Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tranh Sơn Thủy và Giá Trị Văn Hóa, Tư Tưởng Phương Đông potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.49 KB, 11 trang )



Tranh Sơn Thủy
và Giá Trị Văn Hóa, Tư Tưởng
Phương Đông



Trung Hoa là đất nước có nền văn hoá phát triển vô cùng đồ
sộ cả về bề dày lịch sử lẫn chiều sâu. Trong đó, hội hoạ đạt
nhiều thành công rực rỡ. Hội hoạ trong con mắt người Trung
Hoa là sự tổng hoà quan niệm về vũ trụ và con người trong
đó hình vẽ là những biểu hiện cao cả về khả năng sáng tạo.
Thành công rực rỡ của hội hoạ cổ Trung Hoa phải nói tới
mảng tranh sơn thuỷ.

Ở châu Âu thế kỷ XVII, cùng với Claude Lorrain tranh
phong cảnh mới ra đời với tư cách là thể loại độc lập. Trong
khi đó ở Trung Hoa, người ta quan tâm đến thể loại tranh
phong cảnh sớm hơn và sáng tạo ra loại tranh sơn thuỷ từ thế
kỷ VII. Tranh sơn thuỷ được thâm nhập sâu vào quan niệm
thẩm mỹ của mọi tầng lớp trong xã hội Trung Hoa bất kể thời
kỳ nào và lòng yêu thiên nhiên phổ cập ở mọi người dân
Trung Hoa.


Chùa trên đỉnh núi – Lý Thành(li Cheng)


Khác với tranh phong cảnh của người châu Âu, tranh sơn
thuỷ không chỉ là những hình vẽ mang tính sao chép thiên


nhiên mà là những sáng tạo. Ở đây các hiện tượng thiên
nhiên trở thành những biểu tượng của tinh thần. Chính vì vậy
nói đến tranh sơn thuỷ Trung Hoa là nói đến tư tưởng, lối
sống, quan điểm nhân sinh, sự suy nghĩ và tinh thần của
người nghệ sỹ trước tạo vật. Tranh sơn thuỷ không chỉ dừng
lại ở một bức tranh phong cảnh đẹp mà người xem còn
thưởng thức cả phần tư tưởng của tranh. Nó bao quát những
quan niệm vũ trụ, biểu thị nguyên lý sống của tạo vật.

Người Trung Hoa từ xưa không có tư tưởng cho mình với vũ
trụ, thiên nhiên có gì ngăn cách xa lạ nên người nghệ sỹ
thường mượn cảnh nói tình, lấy núi sông trời đất để biểu hiện
tư tưởng của mình. Vì vậy tranh phong cảnh Trung Hoa mở
ra cho chúng ta một thế giới khác – thế giới đầy mơ mộng
nhưng được xây dựng bằng trí tuệ, không vay mượn hiện
thực mà là những điều được gợi lên từ cái nhìn bên trong của
người nghệ sỹ.

Người phương Tây thường chú trọng và đề cao kinh nghiệm,
ý chí, khả năng của mình để tiếp cận chân lý. Họ nỗ lực
khám phá, thu hoạch, chiếm đoạt cái vũ trụ khách quan, cái
tự nhiên và xã hội bên ngoài. Tuy nhiên, họ lại tỏ ra đối lập
lạnh nhạt và ngờ vực cái vũ trụ khách quan đó. Người
phương Tây vẽ tranh phong cảnh với một cái nhìn phân tích
bằng thị giác và phản ánh nó bằng các yếu tố của nghệ thuật
hội hoạ như đường nét, hình khối, màu sắc. Họ tả khoảng
cách và tạo không gian xa gần của cảnh vật bằng cách vẽ mọi
vật ở càng xa thì càng nhỏ vút về một điểm tụ ở đường chân
trời, các sự vật chịu sự chi phối của ánh sáng và vờn nổi khối
theo quy luật ánh sáng. Giá trị của nó ở chỗ làm cho người

xem như được nhìn thấy cảnh thực và có sự rung động theo
cảnh thực.

Người nghệ sỹ Trung Hoa coi tâm hồn của một người là tâm
hồn của trời đất. Cái lý của một vật là cái lý chung cho cả vạn
vật. Vận chuyển của một hơi thở cũng như vận chuyển của
một ngày. Vì thế tranh sơn thuỷ không chỉ là cảnh sắc khách
quan mà chính là tâm hồn, lối tư duy của tác giả. Xem tranh
là qua hình tượng, cách biểu hiện khí chất khi biểu tả để thấu
hiểu chính tác giả. Trong đó, nó chứa đựng cả sự gửi gắm
tình cảm, tâm hồn, tư tưởng của người vẽ.

Cũng chính vì vậy tranh sơn thuỷ không lấy lối vẽ phân tích
theo cái nhìn tinh tế mô tả chi tiết cho giống với thực thu
nhận qua thị giác làm trọng mà thiên về tả ý, lưu lại những
hình ảnh, giữ lại cái bóng của sự vật. Họ dường như không
nhìn thấy cảnh thật để sao chép nó, họ vẽ những cái tồn tại
trong tình cảm của mình, do họ cảm nhận được gây cho
người xem cảm giác rất xa lạ mà lại như quen thuộc tự bao
giờ. Những cảm xúc đó được chuyển vào nét bút sinh động,
cái nồng ấm, sống động vào khí vận của đường bút, cái cao
siêu, cái lưu chuyển qua sự tương quan của thực hư, của ý
tưởng trong biểu hiện. Các nghệ sỹ Trung Hoa vẽ tranh sơn
thuỷ nhằm gửi gắm tâm trạng trước cuộc đời của mình vào
trong đó. Cảnh chỉ là một đối tượng để tác giả mượn cớ nói
về cái tâm hồn của mình một cách tế nhị. Giá trị của nó
không chỉ ở cảnh sắc của tranh mà thông qua bức tranh còn
thấy cả tâm hồn của tác giả.

Tranh sơn thuỷ tồn tại với bề dày lịch sử, trải qua nhiều triều

đại phong kiến, tuy có những giai đoạn thăng trầm nhưng
phải nói loại tranh sơn thuỷ đã có một mạch đập xuyên suốt
lịch sử tồn tại chưa hề gián đoạn kể từ Hán – Tuỳ – Đường –
Tống – Nguyên – Minh – Thanh vẫn tiếp tục kế thừa và phát
huy cao độ, cho nên tranh sơn thuỷ là một loại hình hội hoạ
dân tộc nằm trong hệ thống tranh quốc hoa được hun đúc từ
truyền thống văn hoá, tư tưởng phương Đông đặc sắc. Đặc
điểm nghệ thuật của thể loại tranh này thường được tái tạo
qua phương pháp viễn thị chủ quan và sáng tạo nghệ thuật
bằng con mắt nội tâm đã trở thành bản sắc dân tộc có ảnh
hưởng lớn đến nhiều dân tộc ở phương Đông.

Đặc biệt ở nước ta nhất là thể loại tranh thuỷ mắc (đơn sắc)
đã có nhiều hoạ sỹ sử dụng mực nho trong tranh rất điêu
luyện như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tiến Chung, Sỹ Ngọc …
Các thế hệ hoạ sỹ trẻ cũng chịu ảnh hưởng và tiếp thu lối vẽ
trong tranh lụa, giấy dó. Và trong sáng tác có cách nhìn thiên
về ý tưởng nội tâm, khai thác những tình cảm trong tâm hồn,
từ đó xuất hiện những hình ảnh cụ thể và hình ảnh trừu tượng
gắn bó chặt chẽ. Người xem tranh sẽ thấy tác phẩm đã vượt
qua tính chân thực của sự vật khách quan mà đạt đến một
hàm nghĩa trừu tượng, đồng thời tạo một không gian cho
người xem suy tư và liên tưởng. Ngay trong trường học sinh
viên cũng được học tập, vẽ mực nho, thuốc nước nhất là
trong việc đi thực tập chuyên môn ghi chép tài liệu.

Bước ngoặt quan trọng đã đưa thể loại tranh phong cảnh tách
khỏi tranh nhân vật vào đời Hán tới đời Đường thì hoàn
chỉnh cả về bút pháp lẫn ý tưởng sáng tạo. Đổng Kỳ Xương
(đời Minh), hoạ sỹ – nhà phê bình nghệ thuật đã vạch ra

những nét lớn lịch sử của hội hoạ Trung Hoa, phân định
trường phái tranh sơn thuỷ Bắc Tông và Nam Tông. Ông
kính trọng và thừa nhận Lý Tư Huấn và Vương Duy là những
người khái quát ra thể loại “tranh lục sơn thuỷ” và “thuỷ mặc
sơn thuỷ”.

Tranh của phái Lý theo xu hướng hiện thực lý tưởng gần gũi
với cuộc sống theo thể loại “thanh lục sơn thuỷ”, màu sắc
nhiều tầng lớp rực rỡ (phái Bắc Tông).

Còn tranh Vương Duy (phái Nam Tông (theo hướng thoát ly
thực tế, tìm về tự nhiên, nói đến tự nhiên một cách an tịnh.
Ông sáng lập ra loại tranh đen trắng (thuỷ mặc) đã trở thành
bản sắc của quốc hoạ Trung Hoa.


Xa giá Đường Minh Hoàng – Lý Tư Huấn(Li zi xun)



Sông núi tuyết tan – Vương Duy (Wang Wei)

Bên cạnh đó sự ảnh hưởng và tác động qua lại của các hệ tư
tưởng Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo đến tranh sơn thuỷ đã
đưa thể loại tranh này có giá trị nghệ thuật và tầm tư tưởng
lớn, trở thành cái đẹp thanh cao, bí ẩn mà người đời luôn
luôn nghiên cứu tìm tòi và học tập.

Tranh sơn thuỷ không chỉ là một bức cảnh đẹp của thế giới
vật chất mà chính là cái đẹp ở thái độ tâm lý của tác giả khi

tiếp xúc với thế giới sự vật hiện tượng. Dù chỉ là sỏi đá, là
những bụi cây cằn cỗi, mộc mạc nhưng với một thái độ đẹp,
một tâm lý đẹp người ta đã chuyển hoá nó thành những bức
tranh đậm tình người. Chỉ với một tờ giấy, một mảnh lụa
mỏng, một chút mực và một cây bút lông người nghệ sỹ
Trung Hoa đã khéo dựng một nền nghệ thuật hội hoạ sơn
thuỷ rất độc đáo mang tính chất dân tộc riêng của Trung Hoa
có những thành tựu đóng góp to lớn dùng cái đẹp tượng trưng
qua bức tranh đã làm cảm hoá lòng người. Tất nhiên mọi thứ
đều có những biến động nhưng tranh sơn thuỷ cũng có một
thời của nó.

×