"Binh pháp tôn tử" học từ vựng
tiếng Anh
Một cách học từ phổ biến là tay viết (lên giấy), miệng đọc, tai nghe, mắt nhìn.
Nhưng iOne bày cho bạn một mưu cực mới lạ nhá: Miệng vẫn đọc, tai vẫn nghe,
mắt vẫn nhìn, nhưng thay vì viết lên giấy thì bạn hãy viết lên không khí nhé! Vì
lúc này, não bạn sẽ phải làm việc tích cực hơn trước để tưởng tượng được cách viết
từ đó trong đầu.
1. Mục tiêu
Đặt rõ cho mình một mục tiêu mỗi ngày phải ghi nhớ bao nhiêu từ để lấy động lực
cố gắng học. Nhưng đừng quá tham lam teen nhé! Một xuất phát điểm thấp thấp
sau đó sẽ nâng dần lên. Hãy nhớ rằng mình học từ mới không chỉ để đó mà còn
phải biết cách áp dụng nó vào tình huống thích hợp. Nếu trình độ của bạn đã ở mức
khá khá, thì tốt nhất nên sử dụng từ điển Anh- Anh để có thể hiểu được đúng bản
chất từ. Một trong những quyển được tin tưởng nhất bây giờ là Oxford advanced
learner’s dictionary đấy!
2. Học qua âm nhạc
Hay tuyệt vời lun! Đây nhé, nếu bạn chăm chỉ nghe nhạc nước ngoài, dần dần bạn
sẽ ‘này sinh tìm cảm’với nó, muốn được hát những bài hát đó, điều này khiến bạn
phải nghe cho được hoặc tìm cho ra lời bài hát và sau đó là nhớ, là tìm hiểu ý
nghĩa.Vậy là bạn đã học được khá nhiều qua một thú tiêu khiển của bản thân rồi.
3. Học qua phim nước ngoài
Méc nước nè: Trước khi xem phim, bạn tìm phụ đề trên Internet và sau đó viết lại
những từ mà mình muốn biết, chưa biết… Sau đó, trong lúc xem phim, hãy tắt phụ
đề đi. Cố gắng nghe để nhận ra, nhớ ra nghĩa, chính tả của những từ mà mình đã
học trước đó.
4. Học theo trường từ vựng
Khi học một từ có nghĩa tổng quát như Money, bạn có thể tạo sơ đồ hình cây trong
đó phân nhánh dần dần như: Verb, Noun, Adjective,…Nhánh dưới lại bao gồm:
Save, Invest, Cheque, Credit, Spend,… Cách học này khiến từ vựng được sắp xếp
trong đầu bạn rất khoa học, có tổ chức, giúp bạn nói, viết trôi chảy hơn.
5. Học theo những cặp từ gần nghĩa, đồng nghĩa và trái nghĩa
Cách học này vừa giúp bạn nhớ được từ một cách hệ thống, từ đó sử dụng từ một
cách đa dạng và đồng thời còn giúp bạn phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của
chúng, từ đó sử dụng chính xác hơn. Ví dụ như chúng ta có một nhóm từ: Tell,
Speal, Talk, Say.
6. Vận dụng tối đa các giác quan
Một cách học từ phổ biến là tay viết (lên giấy), miệng đọc, tai nghe, mắt nhìn.
Nhưng iOne bày cho bạn một mưu cực mới lạ nhá: Miệng vẫn đọc, tai vẫn nghe,
mắt vẫn nhìn, nhưng thay vì viết lên giấy thì bạn hãy viết lên không khí nhé! Vì
lúc này, não bạn sẽ phải làm việc tích cực hơn trước để tưởng tượng được cách viết
từ đó trong đầu.
7. Tự sáng tạo những qui tắc đính mác ‘by myself’
Tớ ví dụ một trường hợp của bản thân cho dễ hiểu nhá. Tớ luôn biết ‘go’là đi,
‘come’ là đến. Nhưng lại không thể nhớ được ‘take’ là mang đi, ‘bring’ là mang
đến. Chính vì thế tớ bèn nghĩ ra một cách: liên kết hai nhóm này với nhau. Trong
bảng chữ cái chữ ‘c’, gần chữ ‘b’ nên nhóm này là nhóm đến và đương nhiên nhóm
còn lại là nhóm đi. Bạn cũng hoàn toàn có thể tự sáng tạo ra những qui tắc của
riêng mình để nhớ dễ hơn.
8. Ôn tập thường xuyên
Sau khi đã tạm thời nhớ những từ đó. Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng nhỏ. Một mặt
viết từ tiếng anh, một mặt viết nghĩa tiếng việt (hoặc giải thích nghĩa từ bằng tiếng
anh). Một ngày sau khi học, hãy mở tờ giấy đó ra, nhìn từ tiếng Anh để trả lời
nghĩa của nó, và ngược lại, nhìn giải thích nghĩa để đoán từ. Nhớ nhé: nên học theo
cả hai chiều vì nó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, chiều tiếng Anh- tiếng Việt giúp kĩ
năng đọc hiểu, chiều tiếng Việt- tiếng Anh giúp bạn trong giao tiếp và viết luận.
Giữ tờ giấy đó là và thỉnh thoảng lại mở ra để tự test bản thân nha.