Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu ''''Bí mật'''' của những cảnh quay khói lửa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.34 KB, 7 trang )

'Bí mật' của những cảnh quay khói lửa

Bánh mì mốc và mùn cưa là hai chất liệu chính được sử dụng trong
cảnh bom nổ. Các hoạ sĩ thiết kế tiết lộ rằng, họ phải mua khá nhiều bánh mì
về làm cho mốc lên để giống màu đất (và để các diễn viên không lấy ăn).
Sau đó họ xé vụn trộn với chất nổ và một số thứ khác như đất đã được
lọc ky sỏi, bụi than và mùn cưa. Quả nổ được chôn xuống một cái hố, khi giật
kíp, quả nổ tung lên. Đất bắn ra mịn như ném bom thật. Hình ảnh đẹp mà
không hề gây sát thương.
Những miếng xốp cũng được đưa vào các cảnh quay này sau khi đã
được nhuộm đen. Trên màn ảnh, chúng được nhìn thấy như những mảnh vỡ
văng tứ tung, sẵn sàng giết chết ai đó rủi ro trúng phải. Thực tế thì xốp rất
nhẹ, không đủ khả năng gây nguy hiểm.


Một cảnh khói lửa trong phim "Đường thư".

Bom nổ, dĩ nhiên sau đó phải có lửa cháy và khói đen mịt mù. Dầu apatits,
xăng lập tức được huy động để tạo ra những đám cháy rừng rực, những cột khói
cao đến 20 m. Lúc này thì độ nguy hiểm bắt đầu nhích lên khỏi vạch số 0. Nếu
không cẩn thận, tai nạn dễ dàng xảy ra. Chính vì thế, khi dựng một cảnh chiến, các
hoạ sĩ thiết kế phải "bày binh bố trận" hết sức tỉ mỉ và công phu. Vị trí của từng
quả nổ được vạch ra một cách chính xác trên sơ đồ. Quả nổ nào kích trước, quả nổ
nào kích sau được xác định và phân công cụ thể.
Công việc này hết sức quan trọng. Trước hết là để đảm bảo an toàn tối đa
cho các diễn viên trong những cảnh quay phải chạy đi chạy lại. Hai là để tạo ra
hiệu ứng hình ảnh hoàn chỉnh nhất, cho người xem cảm giác như được chứng kiến
một cuộc chiến thực sự chứ không phải là giả tạo. Như trong phim Dòng sông
phẳng lặng về cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, có cảnh vị sư tự thiêu
trên đường phố Huế. Các nhà làm phim đã làm hình nộm rồi tưới xăng lên đốt và
quay thật.




Khói lửa được tạo ra bởi... lốp xe.

Trừ súng ống thuê của quân đội, còn lại các vũ khí khác, đoàn làm phim
phải tự làm lấy. Xe tăng, máy bay, nòng pháo đa số là mô hình với kích cỡ gần
như thật. Tất cả được làm 100% từ thép và bìa các tông. Lựu đạn cũng là lựu đạn
gỗ được sơn màu phủ lên giống hệt... lựu đạn thật. Tuy không phải thuê nhưng chi
phí cho những đạo cụ giả đó cũng hết sức tốn kém. Từ trước đến nay tốn nhiều
tiền cho khói lửa, đạn pháo nhất là bộ phim nhựa Ký ức Điện Biên. Con số đầu tư
lên đến gần 800 triệu đồng cho những cảnh quay công phu, hoành tráng.
Hiệu ứng cho cảnh đóng thế

Xung quanh một cảnh quay mạo hiểm người ta cũng tìm cách phân loại ra
các nhóm hiệu ứng tạo nên ấn tượng thị giác cho người xem.

NHỮNG HIỆU ỨNG NHƯ THẬT

Một trong những pha biểu diễn nguy hiểm như thật được sử dụng thường
xuyên nhất là cảnh đánh nhau giữa hai nhân vật. Mặc dù sự va chạm thường được
tránh, nhưng nhiều yếu tố trong cảnh đánh nhau, như đánh kiếm, võ thuật hoặc
nhào lộn thì cần phải có sự tiếp xúc giữa hai diễn viên để dễ tạo ra những hiệu ứng
riêng biệt, chẳng hạn tiếng động hay sự tương tác thể chất.

Những màn trình diễn nguy hiểm được dàn dựng ở mức độ cao và phải
được luyện đi luyện lại một cách nghiêm ngặt trong nhiều giờ, nhiều ngày và đôi
khi trong nhiều tuần liền trước khi biểu diễn.
Những diễn viên nhà nghề dày dạn kinh nghiệm sẽ thường phải xử lý pha
hành động mà những rủi ro trong công việc rất cao, mỗi cử động và vị trí phải thật
chính xác để giảm thiểu những chấn thương do tai nạn.

NHỮNG HIỆU ỨNG CƠ HỌC
Một pha biểu diễn chân tay nguy hiểm thường được sự hỗ trợ của máy móc.
Ví dụ, nếu nội dung phim yêu cầu người hùng nhảy xuống từ một điểm cao,
đoàn làm phim phải đeo trang bị bảo hộ đặc biệt, và sử dụng dây cao thế dùng trên
máy bay để kéo anh ta lên. Dây thép mỏng thỉnh thoảng sử dụng để làm bay các
đồ vật, nhưng diễn viên thì không bao giờ được đu nó vì nó rất giòn và có thể đứt
nếu có sự va chạm mạnh. Ngọa hổ tàng long là bộ phim Kungfu dựa nhiều vào
những loại dây dùng để bay trong các pha diễn nguy hiểm.

NHỮNG PHA BIỂU DIỄN NGUY HIỂM CÓ XE CỘ
Các diễn viên những pha nguy hiểm có xe cộ đòi hỏi một sự tập luyện rất
cao và thích ứng đặc biệt với xe cộ. Các pha biểu diễn đơn giản như xoay phanh
tay, hoặc đảo hướng chạy của xe, hay cao hơn là những pha rượt đuổi xe hơi, nhảy
hay đụng kéo theo rất nhiều xe. Remy Julienne nổi tiếng là diễn viên đóng những
pha nguy hiểm với xe ô tô.
HIỆU ỨNG ĐƯỢC TẠO RA TỪ MÁY VI TÍNH

Vào những năm cuối thế kỷ 20 các diễn viên đóng thế trong những pha
nguy hiểm được đưa vào những tình huống càng ít nguy hiểm càng tốt vì các nhà
làm phim chuyển sang những hiệu ứng đồ họa vi tính với chi phí tương đối rẻ hơn
(và an toàn hơn) sử dụng những dụng cụ bảo hộ và hàng lọat những hiệu ứng số và
các thiết bị khác.
Ma trận (1999) là một trong những bộ phim hành động đầu tiên thành công
khi sử dụng bao quát những pha biểu diễn nguy hiểm từ những hình ảnh tạo ra bởi
máy vi tính.
Phông nền xanh - công cụ đặc biệt của kỹ xảo điện ảnh
Từ lâu, kỹ xảo điện ảnh đã đóng góp vào sự thành công của nhiều bộ phim.
Một trong các công cụ được sử dụng nhiều nhất của kỹ xảo điện ảnh chính là
Phông nền xanh - Blue/Green Screen. Phông nền xanh cho phép ghép cảnh theo
yêu cầu của đạo diễn.

Giả như thật
Vài ví dụ điển hình về ứng dụng kỹ xảo điện ảnh:
- Trong bộ phim E.T., chính kỹ thuật phông nền xanh đã làm cho khán giả
thấy bọn trẻ trong phim đang bay khi mà trên thực tế chúng không bay gì cả!
- Trong bộ phim Star Wars, Luke lao chiến đấu cơ X-wing vào chiến hào
của hành tinh Death Star cùng với các máy bay TIE truy kích phía sau lưng, nhưng
tất cả đều là mô hình giả.
- Trong Return of The Jedi, Leia và Luke bay chiếc xe đạp đua ở vận tốc
160km/h trong rừng, trên thực tế, không có chiếc xe đạp nào bay ở vận tốc như
thế!
- Trong Back to The Future, cảnh Delorean “cất cánh” chiếc xe hơi và bay
xuống đường phố đông đúc tất nhiên là cảnh giả.
- Hay như trên bản tin thời tiết mỗi đếm ở Mỹ, phát thanh viên đứng trước
bản đồ thời tiết được thực hiện bởi vi tính sao cho trông giống như cô ấy đang có
mặt tại nơi bão tố đang hoành hành.
Trong tất cả các trường hợp nêu trên, ảo giác được tạo nên bởi kỹ thuật hiệu
quả đặc biệt gọi là Kỹ thuật phối hình động ( Traveling Matte ) trên phông nền
xanh.
Kỹ thuật này cho phép các diễn viên và mô hình xuất hiện trong những
cảnh nằm ngoài sức tưởng tượng của con người như: bay ra không gian, đong đưa

×