, P-PO
4
-
, độ cứng, H
2
S, vi sinh, phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy.
- Theo dõi tốc độ tăng trưởng tôm
- Xác định năng suất của tôm sau thu hoạch
- Tìm hiểu các yếu tố về kỹ thuật nuôi, quản lý ao và chi phí đầu tư của người nuôi
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu: ấp Kinh Đào và ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, Thoại Sơn, An Giang
3.2 Thời gian và chu kỳ thu mẫu
- Thời gian thu mẫu: Buổi sáng từ 7- 10 giờ
- Chu kỳ thu mẫu: Mẫu được thu định kỳ hằng tháng từ 4/2005 đến 9/2005, với tổng số mẫu được thu
là 18 mẫu (1 lần/tháng* 6 lần* 3 vuông* 1 mẫu)
3.3 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu mẫu tôm: chọn mẫu ngẫu nhiên 30 con/vuông để cân đo trọng lượng và chiều dài
+ Sau đó xác định tốc độ tăng trưởng ngày của tôm thí nghiệm (W)
W2 - W1 Trong đó:
W (gram/ngày) = W1: Trọng lượng trung bình của tôm thí nghiệm tại thời điểm t1
t2 - t1 W2: Trọng lượng trung bình của tôm thí nghiệm tại thời điểm t2
t1, t2: Thời gian kiểm tra tôm thí nghiệm
+ Tỷ lệ sống của tôm cũng được xác định theo công thức:
Số tôm còn lại sau thời gian thí nghiệm
Tỉ lệ sống (%) = x 100 (%)
Số tôm thả thí nghiệm
- Phương pháp thu mẫu nước:
+ Nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế và độ trong được đo bằng đĩa Secchi tại hiện trường
+ Các chỉ tiêu còn lại được thu, cố định mẫu và mang về phòng thí nghiệm để phân tích
- Phương pháp phỏng vấn:
+ Theo dõi kỹ thuật canh tác của 3 hộ nuôi tôm càng xanh và các thông tin có liên quan như: Đặc
điểm ao nuôi, mật độ nuôi, cách chăm sóc quản lý, nguồn thức ăn, chi phí đầu tư, năng suất,…
+ Đề tài còn phỏng vấn thêm 35 hộ nuôi tôm trên ruộng lúa ở xã với các nội dung: Những thông tin
về người trực tiếp canh tác, mật độ, nguồn tôm giống, chi phí đầu tư và năng suất tôm.
3.4 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
+ pH: đo bằng máy đo pH
+ COD: phương pháp oxy hoá KMnO
4
trong môi trường kiềm
+ DO, BOD: xác định bằng phương pháp Winkler
+ H
2
S: phương pháp Iodine
+ P-PO
4
-
: phương pháp Acid Ascorbic.
+ N-NO
3
-
, N-NH
4
+
: phương pháp so màu Indophenol blue
+ Độ cứng: phương pháp chuẩn độ Complexon
+ Vi sinh: phương pháp phân tích vi sinh hiện hành
+ Động vật đáy, động vật nổi, thực vật nổi: định danh và định lượng bằng kính hiển vi
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập số liệu, phân tích so sánh số liệu và sử dụng phần mền
Minitab 15 English để phân tích sự tương quan giữa các yếu tố.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Sự biến động của các yếu tố thủy lý hóa của môi trường nước
Qua kết quả phân tích ở bảng 1 ta thấy phần lớn các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm càng xanh. Tuy nhiên, theo thời gian nuôi chúng
biến động một cách có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và ở một vài thời điểm có một số chỉ tiêu vượt
ngưỡng thích hợp cho ao nuôi thủy sản như: độ trong, BOD, N-NH
4
+
.
Bảng 1: Sự khác biệt nồng độ một số yếu tố thủy lý hóa theo thời gian nuôi
Đợt thu mẫu 1 2 3 4 5 6 P-value
pH 7,6 a 7,6 a 8,2 a 7,9 a 7,3 a 7,5 a 0,102
Nhiệt độ (
o
C) 28,9 a 26,2 bc 29,8 a 29,6 a 28,6 ac 25,7 b 0,000
Độ trong (cm) 29,1 a 21,7 ac 14,8 bc 12,8 bc 7,1 b 8,3 b 0,000
DO (mg/L) 6,4 a 5,7 ac 5,5 ac 4,6 3,8 bc 3,4 b 0,002
COD (mg/L) 6,54 a 18,06 26,22 b 22,67 b 25,69 b 18,24 0,001
BOD (mg/L) 4,38 a 7,40 ac 17,61 b 10,67 15,00 bc 11,78 0,003
H
2
S (mg/L) 0,03 a 0,42 0,81 b 0,88 b 0,74 b 0,49 0,002
Độ cứng (mg/L
CaCO
3
)
104 93 b 134 a 107 100 96 b 0,027
-NH
4
+
(mg/L) 0,50 a 1,04 a 0,77 a 0,54 a 0,41 a 0,46 a 0,074
-NO
3
-
(mg/L) 0,15 a 0,50 b 0,55 b 0,32 0,37 0,41 b 0,003
-PO
4
3-
(mg/L) 0,01 a 0,70 1,42 b 0,90 b 0,60 0,60 0,004
Ghi chú: Các ký tự có giống nhau trong cùng một hàng thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Theo thời gian nuôi, môi trường nước ao tôm bắt đầu tích lũy nhiều vật chất hữu cơ, vật chất lơ lửng
làm nước nhiễm bẩn. Ở tháng thả nuôi thứ 2, độ trong của nước đã giảm thấp dưới 25cm, hơn nữa với
sự xuất hiện một lượng lớn tảo lam, nên hàm lượng BOD trong nước cũng tăng cao trên 10 mg/l ở
tháng thứ 3. Bên cạnh đó, mật số vi sinh vật tăng cao (6x10
6
CFU/ml) và sự gia tăng hàm lượng H
2
S
nên đã làm ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
4.2 Sự biến động của các yếu tố thủy sinh
4.2.1 Thành phần giống loài phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật và động vật đáy
Do môi trường nước thường được trao đổi nên thành phần giống loài phiêu sinh khá phong phú và
biến động rất khác nhau trong suốt thời gian nghiên cứu. Trong các đợt nghiên cứu đã xác định được
34 loài thực vật nổi thuộc 4 ngành: Cyanophyta có 12 loài, Chlorophyta có 17 loài, Chrysophyta có 3
loài và Euglenophyta có 2 loài, trong đó ngành tảo lục (Chlorophyta) có số loài chiếm đa số trong mỗi
đợt khảo sát. Các loài thường xuyên xuất hiện như: Lyngbya contorta, Oscillatoria limosa, Pediastrum
simplex var., Chlorococcum humicola, Euglena caudata, Thành phần giống loài phiêu sinh động vật
của các ao tôm cũng rất phong phú với 45 loài thuộc 4 ngành chính như: Protozoa có 12 loài,
Copepoda có 12 loài, Rotatoria có 19 loài và Cladocera có 2 loài. Một số loài thuộc lớp trùng bánh xe
(Rotatoria) xuất hiện tiêu biểu cho môi trường nước giàu dinh dưỡng như: Brachionus plicatilis chiếm
tỉ lệ cao nhất so với các ngành khác trong từng đợt khảo sát. Cũng qua kết quả nghiên cứu cho thấy ở
các ao tôm chỉ xuất hiện một số loài động vật đáy thuộc lớp Oligochaeta (giun ít tơ) cư trú trong các
lớp đất bùn dưới đáy ao giàu chất hữu cơ, đây là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá.
4.2.2 Sinh lượng phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật và động vật đáy
- Phiêu sinh thực vật: Số lượng phiêu sinh thực vật của các ao qua các đợt thu mẫu biến động rất lớn
khoảng 6.417 - 11.647.410 tế bào/lít. Qua kết quả phân tích ta thấy số lượng tảo ở đợt 2 rất cao là do
sự ưu thế của tảo lam (Cyanophyta), chủ yếu là các loài: Oscillatoria, Lyngbya, Microcystic,… Điều
đó chứng tỏ rằng môi trường nuôi có biểu hiện nhiễm bẩn, hàm lượng hữu cơ trong nước ở mức cao và
các độc tố của chúng có khả năng ức chế sự phát triển của các loài tảo khác (Boyd, 1998).
Bảng 2: Sinh lượng phiêu sinh thực vật ở từng thời điểm thu mẫu
PSTV (tế bào/lít) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Trung bình
Trung bình 42.207 11.647.410 465.897 13.140 13.553 6.417 2.031.437
Độ lệch chuẩn
8.481 7.695.246 367.261 16.803 20.675 9.903 5.156.766
Thấp nhất 32.448 6.690.750 63.392 2.490 1.140 560 560
Cao nhất 47.800 20.512.480 782.790 32.510 37.420 17.850 20.512.480
- Phiêu sinh động vật: Số lượng động vật nổi của các ao thí nghiệm chiếm số lượng rất cao, chủ yếu là
ở tháng thả nuôi đầu tiên do sự phát triển mạnh của các loài thuộc lớp trùng bánh xe (Rotatoria), các
loài ưa chất hữu cơ như Brachionua plicatilis, Lepadella ovalis.
Bảng 3: Sinh lượng phiêu sinh động vật ở từng thời điểm thu mẫu
PSĐV (tế bào/lít) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6
Trung
bình
Trung bình 6.673.167 122.799 21.758 6.217 22.733 5.993 141.136
Độ lệch chuẩn 265.039 92.230 9.256 3.202 30.872 3.036 264.068
Thấp nhất 441.250 57.516 11.800 2.800 600 2.500 600
Cao nhất 959.000 228.310 30.100 9.150 58.000 8.000 959.000
- Động vật đáy: Tuy với số lượng rất ít trung bình 6 con/m
2
nhưng đây là nguồn thức ăn có giá trị dinh
dưỡng cao có thể cung cấp cho tôm.
Bảng 4: Sinh lượng động vật đáy ở từng thời điểm thu mẫu
ĐVĐ (con/m
2
) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Trung bình
Trung bình
0 2 16 3 5 10 6
Độ lệch chuẩn
0 3 16 1 1 3 8
Thấp nhất
0 0 3 3 4 7 0
Cao nhất
0 5 33 4 6 12 33
4.3 Tốc độ tăng trưởng và năng suất của tôm nuôi
4.3.1 Tốc độ tăng trưởng
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày của tôm (W)
W (gram/ngày) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Trung bình
Trung bình
0,06 a 0,19 a 0,35 b 0,2 a 0,4 b 0,24
Độ lệch chuẩn
0,02 0,07 0,08 0,06 0,06 0,14
Thấp nhất
0,04 0,15 0,25 0,16 0,33 0,04
Cao nhất
0,08 0,27 0,41 0,27 0,46 0,46
Ghi chú: Các ký tự có giống nhau trong cùng một hàng thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi ở mỗi tháng rất khác nhau và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P<0,05). Tăng trưởng của tôm nuôi nhanh nhất vào tháng nuôi thứ 3 và thứ 5 (bảng 5).
4.3.2 Năng suất tôm sau thu hoạch
Bảng 6: Năng suất tôm của các ao thí nghiệm
Thành phần Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất
TL sống (%) 29,28 9,21 18,70 35,44
Năng suất (kg/ha) 1.590 589 965 2.133
Lợi nhuận (triệu/ha) 26,348 30,913 -8,077 51,736
Năng suất tôm đạt được sau thu hoạch trong ao nuôi phụ thuộc rất nhiều vào tỉ lệ sống và trọng lượng
cá thể khi thu hoạch. Kết quả phân tích bảng 6 cho thấy sự chênh lệch về lợi nhuận ở các ao rất lớn
(gần 60 triệu đồng/ha) nên kỹ thuật nuôi được người dân áp dụng có sự chênh lệnh rất đáng kể. Với tỷ
lệ sống thấp trung bình 29,3% và trọng lượng cá thể thu hoạch không cao trung bình khoảng 43g/con,
nên đã ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch tôm 1.590kg/ha. Thêm vào đó, chi phí đầu tư cao nên làm
ảnh hưởng đến lợi nhuận của ao tôm 26.350.000 đồng/ha/vụ.
4.4 Sự tương quan giữa năng suất và môi trường
Bảng 7: Sự tương quan giữa trọng lượng tôm và một số chỉ tiêu môi trường
STT
Tương quan Trọng lượng
Các chỉ tiêu P-value Hệ số R
1 pH 0,350 0,055
2 Nhiệt độ 0,273 0,075
3 Độ trong 0,000 0,645
4 DO 0,000 0,690
5 COD 0,120 0,144
6 BOD 0,102 0,158
7 H
2
S 0,146 0,127
Qua kết quả phân tích sự tương quan giữa trọng lượng tôm và một số chỉ tiêu môi trường cho thấy độ
trong của nước và oxy hòa tan trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng tôm (P<0,05) với hệ
số tương quan (R = 0,65 và R = 0,69) là tương đối chặt chẽ. Còn lại các chỉ tiêu còn lại không ảnh
hưởng đến trọng lượng tôm.
5. KIẾN NGHỊ
Cần phải kiểm soát chặt chẽ chế độ bón phân và hàm lượng thức ăn không để dư thừa, tránh làm ô
nhiễm chất hữu cơ trong nước. Đồng thời, cần tăng cường sử dụng máy sục khí hay tiến hành thay
nước thường xuyên để giúp cải thiện hàm lượng oxy và pha loãng nồng độ H
2
S trong nước để tạo điều
kiện cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Để hiệu quả của mô hình lúa-tôm ổn định hơn, cần phải nâng cao trình độ chuyên môn về nuôi trồng
thuỷ sản cho nông dân. Thường xuyên mở các lớp tập huấn và chuyển giao các quy trình kỹ thuật công
nghệ cho người nuôi tôm về các vấn đề quản lý chế độ dinh dưỡng hợp lý và quản lý chất lượng môi
trường nước thích hợp trong ao nuôi tôm nhằm giúp họ kiểm soát được dịch bệnh tránh rủi ro xảy ra.
Bên cạnh đó, nguồn nước cấp cho ao tôm cần phải được xử lý sơ bộ bằng ao lắng tự nhiên trước khi
đưa vào ruộng tôm để hạn chế mầm bệnh và ngăn chặn dịch bệnh có thể xảy ra. Và nguồn nước thải
của vuông tôm cũng phải được xử lý sơ bộ trước khi thải ra kênh để tránh gây ô nhiễm nguồn nước
cấp cho các vuông lân cận và góp phần bảo vệ môi trường.
Tài liệu tham khảo
Boyd, C.E, Tucker Craig S. 1998. Pond aquacuture water quality management. Kluwer Academic Publishers.
Cục thống kê An Giang. 2004. Niên giám thống kê tỉnh An Giang.
Dương Ngọc Thành. 2005. Một số kết quả khảo sát về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình canh tác có hiệu quả
trong mùa lũ 2004 tại tỉnh An Giang. Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải. 2001. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Trung tâm Khuyến ngư
Trung ưng. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
Phòng Xây dựng & PTNT huyện Thoại Sơn. 2004. Báo cáo tình hình thu hoạch tôm càng xanh năm 2003.
Huyện Thoại Sơn, An Giang.
Trung tâm Quan trắc và Dữ liệu Môi trường - Cục Bảo vệ Môi trường – 2004. Thông tin chi tiết tiêu chuẩn
(TCVN 6774:2000) [trực tuyến]. Đọc từ:
/>=5 (đọc ngày: 3/8/2007).
Vũ Thế Trụ. 2003. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp.