Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm về phương cách làm việc của "thủ thư số" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.44 KB, 6 trang )

Đặc điểm về phương cách làm việc của "thủ thư số"
Nội dung công việc của những "thủ thư số"
Trong kỷ nguyên thông tin, vai trò của thủ thư thay đổi nhanh chóng. Họ sẽ
phát triển tiến tới để trở thành những tổ chức và chuyên gia thông tin trong xã
hội. Vì vậy, so với thủ thư truyền thống, nội dung công việc của họ rất khác
biệt (Xem Bảng I)
Công việc mà các thủ thư số chủ yếu như sau:
o Lựa chọn, bổ sung, bảo quản, tổ chức và quản lý các bộ sưu tập số;
o Thiết kế kết cấu kỹ thuật cho thư viện số;
o Mô tả nội dung và thuộc tính của đầu mục hoặc đối tượng (siêu dữ liệu);
o Lập kế hoạch, thực hiện và hỗ trợ các dịch vụ số như định hướng thông tin,
tư vấn và chuyển giao;
o Tạo lập giao diện thân thiện người dùng trên toàn bộ hệ thống mạng;
o Xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn liên quan đến thư viện số;
o Thiết kế, duy trì và chuyển giao các sản phẩm thông tin với giá trị gia tăng;
o Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin số trong môi trường mạng; và
o Đảm bảo an ninh thông tin.
Cách thức phục vụ của "thủ thư số"
Cho dù thư viện có phát triển theo hướng nào, thì mục tiêu của nó là đáp ứng
nhu cầu thông tin và mong muốn hiểu biết của nhân loại sẽ không bao giờ
thay đổi. Trong những thư viện số, các thủ thư số sẽ cung cấp cho bạn đọc
những dịch vụ đa dạng, tiên tiến, năng động và linh hoạt theo cách thức đầy
sáng tạo, bao gồm:
o Phân tích và xử lí nhiều loại tài nguyên thông tin khác nhau;
o Thúc đẩy và tổ chức các giá trị tiềm ẩn trong mọi thông tin;
o Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao đúng
lúc và đúng đối tượng; và
o Chuyển giao thông tin đúng đến người dùng và cung cấp các dịch vụ
chuyên biệt và định hướng người dùng.
Bảng I - Sự khác nhau giữa thủ thư số và thủ thư truyền thống ở Trung Quốc
Thủ thư truyền thống



Thủ thư số
Vai trò trong xã
hội
Thu thập tài liệu
Phổ biến tài liệu
Chuyên gia thông tin
Định hướng thông tin
Môi trường làm
việc
Thư viện truyền
thống
Thư viện số
Hệ thống kiến
thức
Đơn lẻ Tổng hợp
Nhóm đ
ộc giả Cố định Bất cứ người dùng kết nối mạng
Cơ sở dịch vụ
Bên trong tòa nhà th
ư
viện
Trên hệ mạng máy tính
N
ội dung công
việc
Đơn điệu Đa dạng
Cách thức phục
vụ
Bị động Chủ động

Đối tượng làm
việc
Tài liệu in Các bộ sưu tập số
N
ội dung phục
vụ
Gửi giao tài liệu
Định hướng thông tin, tư vấn và
chuyển giao,
Trình độ làm
việc
Thấp Cao
Xây dựng chất lượng của các thủ thư số
Nhằm đáp ứng những đòi hỏi về công việc trong những thư viện số, thủ thư
số cần có những năng lực và kiến thức sau:
1) Hệ thống kiến thức tổng hợp. Điều này có nghĩa là kiến thức của thủ thư
số không nên hạn chế ở một lĩnh vực đơn lẻ nào. Thay vào đó, nó nên bao
gồm nhiều chủ đề đa dạng như khoa học thư viện, khoa học máy tính, khoa
học truyền thông và một số công nghệ cụ thể khác
2) Kiến thức về thông tin ở cấp độ cao. Chủ yếu đề cập đến sự cảm nhận
thông tin sâu sắc và khả năng nắm bắt thông tin cao.
Cảm nhận nguồn thông tin sâu sắc
 Phản ứng nhanh nhạy với những nguồn thông tin bên ngoài;
 Giỏi trong việc tìm kiếm thông tin hữu dụng;
 Có ý thức cung cấp dịch vụ thông tin một cách tích cực; và
• Có ý thức gia tăng giá trị cho thông tin.
Khả năng nắm bắt thông tin cao
 Khả năng lọc thông tin và đánh giá được tính hữu ích của nó;
 Khả năng bổ sung thông tin theo cách tốt nhất;
 Khả năng xử lý, tổ chức và quản lý thông tin; và

• Khả năng phổ biến thông tin đến người sử dụng thích hợp đúng lúc và đúng
chỗ.
(3) Có năng lực cá nhân xuất sắc
 Có mục đích sáng tạo;
 Tinh thần đồng đội cao;
 Tính linh hoạt cao; và
• Tầm nhìn xa và trí tưởng tượng tốt.
Nhờ có công nghệ web 2.0 mà dịch vụ thư viện đã thay đổi theo một diện
mạo mới, giúp ích cho thư viện trong việc làm phong phú và nâng cao chất
lượng các dịch vụ tra cứu trực tuyến của mình. Có thể tận dụng những tính
năng công nghệ để kết nối và tăng cường giao lưu với người dùng tin thư
viện, xóa đi nhiều khoảng cách ngăn trở để tạo ra một môi trường "tương tác"
thực sự giữa thư viện và người sử dụng. Điều này gián tiếp tạo ra và nuôi
dưỡng một môi trường tích cực cho chia sẻ tri thức giữa thư viện và người
dùng.
Từ khóa: Web 2.0, RSS, Blogs, Mash-up, Nhắn tin nhanh, Wikis,
Podcasts, mạng xã hội, dịch vụ tra cứu, Thư viện đại học
Được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có
những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách
thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng
tham gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem". Người
dùng giờ đây được tiếp xúc với nhiều dịch vụ trực tuyến cho phép họ tạo ra,
thu thập, phân nhóm, thanh lọc, truyền bá, và xuất bản nguồn lực thông tin
trên Internet tại chỗ và toàn cầu.
Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng Internet là nhằm kết
nối các nhà nghiên cứu và các máy tính của họ với nhau để có thể chia sẻ
thông tin hiệu quả. Khi bổ sung World Wide Web (năm 1990), Tim Berners-
Lee cũng nhằm mục tiêu tạo phương tiện cho phép người dùng tự do đưa
thông tin lên Internet và dễ dàng chia sẻ với mọi người (trình duyệt web đầu
tiên do Berners-Lee viết bao gồm cả công cụ soạn thảo trang web). Tuy

nhiên, sau đó web đã phát triển theo hướng hơi khác mục tiêu ban đầu. Tuy
có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web 1.0 (thế hệ web trước Web 2.0) chủ
yếu gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm
mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện
phát tin hơn là phương tiện chia sẻ thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất
hiện của nhiều kỹ thuật mới như blog (hay webblog), wiki web mới trở nên
có tính cộng đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với sự kỳ vọng và
khả năng thực sự của nó.

×