Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bí mật của trường phái ấn tượng (Impressionism) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.2 KB, 6 trang )



Bí mật của trường phái
ấn tượng
(Impressionism)

Tại sao tranh của Monet và các danh họa trong trường
phái ấn tượng luôn nhận được rất nhiều sự hâm mộ của
người xem? Câu trả lời chung nhất là vì cách phối màu.
Hãy cùng khám phá tài năng những họa sĩ của trường
phái này.


Trường phái ấn tượng

Trường phái Ấn tượng xuất hiện từ thế kỉ XIX và có liên
quan tới một nhóm nghệ sĩ tự do mà các tác phẩm hội họa
của họ bị coi là quá tồi tệ, không thể đem triển lãm tại Hội
chợ triển lãm Paris. Thay vào đó, họ tự trưng bày tác phẩm
của mình một cách độc lập. Họ thường vẽ ngoài trời, chủ đề
và đối tượng trong tranh của họ là những vấn đề đương đại,
cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là phong cảnh và tranh tĩnh
vật.

Họ thích thú với ánh sáng, màu sắc và sự tự do, không gò bó
theo quy luật - có thể thấy rõ qua những nét cọ. Những bức
tranh của các họa sĩ: Monet, Cezanne, Pissarro, Renoir và
Sisley rất đẹp dưới con mắt của chúng ta ngày nay. Thật khó
tưởng tượng tại sao những bức tranh này đã thực sự bị coi là
kinh khủng trong những năm 60, 70 của thế kỉ XIX .Thậm
chí thuật ngữ ‘Trường phái Ấn tượng’ là một từ nhạo báng


mà một nhà phê bình nghệ thuật dùng để nói tới những tác
phẩm này.

Cảm nhận đầu tiên

Terence Maloon là người phụ trách đặc biệt của bảo tàng
nghệ thuật ở New South Wales, ông hồi tưởng lại về cái ngày
đầu tiên ông bị lôi cuốn bởi những củ hành trong bức tranh
của Cezanne:

“Chính ở Paris vào mùa đông năm 1964 hay 1965, tôi đã có
trải nghiệm đầu tiên vô cùng ý nghĩa về Cézanne và Monet.
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được tận mắt trông thấy
những bức họa phẩm của họ ‘bằng xương bằng thịt’ nhưng
tôi nhận ra được một điều gì đó ám ảnh tôi suốt những năm
sau này.”

“Khi còn học ở trường, một trong những giáo viên mỹ thuật
của tôi liên tục nhắc đi nhắc lại về Cézanne và cho chúng tôi
xem nhiều bức tranh tĩnh vật in màu lớn của ông. Những vật
mẫu vừa lùn, mập, vừa nặng cũng đã để lại cho tôi một ấn
tượng nào đó nhưng chưa đủ xua tan thái độ hoài nghi của tôi
và làm tôi thấy có hứng thú với những hình ảnh này. Liệu
Cézanne có thực sự là một người họa sĩ lớn như mọi người
vẫn nói hay không? Nếu tác phẩm của ông minh họa cho ‘bố
cục tốt’ vậy vì sao chúng không thuyết phục được tôi, mặc dù
sau khi được nhắc đến nhiều như vậy? Nghi ngờ đầu tiên của
tôi về khả năng của Cézanne lóe lên trong một lần thăm quan
Viện bảo tàng nghệ thuật Jeu de Paume và chính bức tranh
‘Cuộc sống tĩnh lặng với những củ hành’ (Still life with

onions - 1896-98) đã làm tôi có ý nghĩ ấy.”

“Thời đó giống như bây giờ, Viện bảo tàng Jeu de Paume
nằm ở nơi trước đây là sân tennis hoàng gia ở cuối khu vườn
Tuileries, giữa trung tâm Paris. Từ những năm 50 của thế kỉ
XX, đây được coi là viện bảo tàng của trường phái ấn tượng,
cho đến khi các tác phẩm trưng bày tại đây được di dời tới
Viện bảo tàng Musée d’Orsay vào năm 1986. Những căn
phòng và cầu thang chưa được tu sửa của viện bảo tàng Jeu
de Paume vào những năm 60 rõ ràng là rất nhỏ - Tôi nghĩ có
thể trong thời gian ấy, những nơi này được trải thảm. Tôi nhớ
rất rõ bầu không khí hơi tồi tàn, không trần tục, không khí bí
bách, khác hẳn với những không gian rộng lớn, với những đồ
đạc thiết kế cố định và cảm giác phấn chấn giống như ở bảo
tàng d'Orsay.

×