Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

KỸ THUẬT NUÔI NGAO Chu Chí Thiết, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.64 KB, 21 trang )



1
KỸ THUẬT NUÔI NGAO
Chu Chí Thiết, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1

I. Giới thiệu

Ngao thuộc Họ Ngao Veneridae, Giống ngao Meretrix.
Họ Ngao có khoảng trên 500 loài, phân bố rộng ở vùng bãi triều ven biển các nước ôn đới
nhiệt đới. Nước ta có khoảng 40 loài thuộc 7 nhóm giống, phân bố dọc bờ biển từ Bắc đến
Nam.
Vùng ven biển phía Bắc có ngao dầu (Meretrix lime), ngao mật (Meretrix lusoria
Rumplius). Vùng ven biển phía Nam có nghêu (Meretrix lyrata sowerby).
Ngao là nhóm động vật nhuyễn thể có tiềm năng lớn ở vùng triều nước ta. Kỹ thuậ
t nuôi
không phức tạp, chu kỳ nuôi ngắn, đầu tư ít lại có giá trị xuất khẩu. Nuôi ngao, nghêu còn là
biện pháp tích cực để bảo vệ và phát triển nguồn lợi này, góp phần làm sạch môi trường đáy
vùng triều ven biển.
II.HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO CỦA NGAO
1. Hình thái

Vỏ ngao có hình tam giác, hai vỏ to bằng nhau, vỏ dày và chắc. Chiều dài vỏ lớn hơn chiều
cao vỏ. Đỉnh vỏ nhô lên uốn cong về phía bụng. Mặt vỏ phồng lên, nhẵn bóng. Vòng sinh
trưởng mịn và rõ. Ngoài vỏ ngao dầu có lớp bì màu nâu. Từ đỉnh vỏ xuống có nhiều vành
màu nâu. Ở nghêu mặt ngoài của vỏ màu vàng sữa, ít cá thể màu nâu, vòng sinh trưởng thô.
Mầu sắc của vỏ thường biến đổi thẫm hay nhạt theo môi trường nuôi. Phía trướ
c của đỉnh vỏ
mặt nguyệt thuôn dài. Phía sau đỉnh vỏ có đai nề màu đen. Mặt trong của vỏ màu trắng, vết
cơ khép vỏ trước nhỏ, hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ sau to hình trứng tròn.
2. Cấu tạo trong



a) Màng áo:
Hai tấm màng áo mỏng bao phủ toàn bộ nội tạng của ngao. Viền mép màng áo có nhiều
mấu lồi cảm giác. Phía mép của hai màng áo gần bụng dính lại, hình thành hai vòi nước: vòi
phía bụng là vòi nước vào, vòi nằm phía lưng là vòi nước ra. Vòi nước của ngao to và ngắn,
vòi nước vào dài hơn vòi nước ra. Ngao vùi thân trong cát và thò vòi nước lên trên cát để hô
hấp, bắt mồi và bài tiết.
b) Hệ tiêu hoá, hô hấp:
Miệng ngao là một rãnh ngang nằm ở phía trước cơ thể, bên miệng có tấm môi ngoài, môi
trong, có tiêm mao dùng để
chuyển vận và chọn lọc thức ăn. Thực quản và dạ dày mỏng.
Xung quanh dạ dày có các túi “nang” tiêu hoá, có ống thông với dạ dày.
Mang là cơ quan hô hấp chủ yếu, ngoài ra các vi mạch trên màng áo ngoài, các vi mạch trên
môi cũng có tác dụng bổ trợ cho hô hấp.
c) Hệ sinh dục:


2
Ngao phân đực, cái riêng. Khi tuyến sinh dục thành thục ở con cái có màu vàng, con đực có
màu trắng sữa phủ khắp nội tạng.
III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NGAO
1. Phân bố:

Ngao phân bố trên các bãi biển, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn (cát chiểm 60-80%),
sóng gió nhẹ, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào. Ở nơi đáy nhiều bùn ngao dễ bị chết
ngạt, nơi đáy cát chiếm 100% ngao bị khô nóng.
Ngao sống ở trung, hạ triều cho đến độ sâu tới 10m ở đáy biển.
Ngao là động vật nhuyễn thể rộng nhiệt. Thích nghi được với nhiệt độ từ 5-35
o
C, ở nhiệt độ

18-30
o
C sinh trưởng tốt nhất. Giới hạn chịu nhiệt cao là 43
o
C. Khi nhiệt độ lên tới 44
o
C
ngao chết 50%, ở 45
o
C chết toàn bộ. Ở nhiệt độ 37,5
o
C sống được 10,4 giờ, 40
o
C sống được
5,3 giờ, 42
o
C sống được 1,5 giờ. Khi nhiệt độ giảm xuống 0
o
C, các tơ mang ngừng hoạt động. Ở
nhiệt độ âm 2-3
o
C sau 3 tuần chỉ chết 10%.
Ở độ mặn 19-26‰ ngao sinh trưởng tốt. Ngao có sức chịu đựng tốt ở tỷ trọng cao, ở trọng
1,029 chỉ có một số ít bị chết.
Trong môi trường tự nhiên nếu độ mặn biến đổi đột ngột sẽ gây chết hàng loạt. Những vùng
bị ảnh hưởng nước lũ kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của ngao, có thể gây chết
hàng lo
ạt. Những vùng này thường không có ngao phân bố.
Ngao là loài sống đáy, chân phát triển để đào cát vùi mình xuống dưới. Để hô hấp và lấy
mồi ăn ngao thò vòi nước lên mặt bãi hình thành một lỗ hình bầu dục màu vàng nhạt, nhìn

lỗ có thể biết được chỗ ở của ngao. Vòi ngao ngắn nên không thể chui sâu, thường chỉ cách
mặt đáy vài cm. Trời lạnh ngao xuống sâu hơn nhưng không quá 10cm (hình 4).
Hiện tượng ngao di chuyển nổi trong nước: Khi gặp biểu hi
ện môi trường không thích hợp,
ngao có thể nổi lên trong nước và di chuyển tới vùng khác bằng cách tiết ra một túi nhầy
hoặc một dải chất nhầy để giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể và nổi lên được trong nước và theo dòng
nước triều di chuyển tới nơi khác. Ngao có thể nổi lên ở độ cao 1,2m. Ngao thường di
chuyển vào mùa hạ, mùa thu. Mùa hạ ngao sống ở vùng triều cao, bãi cạn chịu thời gian
chiếu nắng dài làm cho bãi cát nóng lên ngao ph
ải di chuyển theo nước triều rút xuống vùng
sâu hơn. Mùa thu nhiệt độ hạ dần, gió thổi liên tục làm cho nhiệt độ giảm nhanh ngao không
chịu được phải di chuyển xuống vùng sâu. Mặt khác, sự di chuyển của ngao cũng có quan
hệ tới sinh sản. Khi ngao lớn tới 5-6cm ở giai đoạn sinh dục thành thục ngao thường di
chuyển nhiều.
Đặc điểm này phải được hết sức chú ý, giữ không cho ngao đi mất. Ngườ
i ta thường dùng
dây cước sợi 3 x 3 căng ở đáy 3cm theo chiều vuông góc với đường nước triều rút, dây căng
sẽ cắt đứt tuyến nhầy của ngao và ngao sẽ bị chìm xuống đáy. Phương pháp này rất có hiệu
quả với ngao cỡ 3-5cm.
2. Tính ăn

Phương thức bắt mồi ăn của ngao là bị động. Khi triều dâng ngao thò vòi lên cát để lọc mồi
ăn, chọn những hạt, vụn hữu cơ có cỡ to nhỏ thích hợp là được. Thức ăn chủ yếu của ngao
là tảo khuê, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ.


3
3. Sinh trưởng
Ngao dầu 1 tuổi có khối lượng 5-7g, 2 tuổi có khối lượng 12g.
Thời gian lớn nhanh vào tháng 4-9, lúc này nhiệt độ thích hợp. Hai năm đầu ngao lớn nhanh

sau chậm dần. Ngao dầu có cỡ cá thể lớn tới 13cm, cao 11cm, dầy 5,8cm.
Sức lớn của ngao có liên quan chặt chẽ với vùng phân bố có nhiều hay ít mồi ăn, vùng cửa
sông có nhiều thức ăn, hàm lượng oxy dồi dào ngao lớn nhanh, ngao sống ở vùng triều thấp
lớn nhanh hơn ở vùng tri
ều cao.
4. Sinh sản

Ngao đực, cái là dị thể. Trứng và tinh trùng phóng ra thụ tinh trong nước. Ngao 1 tuổi có thể
thành thục. Nhìn bề ngoài không phân được đực cái, nhưng khi tuyến sinh dục thành thục có
thể dựa vào màu sắc tuyến sinh dục để phân biệt. Ngao cái có màu vàng nhạt, ngao đực có
màu trắng sữa. Mặt khác ở ngao đực đã thành thục tốt khi làm vỡ phần mềm ở dưới bụng
tinh dịch sẽ chảy ra nhưng ở con cái dù thành thục ở mức độ
tốt cũng không có hiện tượng
chảy ra.
Mùa sinh sản của ngao vào hè thu; lượng trứng của ngao có quan hệ với cỡ cá thể to nhỏ.
Con lớn có tới 600 vạn trứng, ngao có khối lượng 5g lượng ôm trứng vượt quá 20 triệu hạt.
Ngao có khối lượng 5,4g mỗi lần đẻ 40 vạn hạt.
Phương thức sinh sản của ngao là phần sau của thân thò vòi lên mặt nước. Tinh trùng, trứng
rụng vào xoang rồi qua vòi nước từ từ tuôn ra. Sau
đó khuyếch tán trong nước biển. Thời
gian đẻ của một con cái kéo dài tới 1 giờ. Trong bể đẻ khi ngao đẻ rộ làm cho nước biển
trong sạch trở nên rất vẩn đục. Phương thức đẻ của ngao rất độc đáo dù là triều cường hay
triều nhỏ, ban ngày hay ban đêm đều có thể đẻ trứng. Ngao đẻ trứng phân theo đợt, thời gian
cách nhau có khi là nửa tháng và có khi tới một tháng.
5. Sự phát triển của phôi

Trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng, qua 10 ngày sống phù du sau đó mới chuyển sang
sống bám.
Ở nhiệt độ 25
o

C thụ tinh sau 15 phút xuất hiện thể cực thứ nhất, 20 phút sau xuất hiện thể
cực thứ hai, tiếp đó bắt đầu phân cắt tế bào. Lần phân cắt thứ nhất cắt dọc từ cực động vật
xuống cực thực vật thành hai khối cầu to nhỏ không bằng nhau, qua phân cắt nhiều lần, tế
bào hình thành dạng xoáy ốc từng bậc từng bậc. Sau thời kỳ phân cắ
t thành 64 tế bào, phôi
kéo dài khoảng 70-80µm, thành hình cầu, xung quanh có nhiều lông tơ bắt đầu quay tròn
trong nước là thời kỳ phôi nang, 3 giờ sau xuất hiện vòng lông tơ, ở giữa có bó tiêm mao
gọi là trùng bánh xe (Trochophora) dài khoảng 80µm, 5-6 giờ sau xuất hiện ấu trùng vỏ, 18-
24 giờ sau hình thành ấu trùng hình chữ D, rồi thành ấu trùng đỉnh vỏ(umbo veliger). Ở
nhiệt độ 25
o
C, tỷ trọng nước 1020, sau 11 ngày phát dục của phôi hình thành sò non, biến
thái sống bám.
Ngao dầu đẻ vào mùa hạ, sau một thời gian phát triển và sinh trưởng có vỏ dài 1cm. Mùa
xuân năm sau dài 2-3cm và nuôi được một năm lớn tới 4-6cm.
IV.KỸ THUẬT NUÔI NGAO
1. Lấy giống ngao tự nhiên:



4
a) Chọn bãi lấy giống
Chọn vùng bãi, eo vịnh có sóng gió nhỏ, nước triều lên xuống êm, thông thoáng đáy là cát
bùn (cát 70-80%, bùn 20-30%). Độ mặn thích hợp 19-26‰, có lượng nước ngọt nhất định
chảy vào làm bãi lấy giống.
Trường hợp có bị ảnh hưởng của lũ thì phải làm bờ chắn lũ. Bờ phải vững chắc, đáy rộng 1-
1,5m độ cao tuỳ theo mực nước tràn vào. Phía trong bờ chắn lũ là các bờ ngăn vuông góc
v
ới bờ chắn lũ, mặt bờ rộng khoảng 30-40cm. Trên mặt vùng bãi ngăn thành nhiều ô lấy
giống.

b) Dọn bãi chỉnh bãi
Dọn bãi, chỉnh bãi vào trước mùa sinh sản của ngao. Dọn bỏ các vỏ nhuyễn thể lớn, gạch đá
và lấp các chỗ trũng, sau đó bừa cho xốp đáy và san lại cho bằng phẳng để giống bám nhiều.
Vùng có nước triều chảy mạnh có thể cải tạo b
ằng cách đóng cọc để giảm lưu tốc nước,
nâng cao lượng giống bám.
c) Quản lý bãi
Nội dung quản lý chủ yếu bao gồm chống nước lũ tràn vào, chống nóng, không cho người đi
vào bãi, chống địch hại. Thường xuyên kiểm tra giống bám, tu chỉnh bờ, dọn mương, diệt
trừ địch hại.
d) Lấy giống
Sau khi giống bám được 5-6 tháng, cơ thể ngao đạt 0,5cm thì có thể thu giống.
* Phương pháp lấ
y giống khô:
Chia bãi giống thành từng ô ruộng nhỏ, rộng khoảng 4-5m chiều dài tuỳ theo địa hình. Khi
triều rút, dùng cào (bừa) ngao cào cả giống và cát từ hai bên ruộng vào giữa. Nếu ngao
giống vùi sâu thì dùng cào tay làm như vậy liên tiếp trong 2 lượt triều, tập trung ngao giữa
ruộng với bề rộng khoảng 1,5m. Khi triều dâng ngao kiểm mồi ăn sẽ bò hết lên trên, tập
trung thành đống trên mặt bãi. Sau khi hoàn thành việc dồn ngao giống và cát vào giữa
ruộng thì đào mộ
t hố dài 3m, rộng 2m sâu 20cm ngay bên ruộng để đưa giống xuống sàng
và rửa cát ở đây.
Nếu dùng phương pháp cào bằng cào ngao có 4 răng, lật cả cát và ngao giống lên thì sau đó
ngoáy cho tan thành nước bùn, đợi cho ngao bò lên mặt bùn rồi thu giống.
* Phương pháp lấy giống nước nông:
Khi triều cạn chia bãi thành các mảnh dài, rộng khoảng 8m, sau đó dùng cào ngao, cào xung
quanh cả cát và ngao thành một đống hình tròn có đường kính 6m. Lần triều sau dùng cào
phân ở chính giữa bãi giống thành một ô trống có đường kính 3m, sâu 3cm.
Lầ
n triều sau nữa khi triều rút, dồn ngao giống ở xung quanh đống vào chính giữa đất trống,

sau đó là rửa giống. Khi triều rút xuống còn khoảng hơn 1m nước sâu thì đi thuyền xuống
bãi rửa giống. Khi nước còn sâu thì người lấy giống dùng chân đạp nước xung quanh bãi
giống, ngao giống kiếm ăn ở ngoài mặt quanh đống giống do bị dòng nước kích thích sẽ tập
trung thành đống ở chính giữa. Sau đó dùng sọt tre hớt giống vào trong thuy
ền. Khi triều rút


5
tương đối cạn thì dùng bàn tay vỗ nước ở xung quanh đống giống từ xung quanh vào giữa,
nước chảy làm cho ngao dồn vào chính giữa, dùng sọt tre lấy giống đổ lên thuyền.
* Phương pháp lấy giống nước sâu:
Ngao sống ở vùng hạ triều, khi thu giống phải dùng lưới kéo. Khi thu giống chèo thuyền tới
bãi giống, xác định vị trí thả neo sau đó thả dài dây neo, thuyền theo nước lùi về sau khi
cách neo được 50m thì dừng lại thả lưới gi
ống, kéo dây neo để thuyền tiến về phía trước kéo
theo lưới giống, cách khoảng 10m thì thu lưới. Tiếp đó lại thả dây neo, thuyền lùi lại thu lần
thứ hai nhưng phải giữ hướng lái tốt để giữ cho thuyền và hướng nước chảy theo một góc độ
nhất định, tránh việc kéo giống ở trên điểm cũ.
2. Sinh sản nhân tạo

a) Chọn ngao bố mẹ
Chọn ngao có chiều dài thân trên 4cm, vỏ ngoài hoàn chỉnh không bị thương, cầm ngao lên
thấy nặng, mở vỏ thấy bên trong nội tạng đầy đặn.
b) Kích thích sinh sản
Số ngao chọn ra kích thích bằng cách để khô ở nơi không có ánh sáng trực tiếp 5-7 giờ, sau
đó dùng nước biển cho chảy kích thích 3-5 giờ. Sau đó lại ngâm ngao trong dung dịch nước
biển có NH4OH 0,15-0,25‰ (lấy NH4OH 25-28% làm chuẩn 100%, sau cho nước biển đã
qua lọc vào pha chế theo nồ
ng độ cần thiết). Dùng biện pháp kích thích tổng hợp 3 yếu tố
trên sau đó lại tăng nhiệt lên khi ngâm ngao trong dung dịch NH4OH thì thích hợp, đạt kết

quả kích thích sinh sản tốt. Thường ngâm không quá 30 phút thì ngao đực sẽ phun ra tinh
dịch ở vòi nước ra, trắng như sữa, ngao cái phun trứng từ vòi nước ra có màu vàng nhạt và
chìm xuống đáy. Trứng ngao có hình cầu, đường kính 72-90µm. Trứng có màng bao thứ cấp ở
ngoài, trong suốt.
c) Thu trứng, tinh trùng, cho thụ tinh
Để thu được tinh trùng, trứng tinh khi
ết, khi ngao bố mẹ bắt đầu phóng trứng, phóng tinh thì
chọn ngay ngao đực, cái để riêng vào dụng cụ bình chứa đã chuẩn bị sẵn, để chúng tiếp tục
phóng trứng, tinh cho đến khi kết thúc. Sau đó lọc sạch tinh trùng và trứng riêng, loại bỏ tạp
chất dịch nhớt, tiến hành thụ tinh. Ngao thụ tinh với đơn tinh trùng, khi cho thụ tinh nhân
tạo, tinh dịch không nên dùng nhiều, thường chỉ có vài tinh trùng khoẻ mạnh hoạt động
quanh trứng ngao là
được. Thụ tinh xong phải rửa trứng nhiều lần, loại bỏ các trứng không
thành thục chìm lắng xuống đáy chậm, và tinh dịch dư thừa. Cho trứng thụ tinh ấp nở trong
dung dịch nước biển sạch, mới. Ở nhiệt độ nước 26,5-33
o
C tỷ trọng nước, 1,020-1,024, pH
8,1. Sau 12 giờ trứng thụ tinh phát triển đến ấu trùng hình chữ D. 6 ngày sau chuyển sang
thời kỳ biến thái, 8-9 ngày sau thành ngao con và chuyển sang sống vùi ở đáy. Ở thời kỳ ấu
trùng và ngao bột, bắt buộc phải cho ăn thức ăn thích hợp, có thể dùng các loại tảo kim, tảo
dẹt, tảo khuê làm thức ăn cho ấu trùng ngao và ngao bột. Nhìn chung cho ăn hỗn hợp tốt
hơn là cho ăn đơn mộ
t loại thức ăn. Khi ấu trùng chuyển sang thời kỳ sống đáy thì phải thả
chất đáy. Chất đáy gồm 5-7% bùn, 93-95% cát. Cần lấy cát ở vùng có ngao giống phân bố
ngoài tự nhiên là thích hợp. Cát lấy về cần rang và đun sôi khử trùng. Loại bỏ tạp chất, địch
hại trong cát. Dùng sàng 46,5 mắt/cm2 để sàng cát.
Đổ cát và bùn vào bể với bề dày 0,5cm là được.


6

Quá trình ương nếu thấy có nhớt ở ấu trùng thì phải cho sàng ngay với mắt lưới 46,5
mắt/cm2 để giữ lại ngao, rửa sạch nhớt và thay 100% nước trong bể. Nếu để nhớt cuốn vào
ngao, ngao sẽ chết.
Ương nuôi ngao trong bể trong phòng khi ngao đạt trên 1mm thì chuyển ra bể ương ngoài
trời.
Ương ở bể ngoài trời cho đến khi ngao đạt cỡ trên 4mm thì đưa ra bãi ương.
3. Nuôi ngao thịt:

a) Chọn bãi nuôi
Chọn bãi triều, eo vịnh có sóng gió nhỏ, nước triều lên xuống êm, thông thoáng, có lượng
nước ngọt nhất định chảy vào, đáy là cát bùn, cát chiếm 60-80%. Bãi ở trung, hạ triều là
thích hợp; Độ mặn từ 19-26‰.
Chỉnh bãi: trước khi thả giống phải chỉnh bãi như đối với bãi ngao giống. Chỗ bãi có đáy
rắn phải làm cho xốp lên rồi san bằng; để giữ cho mặt bãi không tích nước phải khai mương
nhỏ
.
Trước khi thả giống ở phía cuối bãi dùng đăng tre hoặc lưới chắn xung quanh với độ cao
0,6-0,7m, chân đăng (lưới) vùi sâu xuống bùn cát từ 0,2-0,3m. Cắm cọc, cách đều nhau 1,2-
1,5m để dựng lưới và ngả lưới vào phía trong bãi.
Trường hợp không dùng đăng lưới thì đắp bờ.
Trên mặt bãi căng nhiều giây ngang để giữ không cho ngao đi.
b) Mật độ thả giống
Thường thả:
100kg/1000m2 với cỡ giống 5 vạn con 1 kg.
110kg/1000m2 vớ
i cỡ giống 4 vạn con 1 kg.
140kg/1000m2 với cỡ giống 3 vạn con 1 kg.
180kg/1000m2 với cỡ giống 2 vạn con 1 kg.
c) Chăm sóc quản lý:
Quá trình nuôi thường gặp hiện tượng ngao bị chết hàng loạt, nguyên nhân chủ yếu là:

* Nhiệt độ cao xuất hiện vào tháng 7-8, lúc này ngao giống đang còn yếu.
* Vùng bãi đã nuôi 3 mùa ngao, chất hữu cơ lắng đọng tăng lên tới 5-6 lần so với bình
thường, có thể thấy lớp cát đen dày tới vài cm và có mùi khí thối H2S, do vậ
y phải bừa lật
mặt đáy lên phơi bãi.
Các yếu tố khác có thể dẫn tới làm chết hàng loạt là tỷ trọng thay đổi đột ngột, vùng nước bị
ô nhiễm, mật độ dày
4. Thu hoạch:



7
Thu hoạch vào mùa xuân, thu dễ bảo quản, thu hoạch vào mùa hè nhiệt độ cao khó bảo
quản.
Có các phương pháp thu hoạch sau:
(1) Lợi dụng tính hướng cọc gỗ của ngao để thu. Trên bãi cứ cách 1,5m đóng một cọc gỗ có
đường kính 4-5cm, dài 65-70cm. Sau một thời gian ngao sẽ tập trung ở xung quanh cọc gỗ
với bán kính 30cm, lúc này bắt rất thuận tiện.
(2) Dùng con lăn đá, khi con lăn lăn qua rồi ngao ở dưới bị ép sẽ phun nước lên, từ chỗ

nước phun có thể bắt ngao.
(3) Dùng chân đạp trên nước nông để bắt.





















8
HAI MẢNH VỎ - BIVALVE

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là nhóm loài khai thác lớn nhất trong số các loài nhuyễn thể có vỏ ở
Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng bãi triều. Đây là các loài có giá trị thực phẩm cao, nhu cầu
tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, nhiều đối tượng đã trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Một số loài có giá trị xuất khẩu ở Việt nam
1. Sò huyết
Tên ti
ếng Anh : Blood Cookle, Arca Cuneata Reeve,
Granular Ark
Tên khoa học : Andara granosa (Linné, 1758)
Tên tiếng Việt : Sò huyết, sò trứng, sò tròn
Sò huyết là loài sống ở vùng trung triều, độ sâu 1-2m
nước. Chất đáy thích hợp là bùn cát. Nơi có ảnh hưởng
nước ngọt (độ mặn 15-20 ‰) ở vùng cửa sông là khu vực
phân bố thích hợp của sò huyết. Sò huyết thường sống vùi mình trong lớp bùn đáy. Dinh

dưỡng bằng hình thức lọc. Thức ăn là động vật phù du và bùn bã hữu cơ.
Sò huyết có khả năng sinh sản quanh năm, nhưng mùa vụ sinh sản chính từ tháng 4 đến tháng
8. Cá thể thành thục sinh sản trong môi trường nước. Ấu trùng phù du trải qua giai đoạn biến thái
và chuyển xuống sống đáy khi xuất hiện điểm mắt.
Sò huyết có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, được dùng làm món ăn đặc sản tại
các nhà hàng hải sản và các khách sạn. Sò huyết là sản phẩm xuất khẩu có giá trị
.
Đặc điểm hình thái: Vỏ dày có hình dạng trứng, hai vỏ bằng nhau. Mặt ngoài vỏ có gờ phóng
xạ phát triển, số lượn gờ từ 17 đến 20 gờ, trên mỗi gờ có nhiều hạt hình chữ nhật. Bản lề rộng,
hình thoi, có màu nâu đen. Vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước nhỏ hơn,
hình tam giá. Sò huyết là loài có máu đỏ. Mặt ngoài vỏ có màu nâu đen, mặt trong vỏ có màu
tr
ắng sứ. Con lớn, vỏ dài 50-60 mm, cao 40-50mm.
Vùng phân bố: Ở Việt Nam sò huyết được phân bố dọc ven bở biển từ Bắc vào Nam, ở các
vùng cửa sông và đầm phá. Sò huyết có nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế,
Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bến tre, Kiên Giang.
Khai thác: Sò huyết được khai thác bằng phương pháp thủ công, dùng cào
Mùa vụ khai thác: quanh năm, chính vụ: tháng 6 - 9
Tình hình nuôi: Sò huyết hiện nay được nuôi phổ biến ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng,
Bến Tre, Kiên Giang, Ninh Thu
ận, Thừa Thiên Huế
Hình thức nuôi : nuôi bãi triều.


9
Năng suất nuôi cao nhất đạt 60 tấn/ha. Nguồn giống chủ yếu vớt tự nhiên. Gần đây, Viện
nghiên nuôi trồng thuỷ sản 3 đã thu được những kết quả bước đầu trong việc sản xuất nhân tạo
giống sò huyết.
Giá trị kinh tế : Sò huyết có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon. Là thức ăn ưa thích
và phổ biến ở các nhà hàng đặc sản. Sò huyết là sản phẩ

m xuất khẩu có giá trị.
Dạng sản phẩm : ăn tươi, hấp, luộc, nướng
Thành phần dinh dưỡng của sò huyết:
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g sản phẩm ăn được
Thành phần chính Muối khoáng Vitamin
Kcal G mg mg
Calories Moisture Protein Lipid Glucid Ash Calci Phosphor Iron A B1 B2 PP C
71 81,3 11,7 1,1 3,5 2,4 181 135 10,5 107 0,06 0,35 2,1 0

2. Sò lông
Tên tiếng Anh : Hakf - crenate Ark
Tên khoa học : Anadara subcrenata (Lischke, 1869)
Tên tiếng Việt : Sò lông
Sò lông thường sống ở nơi có chất đáy bùn pha lẫn vỏ động
vật thân mềm. Độ mặn từ 30 - 35‰. Độ sâu 3-10m. Sò lông
là loài động vật ăn lọc. Thức ăn là các mùn bã hữu cơ và
thực vật phù du.
Sò lông có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm. Mùa sinh sản của sò lông ở miền Bắc
th
ường vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10.
Đặc điểm hình thái : Vỏ có dạng hình bầu dục. Hai vỏ không bằng nhau, vỏ trái lớn hơn vỏ
phải, trên mặt vỏ có 31-35 gờ phóng xạ, trên gờ phóng xạ có nhiều hạt (ụ nhỏ), những hạt này
trên gờ phóng xạ rất rõ nét. Da vỏ màu nâu phát triển thành lông. Bản lề hẹp, màu đen. Cá thể
lớn có vỏ dài 46mm, cao 38mm, rộng 32mm.
Vùng phân bố : Ở Việt Nam, sò lông phân bố dọc ven biển, có nhi
ều ở Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thanh Hoá, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Mùa vụ khai thác: tháng 7-9
Hình thức khai thác: Khai thác thủ công bằng cào
Nuôi : Sò lông được nuôi rải rác ở một số nơi với quy mô nhỏ (dạng nuôi giữ) như ở Quảng

Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà.
Hình thức nuôi : Quây rào chắn ở các bãi triều có đáy bùn cát, độ sâu 1-2,5m.
Giá trị kinh tế : Sò lông là loại thực phẩm giàu đạm, mùi vị thơm ngon. Là đối tượ
ng xuất
khẩu có giá trị.
Dạng sản phẩm : tươi, luộc, hấp, nướng


10
Thành phần dinh dưỡng của sò:
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g sản phẩm ăn được
Thành phần chính Muối khoáng Vitamin
Kcal G Mg mg
Calories Moisture Protein Lipid Glucid Ash Calci Phosphor Iron A B1 B2 PP C
51 83,8 8,8 0,4 3,0 4,0 37 82 1,9 52,5 0,03 0,15 1,7 0

3. Nghêu lụa
Tên tiếng Anh : Undulating Venus
Tên khoa học: Paphia undulata (Born, 1778)
Tên tiếng Việt : Nghêu lụa
Đặc điểm hình thái : Vỏ cỡ trung bình, tương đối mỏng,
có dạng hình bầu dục dài, dài 54mm, cao 30mm, rộng
16mm. Khoảng cách từ đỉnh vỏ đến mép sau bằng 1,5 lần khoảng cách từ đỉnh vỏ đến mép
trước, phần trước mép lưng vỏ lõm. Mặt nguyệt rõ ràng. Da vỏ láng, các vòng sinh trưởng min
sắp xếp khit nhau, mặt vỏ
có nhiều vân phóng xạ màu tím gấp khúc dạng hình mạng lưới.
Vùng phân bố: Ở Việt Nam, nghêu lụa được phân bố nhiều nhất ở khu vực ven biển miền
Trung đến Nam Bộ, từ vùng dưới triều đến vùng biển nông, đáy bùn cát. Tập trung chủ yếu ở
Hà Tiên, Rạch Giá, quanh đảo Bà Lụa, Bình Thuận.
Mùa vụ khai thác : Tháng 12-6

Hình thức khai thác : dùng cào tay, khai thác thủ công
Tình hình nuôi : Một số vùng ở Hà Tiên, Rạch Giá khoanh vùng bãi phân bố tự nhiên để
bảo
quản và thu hoạch. Hiện nay chưa có nơi nào nuôi thả giống.
Giá trị kinh tế : Thịt nghêu thơm ngon, được chế biến thành các món ăn đặc sản. Nghêu lụa
được xuất khẩu có giá trị.
Dạng sản phẩm : ăn tươi, hấp luộc, nướng
Thành phần dinh dưỡng của nghêu lụa:
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g sản phẩm ăn được
Thành phần chính Muối khoáng Vitamin
Kcal G mg mg
Calories Moisture Protein Lipid Glucid Ash Calci Phosphor Iron A B1 B2 PP C
64 82,3 10,3 0,5 4,5 2,4 94 112 5,7 - 0 0,16 - 2
4. Nghêu Bến Tre
Tên tiếng Anh : Hard Clam, Lyrate Asiatic
Tên khoa học : Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)


11
Tên tiếng việt : Nghêu Bến Tre
Nghêu Bến Tre thường sống ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, từ Đài Loan đến Việt
Nam. Nghêu phân bố tập trung ở các khu vực cửa sông lớn và phân bố rải rác ở các cồn cát
nhỏ ven biển xen lẫn với các bãi bùn. Môi trường sống của nghêu là các bãi có chất đáy cát
bùn. Nghêu có thể sống ở khu vực có sự biến động độ mặn từ 7-25‰.
Nghêu dinh dưỡng bằng hình thức lọ
c. Mùn bã hữu cơ và thực vật phù du là thức ăn chính của
nghêu. Tốc độ sinh trưởng của nghêu thay đổi theo mùa, nghêu sinh trưởng nhanh vào tháng
5-9 và chậm từ tháng 10-5. Mùa vụ sinh sản của nghêu ở Bến Tre từ tháng 3-tháng 6 và rải rác
đến tháng 10.
Đặc điểm hình thái: Hình dạng rất giống ngao dầu, nhưng kích thước nhỏ hơn. Vỏ dạng hình

tam giác, các vòng sinh trưởng ở phần trước vỏ thô và nhô lên mặt vỏ, ở phần sau vỏ thì mịn
h
ơn. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ sau lớn gần như hình tròn.
Mặt ngoài vỏ màu vàng nhạt hoặc màu trắng sữa, một số cá thể có vân màu nâu. Mặt trong vỏ
màu trắng. Nghêu lớn có chiều dài 40-50mm, chiều cao 40-45mm và chiều rộng 30-35mm.
Vùng phân bố : Ở Việt Nam, nghêu phân bố nhiều ở các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre,
Sóc Trăng và Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).
Mùa vụ khai thác: Khai thác tháng 2- tháng 5
Tình hình nuôi : Hi
ện nay, nghề nuôi nghêu phát triển mạnh ở các khu vực bãi bồi ven biển
các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng. Năng suất nuôi đạt 30-50 tấn/ha. Nguồn
giống chủ yếu thu nhập từ tự nhiên. Hiện nay Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II đã thực
hiện thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo loài nghêu này.
Giá trị kinh tế : Thịt nghêu Bến Tre thơm ngon, được chế biến các món ăn đặc sả
n. Nghêu có
giá trị xuất khẩu quan trọng đối với các tỉnh ven biển phía Đông Nam Bộ.
Dạng sản phẩm : ăn tươi, hấp, luộc, nướng

5. Ngao dầu
Tên tiếng Anh : Asiatic Hard Clam
Tên khoa học : Meretrix meretrix LinnÐ, 1758
Tên tiếng Việt : Ngao dầu, ngao vạng
Ngao dầu được phân bố ở vùng triều đến độ sâu 1-2mm nước. Chất đáy cát có pha bùn, chúng
sống vùi trong cát từ 3-4 cm, dùng ống hút nước đê lấ
y thức ăn từ bên ngoài. Nhiệt độ 20-
30
0
C. Độ mặn 9-20‰.
Ngao ăn thực vật phù du, dinh dưỡng bằng hình thức lọc. Ngao sinh trưởng nhanh, ngao giống
cỡ 0,5cm có thể đạt 5-7cm sau 10 tháng. Ngao có khả năng sinh sản 1-2 lần trong năm, mùa

sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10.
Đặc điểm hình thái : Vỏ có dạng hình tam giác. Vỏ trái và vỏ phải bằng nhau, mép bụng của
vỏ cong đều. Bản lề ngắn màu nâu đen nhô lên mặt ngoài của vỏ. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ

hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ sau lớn hình bầu dục. Da vỏ màu nâu, trơn bóng. Những cá


12
thể nhỏ vùng gần đỉnh vỏ thường có vân răng cưa hay vân hình phóng xạ. Mặt trong của vỏ
màu trắng, mép sau có màu tím đậm. Cá thể lớn có chiều dài 130mmm, cao 110mm, rộng
58mm.
Vùng phân bố : Ở Việt Nam, ngao dầu được phân bố tập trung ở các vùng biển thuộc các tỉnh
Nghệ An, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định, Bến Tre, Tiền Giang.
Mùa vụ khai thác : tháng 10-12
Hình thức khai thác : Dùng cào khai thác thủ công
Nuôi : Ngao dầu được nuôi chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc nh
ư Thái Bình, Thanh Hoá, Nam
Định.
Hình thức nuôi : Nuôi ngao chủ yếu dùng hình thức khoanh chắn lưới trên các bãi triều có độ
sâu từ 1-3m, bằng nguồn giống tự nhiên được thu gom và thả nuôi trong bãi. tuỳ theo mật độ
thả. Năng suất đạt 25-20 tấn/ha. Nghề nuôi ngao này đang có hiệu quả và ổn định.
Giá trị kinh tế : Ngao dầu được dùng làm thực phẩm cho tiêu thụ nội địa và có giá trị xuất
khẩu. Thịt có mùi vị th
ơm ngon và nhiều đạm.
Dạng sản phẩm : ăn tươi, hấp, luộc, nướng

6. Ngao Vân
Tên tiếng Anh: Poker Chip Venus
Tên khoa học : Meretrix lusoria (Roding, 1798)
Ngao vân là loài sống ở bái hạ triều, đáy cát, độ sâu 1 –

2m nước. chúng sống vùi trong cát từ 3-4 cm, dùng ống
hút nước đê lấy thức ăn từ bên ngoài. Nhiệt độ 20-30
0
C. Độ mặn 9-20‰.
Đặc điểm hình thái : Vỏ dày chắc, dạng rất giống ngao dầu, hình tam giác, Vỏ cá thể trưởng
thánh dài 62mm, cao 49mm, rộng 28mm, chiều cao vỏ bằng 4/5 chiều dài, chiều rộng bằng ½
dài. Da vỏ láng màu vàng sữa, hoặc màu vàng hơi tím, bắt nguồn từ đỉnh voe có 2 – 3 phiến
vân phóng xạ màu trắng. mặt trong vỏ màu trắng, mép sau màu tím. Vết cơ khép vỏ trước và
sau hình tròn trứng.
Vùng phân bố : Tập trung chủ yếu ở
vùng biển Nghệ An
Giá trị kinh tế : Thịt ngao làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Dạng sản phẩm : ăn tươi, luộc, nướng
Thành phần dinh dưỡng của ngao:
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g sản phẩm ăn được
Thành phần chính Muối khoáng Vitamin
Kcal g mg mg
Calorie
s
Moistur
e
Protein Lipid Glucid Ash Calci Phospho
r
Iron Na K A B1 B2 PP C
63 83,1 11,2 1,1 2,0 2,6 118 162 6,7 240 246 62 0 0,82 2,6 0


13



7. Điệp bơi viền vàng
Tên tiếng Anh: Japanese Moon Scallop
Tên khoa học : Amussium japonicum(Gmelin, 1791)
Tên tiếng Việt : Điệp bơi viền vàng
Đặc điểm hình thái : Vỏ mỏng, hai vỏ trái phải bằng
nhau, chiều cao và chiều dài vỏ hầu như bằng nhau. Mặt
ngoài vỏ trái màu hồng nâu, láng bóng, các vòng sinh trưởng rõ nét. Vỏ phải màu trắng. Tai
trước, tai sau bằng nhau, đỉnh vỏ ở giữa mặt lưng. M
ặt trong vỏ phải màu trắng, xung quanh
mép màu vàng. Vết cơ khép vỏ lớn, tròn, ở giữa vỏ lệch về mép lưng. Cá thể trưởng thành dài
100mm, rộng 20mm
Vùng phân bố : Ở Việt Nam, điệp bơi viền vàng được phân bố ở độ sâu 5-10m nước, đáy sạn,
sỏi, tập trung nhiều ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Trung Bộ, đặc biệt là ở Bình
Thuận
Mùa vụ khai thác : tháng 6- 9
Hình thức khai thác
: lưới cào vét, xúc tay
Giá trị kinh tế : Cơ khép vỏ của điệp được chế biến thực phẩm xuất khẩu có giá trị.
Dạng sản phẩm: luộc, hấp, khô, đóng hộp

8. Điệp quạt
Tên tiếng Anh: Noble Scallop
Tên khoa học : Chlamys nobilis (Reeve, 1852)
Điệp quạt thường sống ở vùng biển từ tuyến hạ triều
đến độ sâu 200m nước. Chất
đáy là cát sỏi. Diệp
thường dùng tơ chân bám trên đá sỏi hoặc trên vỏ các
cá thể khác.
Đặc điểm hình thái : Vỏ dạng gần hình tròn, chiều dài và chiều cao xấp xỉ bằng nhau, trên
dưới 100mm, vỏ trái hơi lõm sâu hơn vỏ phải, màu sắc vỏ rất đa dạng, vàng nâu, tím, đỏ nhạt.

Mặt vỏ có khoảng 23 gờ phóng xạ lớn có 3 gờ phóng xạ nhỏ, các phiến sinh trưởng sắp xếp
khít nhau thành d
ạng vảy. Ở vỏ phải, tai trước và sau chênh lệch rất lớn. Tai trước hình tam
giác, trên có 4 gờ phóng xạ thô, phần dưới hình gợn sóng, lỗ tơ chân lớn mép có răng cưa. Tai
sau vỏ phải hình tam giác trên đó gờ phóng xạ mịn hơn. Mặt trong của vỏ màu vàng nâu. Vết
cơ khép vỏ tròn nằm ở giữa vỏ lệch về phía sau phần lưng. bản lề màu nâu sẫm nằm trong
lòng bản lề hình tam giác.
Kích thướ
c thông thường là 50-60mm, cá thể lớn có kích thước 70mm không nhiều.


14
Vùng phân bố: Ở Việt nam, điệp được phân bố tập trung ở khu vực biển Trung Bộ, đặc biệt
nhiều nhất là vùng biển Bình Thuận.
Mùa vụ khai thác : tháng 6-9
Giá trị kinh tế: Điệp là đối tượng có giá trị kinh tế lớn, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Điệp
được chế biến thành món ăn đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn
Dạng sản phẩm
: Hấp, khô, đóng hộp

9. Vẹm xanh
Tên tiếng Anh : Green Mussel
Tên khoa học : Perna viridis (Linné, 1758)
Vẹm xanh là loài ăn lọc, sống chủ yếu ở vùng hạ triều đến
độ sâu trên dưới 10m nước, độ mặn từ độ mặn thích hợp từ
20 đến 30‰, đáy cứng, đá, sỏi, gỗ,…Vẹm có sức sinh sản
cao. Mùa vụ sinh sản chính là xuân hè và thu đông.
Đặc điểm hình thái
: Vỏ dạng hình quả muỗm (xoài),
đỉnh ở đầu tận cùng vỏ. Vỏ cá thể trưởng thành dài 150mm, cao 65mm, rộng 40mm. Đường

sinh trưởng mịn, sắp xếp khít nhau; ở cá thể non, da vỏ màu xanh, cá thể trưởng thành da vỏ
màu nâu đen. Mặt trong vỏ màu trắng óng ánh.
Vùng phân bố : Vẹm xanh phân bố rộng ở các vùng biển Bắc, Trung và nam Bộ. Tập trung ở
một số tỉnh : Hải Phòng, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hào, Bình Thuận,
Hà Tiên, Phú Qu
ốc, Kiên Giang.
Mùa vụ : Tháng 4 – 5 và tháng 9 -11
Hình thức khai thác : lưới cào, xúc tay
Tình hình nuôi : Vẹm vỏ xanh là đối tượng nuôi quan trọng ở Việt Nam. Khu vực nuôi tập
trung ở đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) và đầm Nha Phu (Khánh Hoà).
Giá trị kinh tế : Vẹm xanh là đặc sản biển được ưa chuộng trong nội địa và xuất khẩu. Thịt
thơm ngon và có giá trị bổ dưỡng cao. Vỏ vẹm xanh có tằng ngọc dày, có thể chế biến thành
nhiều mặt hàng mỹ nghệ. Giá vỏ vẹm 1 kg cũng có thể bán được từ 10.000 – 15.000 đồng VN.
Dạng sản phẩm : ăn tươi, hấp, nướng và làm khô
Thành phần dinh dưỡng của vẹm xanh :
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g sản phẩm ăn được
Thành phần chính Muối khoáng Vitamin
Kcal G mg mg
Calories Moisture Protein Lipid Glucid Ash Calci Phosphor Iron Na K A B1 B2 PP C
53 85,4 9,3 0,9 2 2,4 25 178 10,3 211 72 - 0 0,26 1,9 #



15
10. Tu hài
Tên tiếng Anh: Snout Otter Clam
Tên khoa học : Lutraria rhynchaena Jonas, 1844
Tu hài thường sống ở vùng hạ triều đến biển nông
khoảng 3 - 5m nước, đáy bùn cát. Môi trường sống có độ mặn 25-30‰ và tương đối ổn định.
Đặc điểm hình thái : Vỏ lớn hình bầu dục. Cá thể trưởng thành có vỏ dài 90mm, cao 44mm,

rộng 28mm. Hai vỏ khớp lại trước sau đều không kín. Da vỏ rất mỏng, màu vàng nâu, rất dễ
bị bong ra
để lộ tầng trong của vỏ, không có gờ phóng xạ. Các vòng trưởng thành thô mịn
klhông đều. Mặt trong vỏ màu trắng.
Vùng phân bố : Tập trung nhiều ở một số tỉnh miền Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái
Bình, Nam Định… Tu hài thường sống ở vùng
Mùa vụ : Tháng 2- 4
Tình hình nuôi : đã sản xuất con giống và nuôi thương phẩm có hiệu quả tại Cát Bà và
Quảng ninh
Gía trị kinh tế : Là loài đặc sả
n ở vùng biển Quảng Ninh và Hải Phòng. Thịt thơm ngon, giàu
dinh dưỡng. Có giá trị kinh tế cao.
Dạng sản phẩm : ăn tươi, hấp, nướng, làm khô

11. Trai ngọc trắng (trai ngọc Macten)
Tên tiếng Anh: Japanese Pearl Oyster
Tên khoa học: Pinctada fucata martensii (Dunker,
1857)
Tên tiếng Việt: Trai ngọc trắng, trai ngọc Macten
Trai ngọc trắng sống ở vùng biển nông, độ sâu 1 –
15m nước, có nhiệt độ từ 17 – 32
0
C, thường sống bám trên các cá thể, rạn san hô, đá ngầm.
Trai ngọc trắng là loài ăn lọc. Thức ăn là thực vật phù du và các chất lơ lửng có kích thước
nhỏ hơn 5µ.
Tuổi thành thục của trai 1 – 2 năm, khối lượng khi thành thục với con đực 50 – 100g , con cái
80 -100g. Hằng năm trai sinh sản vào hai mùa : tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10. Khối lượng buồng
trứng bằng 10 - 15% khối lượng ruột trai. Số lượng trứng mỗi lần đẻ 1 - 3 vạn.

Đặc điểm hình thái : Vỏ hình tứ giác, dài tới 66mm, cao 75mm, rộng 25mm, tai sau lớn hơn

tai trước. Vỏ phải nhỏ, tương đối bằng phẳng, mép bụng cong hình cung, mặt ngoài vỏ màu
vàng nhạt có xen lẫn màu tím. Các phiến sing trưởng ngần mép vỏ xếp trồng lên nhau và ít
nhiều bẻ ngược ra ngoài. Lỗ tơ chân lớn. Mặt trong vỏ óng ánh màu kim loại bạc.
Vùng phân bố : Phân bố nhiều ở vùng Vịnh Hạ Long, Bâi tử Long, Khánh Hoà, Bình Thuận,
Phú Qu
ốc (Kiên Giang).


16
Nghề nuôi : Nghề nuôi trai ngọc đã phát triển mạnh từ nhiều năm nay. Nuôi nhiều nhất ở các
tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hoà và Phú Quốc. Nuôi trai chủ yếu nuôi bán nguyên liệu để cung
cấp cho các công ty nước ngoài vì nghề nuôi trai ngọc đòi hỏi kỹ thuật cao và đầu tư lớn.
Giá trị kinh tế : Trai ngọc trắng là đối tượng nuôi cấy ngọc. Hạt ngọc trai có giá trị cao từ 1 –
2 USD/viên. Ngoài ra, mặt trong của vỏ trai được dùng làm đồ
trang sức, mỹ nghệ có giá trị
lớn.

12. Trai ngọc môi vàng
Tên tiếng Anh : Yellow Lip Pearl Shell
Tên khoa học:Pinctada maxima (Jameson, 1901)
Trai ngọc môi vàng là loài trai có kích thước lớn, sống
đáy, bám vào đá, san hô nhờ tơ chân. Trai ăn lọcâtsinh
trưởng chậm, 2 năm tuổi đạt kích thước 150 - 200mm.
Trai sống ở vùng biển độ sâu 20 -35m nước, chất đáy sỏi cát, độ mặm 15 -32 ‰. Trai có sức
sinh sản lớn. Mùa sinh sản vào tháng 4 – 8.
Đặc điể
m hình thái : Có cơ thể lớn nhất trong họ trai ngọc, vỏ gần như hình tròn, dẹp 2 bên,
cá thể trưởng thành có chiều cao vỏ từ 20 – 25 cm (lớn nhất 30cm), chiều dài vỏ 15 – 20cm,
rộng 3 – 4cm. Các phiến sinh trưởng sắp xép thưa. mặt ngoài vỏ có màu vàng nâu, mặt trong
vỏ óng ánh kim loại bạc.

Vùng phân bố: Trai môi vàng phân bố tự nhiên rải rác ở vùng biển từ Quảng Nam đến đảo
Phú Quốc. Nơi phân bố tập trung là sông Cầu (Phú Yên), Hàm Tân (Bình Thu
ận) và Phú
Quốc.
Nghề nuôi: Trai môi vàng đã được một số công ty nuôi trai nước ngoài và Việt Nam nuôi ở
Phú Quốc, Khánh Hoà để sản xuất ngọc trai nhân tạo. Hình thức nuôi chủ yếu dựa vào nguồn
con giống tự nhiên (kích thước 10 – 15cm), treo nuôi trong lồng và cấy nhân tạo ngọc. Gần
đây, Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III (hiện nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản
III) đã thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo và nuôi thành trai nguyên liệu.
Giá tr
ị kinh tế : Là đối tượng cấy ngọc có kích thước lớn. Hạt ngọc trai có giá trị rất cao từ
20 – 200 USD/viên . Vỏ trai có kích thước lớn, mặt trong vỏ trai có lớp xà cừ dày màu óng
ánh được sử dụng làm mỹ nghệ, khảm trai, trị giá 50.000 – 60.000 VN đồng/vỏ trai.









17
Tỷ phú ngao, sò thành Nam
06:38' 23/08/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Dắt lưng không một đồng vốn, giờ anh Nguyễn Văn Cửu có trong tay bạc
tỷ. Anh nông dân lam lũ ngày nào, nay được bà con xã Giao Xuân, Giao Thủy (Nam
Định) gọi là tỷ phú. Tất cả đều nhờ sự chịu khó, quyết tâm đổi đời từ ngao, sò.

Mong muốn của anh Nguyễn Văn Cửu là có đủ con giống để

sản xuất và cung cấp cho bà con quanh vùng. Ảnh PV.
Rời quân ngũ, anh Nguyễn Văn Cửu băn khoăn không biết sẽ làm gì để khai thác và tận dụng
nguồn lợi sẵn có, đa dạng trên vùng bãi triều quê hương. Không bằng lòng đi theo lối cũ, với
cách làm đơn giản mang nặng tính tự cung tự cấp, manh mún, bấp bênh, ít hiệu quả, anh Cửu
quyết định chọn con ngao, đối tượng nuôi tiềm năng. Anh bảo, ngao dễ nuôi, ít bệnh, không
cần đầu tư nhiều mà đem lại hiệu quả cao. Trước khi nuôi, anh đã 3 lần lặn lội sang các vùng
phía đông nam Trung Quốc, như Đông Hưng, Kỳ Xá, Vạn Mỹ để tìm thị trường xuất khẩu
ngao, với kết quả khả quan. Đó là những năm 1991-1992.
Ngao Bến Tre, sò Kiên Giang bén duyên đất Nam Định
Tìm được
đầu ra, nhưng anh nông dân Nguyễn Văn Cửu lại trăn trở nỗi lo: lấy đâu ra sản
lượng lớn để xuất khẩu? Mà để có sản lượng lớn, thì phải có nguồn giống và giống ngao này
phải phù hợp với bãi triều Giao Thủy. Gom được chút kinh phí, anh tất tả ngược xuôi từ Bắc
vào Nam, lần thì đặt chân ở Cà Mau, lúc lại có mặt tại Bạc Liêu, Kiên Giang. Nghe nói xứ
Bến Tre cũng nuôi ngao, anh vòng qua nơi ấy xem sao! Và anh phát hiệ
n, giống ngao ở đây có
sức tăng trưởng nhanh, rất phù hợp với vùng đất quê mình. Vui sướng, anh quyết định cho
ngao Bến Tre "nhập gia" Nam Định.
Từ bỏ cách làm mò mẫm, ăn đong hồi những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
trước, anh chính thức cắm vây, nuôi ngao. Dưới sự khuyến khích, giúp đỡ của Trung tâm


18
Khuyến ngư TW, trực tiếp là Trung tâm Khuyến ngư Nam Định, anh được hướng dẫn và cấp
các tài liệu khoa học kỹ thuật về con ngao, được tham dự các buổi tập huấn, tham quan các
mô hình nuôi ngao ở Bến Tre, Kiên Giang và ở Trung Quốc.
Nhờ đó, tay nghề nuôi ngao của anh khá dần, trình độ kỹ thuật, quản lý nâng lên một bước và
gia đình có thu nhập cao. Năm 2004, anh nuôi 42 ha ngao, 7 ha sò, cho thu hoạch 800 tấn,
doanh thu trên 6 tỷ đồng, lãi ròng trên 1 tỷ đồng. Năm nay, anh dự đị
nh đầu tư thêm 10 tỷ

đồng (vốn tự có) trong đó xây dựng cơ bản 3,5 tỷ, còn lại để nuôi nghêu, sò và con giống.
Tâm sự với PV.VietNamNet, anh Cửu cũng không ngờ con ngao Bến Tre về tới Nam Định lại
phù hợp đến vậy. "Không đâu nuôi ngao tốt như vùng bãi triều Giao Thủy, nơi có lượng lớn
phù sa sông Hồng bồi đắp. Nuôi tại Nam Định, cứ 10,5kg ngao cho 1kg ruột, trong khi tỷ lệ
này ở Thanh Hóa là 11,5/1, Nghệ An và Quảng Bình là 12,5/1. Rõ ràng là ngao Nam Định béo
hơn và chất lượng hơn rồi", anh Cửu nói.
Giờ anh đã trở thành người nuôi ngao chuyên nghiệp ở Nam
Định và các tỉnh phía Bắc. Cơ sở của anh sản xuất theo quy
trình khép kín, từ nguồn giống, ương nuôi, khai thác, tiếp thị
đến tiêu thụ (cả thành phẩm và con giống) trên thị trường
trong và ngoài nước (chủ yếu là Trung Quốc).
Không chỉ nuôi ngao tốt, huyện Giao Thủy của Nam Định
cũng là quê hương của con sò. Song, do nhiều biế
n cố về môi
trường, thổ nhưỡng, khí hậu nên từ những năm 1970-1998,
con sò gần như ít xuất hiện. Trong khi đó, sò lại được nuôi
mạnh tại các tỉnh lân cận có điều kiện môi trường tương tự.
Thấy sò huyết có thị trường tiêu thụ, giá bán thương phẩm lại
cao gấp 3-5 lần con ngao, năm 2001, anh Cửu lại lặn lội vào
Kiên Giang mua một tấn sò huyết giống về nuôi thử
ở các vùng bãi triều sâu (nơi không nuôi
được ngao). Một lần nữa, nuôi sò huyết lại cho kết quả tốt. Năm đó anh thu được 18 tấn sò
huyết thương phẩm, trị giá 450 triệu đồng. Từ đó đến nay, diện tích sò huyết không ngừng
tăng lên với cả chục hécta. Anh còn giúp đỡ cho 20 hộ ở huyện Giao Thủy cùng nuôi sò huyết.
Đến thời điểm này, phong trào nuôi sò huyết ở huyện khá phát triển, sản lượng bình quân
hàng năm
đạt 700 tấn.
Vẫn nỗi lo con giống và tiêu thụ
Anh Cửu cho biết, vấn đề con giống luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi ngao.
Thực tế tại Nam Định, do thiếu con giống, mật độ thả ngao thưa, làm giảm tới 50% sản lượng

và năng suất hàng năm. Thiếu giống cũng là nguyên nhân làm cho việc nuôi ngao sẽ không
bền vững. Do vậy, việc sinh sản nhân tạo giống ngao phục vụ sản xuất là yêu c
ầu rất bức xúc.
Năm ngoái, nhờ tham gia Dự án “Xây dựng mô hình nuôi ngao M.meretrix thương phẩm từ
nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Nam Định”, anh Cửu được cấp 19 ha đất bãi làm cơ sở sản
xuất giống, với sự hướng dẫn kỹ thuật của Phòng Nuôi trồng hải sản - Viện nghiên cứu NTTS
I. Qua đó, đã cho đẻ được 3,5 triệu ngao giống M.meretrix, loại ngao tấm.
Năm nay, dự án sẽ k
ết thúc để từ đó rút ra những điểm thành công cũng như hạn chế. Số ngao
giống sinh sản nhân tạo được anh đưa ra nuôi thử nghiệm trên 1 ha bãi triều, bước đầu cho kết
Ngao Bến Tre giờ đã bén
duyên tại Nam Định.


19
quả khả quan. Anh nhận xét, nếu dự án thành công sẽ góp phần giải quyết nhu cầu lớn về
giống trên địa bàn; đồng thời, còn để bán cho các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, anh Cửu cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến lượng ngao giống tự
nhiên thiếu hụt là do Trung Quốc, thị trường xuất khẩu chính của ngao Giao Thủy, thường thu
mua trước mùa ngao sinh nở. Do vậy, lượng ngao bố mẹ trở nên khan hiếm. Không những th
ế,
việc bán ngao thương phẩm sang Trung Quốc thường bị ép giá và họ chỉ thu mua theo mùa
vụ.
Để tháo gỡ thế khó này, anh Cửu lại lên đường tìm đầu ra cho con ngao tại ngay "sân nhà".
Rất may, sau khi chương trình “Người đương thời” của Đài TH Việt Nam phát sóng về cơ sở
nuôi ngao của anh, nhiều nơi đã biết đến ngao Giao Thủy.
Từ chỗ làm quen, ăn thử, đến nay ngao đã là món thực phẩm khá quen thuộc trong thực đơn
hàng ngày củ
a nhiều gia đình. Đơn đặt hàng tới tấp đến cơ sở nuôi ngao Cửu Dung. Việc tiêu
thụ cũng bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đến nay, 1/4 sản lượng ngao của anh được

tiêu thụ tại thị trường nội địa, mà nhiều nhất là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Anh Cửu yên
tâm nhất là nguồn giống tự nhiên được bảo toàn. Nhờ vậy mà năm ngoái, anh đã bán được
200-300 t
ấn giống ngao tự nhiên, lãi 2-3 tỷ đồng.

"Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu về con giống nhằm hạ giá thành sản xuất. Tôi
cũng đang xây dựng trang web để quảng bá mạnh hơn hình ảnh con ngao Giao Thủy tới người
tiêu dùng trong nước và đặc biệt, để tiếp thị ra thị trường thế giới", anh Cửu tiết lộ.
Tỷ phú nuôi ngao
9:53, 02/10/2005
Thế Dương
Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 7 là dịp để Đảng, Nhà
nước ghi nhận những đóng góp to lớn của các cá nhân, tập thể có
nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất. Là đại biểu duy
nhất của Nam Định được vinh dự đọc báo cáo tại Đại hội thi đua
toàn quốc lần này, ông Nguyễn Văn Cửu, xã Giao Xuân, huyện Giao
Thuỷ (Nam Định) là một nông dân, một cựu chiến binh
đã vượt khó
vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương mình,
bằng một nghề mới: nghề nuôi ngao.
Cách đây vài năm, khu vực nuôi ngao rộng khoảng 50 ha của gia
đình ông Cửu vẫn còn hoang hoá, chỉ có cây trang, cây đước tồn tại.
Ông Cửu là người đầu tiên mạnh dạn lấy giống ngao từ tỉnh khác
đưa về nuôi thử. Sau 5 năm, con ngao đã trở thành nguồn thu lợi
đáng kể cho gia đình ông. Trong ngày cao điểm của vụ
thu hoạch,
ông Cửu phải thuê hàng trăm lao động. "Tôi nghĩ rằng, ở địa phương
mình sẵn có tiềm năng, dựa vào đó mình tìm hướng đi để tạo dựng cho mình và cho bà con
địa phương có cái nghề", ông Cửu tâm sự.








20
Bây giờ nghề nuôi ngao đã thành phong trào, đem lại nguồn thu nhập chính của nhiều người
dân trong xã. Sau nhiều năm tích luỹ, ông Cửu đã có một số vốn đủ để mở rộng trang trại nuôi
và nhân giống. Được sự hỗ trợ của các nhà khoa học, ngoài giống ngao, ông Cửu đã thành
công trong việc nhân giống tôm, giống cua. Từ việc bị động, phụ thuộc vào con giống, đến
nay ngành thuỷ sản huyện Giao Thủy
đã chủ động một phần về giống, chủ trương khôi phục
và phát triển thuỷ sản ở đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Ông Trần Đại Nghĩa, Trưởng
phòng thủy sản huyện Giao Thuỷ (Nam Định) phát biểu: "Phải giải quyết tốt khâu giống thì
việc nuôi trồng mới có hiệu quả. Doanh nghiệp anh Cửu đã mạnh dạn giải quyết khó khăn
này, đây chính là sự đóng góp rất lớn cho địa phương".

Từ mô hình nuôi ngao, nuôi cua của gia đình anh Cửu, cho đến nay, 80% hộ dân xã Giao
Xuân đã chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, thu hút hàng nghìn lao động địa phương. Hiện tại,
xã Giao Xuân có hàng chục tỉ phú làm giàu từ công việc này. Ông Nguyễn Văn Khuyến, Chủ
tịch UBND xã Giao Xuân, huyện Giao Thuỷ (Nam Định) cho biết: "Người dân bình thường
chỉ cần có sức lao động cũng kiếm được 70 - 100.000đồng/ngày, anh Cửu
đã tạo công ăn việc
làm cho người dân. Hiện nay, tại xã tôi đã không còn hộ đói".

Từ xã nghèo, thuần nông về nông nghiệp, đến nay Giao Xuân được coi là điển hình về xu
hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện Giao Thuỷ, tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 4%. Thành
tích này có sự góp phần không nhỏ của người nông dân Nguyễn Văn Cửu. Nhiều năm liên
tục, ông luôn được bình bầu là nông dân sản xuất gi

ỏi, là đại biểu duy nhất của tỉnh
Nam Định đọc báo cáo tại Đại hội thi đua yêu nước lần này. Ông Cửu cho đó là vinh dự của
tất cả người dân trong xã. Điều này càng thôi thúc ông có nhiều dự định góp phần làm giàu
chính đáng ngay trên quê hương nghèo khó của mình.















21


























×