Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tình hình nhiễm nấm Aspergillus spp. trên hat giống một số cây trồng và ảnh hưởng của nấm gây bệnh đến sự nảy mầm và sức sông cây con pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.89 KB, 5 trang )







Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tập 2 số 1/2004
Tình hình nhiễm nấm Aspergillus spp. trên hạt giống
một số cây trồng và ảnh hởng của nấm gây bệnh
đến sự nảy mầm và sức sống cây con
Seed infection with Aspergillus spp. and its effect on seed germination
and seedling vigor
Ngô Bích Hảo

Summary

Aspergillus spp. was found abundantly in many seed samples of peanut, maize and
legumes. Severe infection by the fungus reduced germination rate and caused seed decay
and abnormal seedlings. The use of slightly contaminated seed stocks may minimize the
source of infection and improve germination rate and quality of seedlings.

Keywords : Aspergillus spp., seed germination, seedling quality

1. Đặt vấn đề
Aspergillus spp. là loại nấm phổ biến
tồn tại trên nông sản trong giai đoạn bảo
quản. Hạt giống có thể nhiễm nấm ở một
mức độ đáng kể và bị Aspergillus spp. xâm
nhập ngay từ ngoài đồng trớc khi thu
hoạch. Tỉ lệ hạt giống đậu nhiễm nấm
Aspergillus spp. cao hơn hẳn so với các loại


nấm khác và làm ảnh hởng đến tỉ lệ nảy
mầm của hạt (Prasad và cs, 1998 ; Singh và
cs, 1991). Nấm A.niger tồn tại trong đất và
trong hạt giống gây bệnh thối cổ rễ hoặc
thối vòng. ở nớc ta theo kết quả giám định
bệnh hại hạt giống nhập nội tại trung tâm
Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I năm
1999 tần suất xuất hiện của các loại nấm
Aspergillus spp. và Penicillium spp. trên các
mẫu hạt giống đã kiểm tra là 100%.
Sự có mặt của các nấm Aspergillus spp.
trên hạt giống làm giảm chất lợng hạt
giống, gây thối hạt khi gieo trồng và gây
bệnh cho cây con. Trong thực tế ở nớc ta
vấn đề bệnh hại hạt giống và khả năng
truyền lan của chúng còn ít đợc quan tâm
nghiên cứu. Nội dung bài báo đề cập đến
tình hình nhiễm nấm A.flavus và A.niger
trên các mẫu hạt giống đậu đỗ, lạc và
nghiên cứu ảnh hởng của nấm đến chất
lợng giống và cây con nhằm mục đích
đánh giá tác hại của bệnh để có biện pháp
phòng trừ có hiệu quả.
2.
Vật liệu và phơng pháp
nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Các mẫu hạt giống: Ngô, đậu tơng,
đậu xanh, đậu đen, lạc mỗi loại 50 mẫu,
mỗi mẫu 300-500 g gồm các giống trồng

phổ biến trong sản xuất và đợc thu thập tại
các nông hộ ở một số vùng sản xuất thuộc
Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dơng, Hng Yên
2.2. Phơng pháp nghiên cứu
Hạt giống đợc đặt trên giấy thấm nớc
cất và ủ trong 7 ngày ở nhiệt độ 20
0
C trong
điều kiện 12 giờ sáng và 12 giờ tối xen kẽ.
Mỗi mẫu hạt giống kiểm tra 200 hạt. Quan
sát đặc điểm phát triển của tản nấm, sợi nấm
và bào tử nấm trên hạt sau khi ủ dới kính
hiển vi soi nổi. Đo kích thớc bào tử nấm
qua kính hiển vi và giám định theo tài liệu
giám định của Viện nghiên cứu Bệnh hạt
giống Đan Mạch (Mathur S.B.& Olga.K,
1999; Ellis, M.B. 1993). Đánh giá mức độ
nhiễm bệnh trên các mẫu hạt giống. Gieo hạt
giống trên cát ẩm vô trùng trong nhà lới,
điều kiện ánh sáng tự nhiên. Quan sát tỉ lệ
nảy mầm, tỉ lệ hạt thối, hạt cứng. Tìm hiểu
ảnh hởng của nấm bệnh đến tỉ lệ nảy mầm
và sức sống của cây con theo ISTA (1996).

9




3.

Kết quả nghiên cứu và thảo
luận
3.1. Kết quả giám định nấm bệnh trên
hạt giống ngô, đậu đỗ và lạc
Kết quả giám định trên các mẫu hạt
giống cho trớc khi ủ không quan sát thấy
có sự khác nhau giữa hạt giống khoẻ và hạt
giống nhiễm nấm gây bệnh. Trong trờng
hợp hạt giống bị nhăn và kích thớc nhỏ có
thể quan sát thấy nấm bệnh màu đen hoặc
màu vàng ở phần phôi hạt.
Kết quả quan sát hạt giống sau khi ủ 7
ngày cho thấy sợi nấm và bào tử nấm thờng
tồn tại ở vỏ hạt đôi khi ở trong phôi hạt.
Trong trờng hợp trên hạt phát triển tản
nấm màu vàng xanh, các cụm bào tử hình
tròn mầu trắng khi chúng còn non và màu
vàng kem đến xanh lá cây khi chúng đã
trởng thành. Cành bào tử phân sinh dài,
không màu và phần đỉnh cành bào tử phân
sinh phình to, tròn ở trên nh hình bóng
đèn, mang các cụm bào tử hình đầu có thể
quan sát rất rõ khi chúng mọc tha thớt. Bào
tử phân sinh có đờng kính 3 - 5 àm vỏ bào
tử nhẵn hoặc hơi ráp. Theo tài liệu giám
định chúng tôi xác định tên nấm là
Aspergillus flavus
Trong trờng hợp trên hạt giống sau khi
ủ tản nấm phát triển ở từng phần hoặc trên
toàn bộ hạt. Cành bào tử phân sinh không

màu, mọc đơn hoặc tập trung thành từng
nhóm nhỏ trên đỉnh cành phình to hình tròn,
mang các cụm bào tử phân sinh đâm tia tròn
xốp, màu nâu hoặc màu đen. Bào tử phân
sinh có đờng kính 4-5àm. Theo tài liệu
giám định chúng tôi xác định tên nấm là
Aspergillus niger. Kết quả giám định đợc
trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Kết quả giám định nấm aspergillus flavus và A. niger
Triệu chứng bệnh trên hạt sau ủ
7 ngày
Bào tử phân sinh
Đặc điểm Màu sắc
Cành BTPS
Hình
thái
Kích
thớc
Màu
sắc
Kết quả
giám
định
Cụm bào tử nấm
hình tròn, bông xốp
bao phủ từng phần
hoặc toàn bộ hạt
Vàng
xanh

xanh lá
cây
Không màu, đỉnh
cành phình to tròn
mang các cụm bào
tử phân sinh dày
đặc và đâm tia
Tròn
hoặc hơi
tròn, sần
sùi
3-5à
Xanh
vàng
A.flavus
Nấm bao phủ từng
phần hoặc toàn bộ
hạt.
Tản nấm
có màu
nâu đen
đến đen
đen
Không màu, đỉnh
cành phình to tròn
mang các cụm bào
tử phân sinh
Hình
cầu, hơi
sần sùi

4-5 à
Nâu
tối
A. niger

3.2.Tình hình nhiễm nấm A. flavus và
A.niger trên các mẫu hạt giống lạc, ngô,
đậu tơng, đậu xanh và đậu đen vùng Hà
Nội và phụ cận năm 2002-2003
Kết quả kiểm tra các mẫu hạt giống
ngô, lạc, đậu đỗ thu thập tại vùng Hà Nội và
phụ cận cho thấy tỉ lệ mẫu hạt giống nhiễm
nấm Aspergillus spp. rất cao ở mức báo
động dao động từ 66-100% với tỉ lệ trung
bình là 86,2%. Trong đó, tỉ lệ mẫu nhiễm A.
flavus là 87,6% và nấm A. niger là 84,8%.
Các mẫu hạt giống lạc và đậu tơng nhiễm
cả 2 loài nấm với tỉ lệ rất cao từ 95-96%,
nấm A. flavus đợc tìm thấy trên 100% số
mẫu hạt giống kiểm tra. Số mẫu hạt giống
ngô nhiễm nấm bệnh thấp hơn so với các
cây họ đậu tuy nhiên tỉ lệ mẫu nhiễm vẫn
lên tới 72%. Các mẫu hạt giống đậu đen và
đậu xanh nhiễm nấm với tỉ lệ trung bình là
78 và 90%.

10





Bảng 2: Tình hình nhiễm nấm A. flavus và A.niger trên các mẫu hạt giống
lạc, ngô, đậu tơng, đậu xanh và đậu đen vùng Hà Nội và phụ cận năm 2002-2003
Tỉ lệ %mẫu hạt giống nhiễm
bệnh/mẫu kiểm tra
Tỉ lệ % hạt nhiễm bệnh /mẫu
kiểm tra

Cây trồng
A. flavus A. niger
TB
A. flavus A. niger
TB
Ngô 76 68 72 10,45 12,34 11,39
Lạc 100 92 96 30,12 26,68 28,40
Đậu tơng 100 90 95 24,30 18,16 21,23
Đậu xanh 96 84 90 14,82 11,70 13,26
Đậu đen 66 90 78 12,20 22,12 17,15
Trung bình 87,60 84,8 86,2 18,39 18,20 18.28


Đánh giá mức độ nhiễm nấm A.spp.
chúng tôi thấy tỷ lệ trung bình số hạt giống
nhiễm nấm A. spp. trên các mẫu hạt giống
ngô và đậu đỗ dao động từ 11,39-28,40%
trung bình là 18,28%. Trong đó tỉ lệ nhiễm
A. flavus ở các lô hạt giống kiểm tra là
10,45 - 30,12% và nấm A. niger là 12,34
26,68%. Tỷ lệ hạt lạc nhiễm nấm A. flavus
là cao nhất chiếm 30,12%. ở các mẫu giống

đậu tơng tỷ lệ hạt nhiễm A. flavus là
24,3%. Tỷ lệ hạt nhiễm ở các mẫu giống
đậu xanh, đậu đen là 14,82% và 12,20%. Tỷ
lệ hạt nhiễm A. flavus ở các mẫu giống ngô
là thấp nhất 10,45%. Tơng tự nh vậy tỷ lệ
số hạt nhiễm nấm A.niger ở các lô hạt giống
đạt trung bình là 11,17 - 26,68%. Trong đó
tỉ lệ hạt giống lạc nhiễm nấm A.niger là cao
nhất 26,68%, các mẫu giống đậu đen, đậu
tơng, đậu xanh nhiễm trung bình tơng
ứng là 22,10%, 18,72% và 11,7%. Tỷ lệ hạt
ngô nhiễm A.niger ở các mẫu giống trung
bình là 12,34%.

3.3. ảnh hởng của nấm A.spp. đến chất lợng hạt giống và sức sống của cây con

Bảng 3: ảnh hởng của nấm A.spp. đến chất lợng hạt giống và sức sống của cây con
TLHKNM%
Cây trồng TLB% TLHNM%
TLHT TLHC
TLCBBT
%
TLCK%
Ngô < 5
5 - 20
> 20
95,82
92,21
81,67
3,60

4,82
17,13
0,58
2,97
1,20
2,34
4,10
5,00
93,48
88,11
76,67
Lạc < 5
5 - 20
> 20
91,20
78,46
69,80
6,80
8,12
24,32
2,0
3,42
5,88
4,78
12,36
9,60
86,42
76,10
60,20
Đậu tơng < 5

5 - 20
> 20
91,20
84,50
64,00
5,60
11,17
29,50
3,20
4,33
6,50
1,00
1,40
1,77
90,20
84,10
62,23
Đậu xanh < 5
5 - 20
> 20
98,00
96,20
82,42
0,50
1,50
6,40
1,50
3,30
11,18
2,00

6,52
4,82
96,00
88,68
77,60
Đậu đen < 5
5 - 20
> 20
83,40
76,88
65,30
10,83
12,68
24,50
5,77
10,44
10,20
1,40
4,20
6,60
82,00
72,68
58,70
Ghi chú: TLB : Tỉ lệ hạt nhiễm bệnh; TLHNM: Tỉ lệ hạt nảy mầm: TLHKNM: Tỉ lệ hạt không nảy
mầm; TLHT: Tỉ lệ hạt thối; TLHC: Tỉ lệ hạt cứng; TLCK: Tỉ lệ cây khỏe

11





Theo dõi tỉ lệ nảy mầm và sức sống của
cây mầm trên các nhóm mẫu hạt giống có
mức độ nhiễm bệnh khác nhau (bảng 3)
chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Nhìn chung các mẫu hạt giống có mức
độ nhiễm bệnh thấp (tỉ lệ bệnh < 5%) thờng
có tỉ lệ nảy mầm cao từ 83,4 - 95,8%, tỉ lệ
cây mầm khỏe cao từ 92-96% và số hạt thối
cũng nh cây mầm bất bình thờng thấp
khoảng 1-4%. Ngợc lại, những mẫu hạt
giống có tỉ lệ bệnh cao > 20% có tỉ lệ nảy
mầm thấp, số cây mầm khỏe thấp 65,3-
82,4% và tỉ lệ hạt thối từ 6-29% với tỉ lệ cây
mầm bất bình thờng cao 5-9%.
- Trong số các mẫu kiểm tra, cùng mức
độ nhiễm bệnh nhng các mẫu hạt giống
đậu xanh và ngô có tỉ lệ nảy mầm và cây
mầm khỏe cao, số hạt thối và cây bất bình
thờng thấp hơn so với lạc, đậu tơng và
đậu đen. Cụ thể trên các mẫu hạt giống lạc
có tỉ lệ bệnh >20% tỉ lệ nảy mầm là 69%,
trong số đó chỉ có 60% cây con mọc bình
thờng và tỉ lệ hạt thối cao 24,3%.
Từ điều này chúng tôi có nhận xét rằng
mức độ nhiễm nấm Aspergillus spp. trên hạt
giống lạc, đậu tơng, đậu đen gây ảnh
hởng lớn đến tỉ lệ nảy mầm và sức sống
của cây con.


4. Thảo luận
Sự có mặt của các nấm Aspergillus
spp. trên hạt giống ngô lạc và đậu đỗ với tỉ
lệ hạt giống nhiễm bệnh cao là một trong
những nguyên nhân gây ảnh hởng đến
chất lợng giống, giảm tỉ lệ mọc cũng nh
sức sống của cây con, gây thiệt hại cho
sản xuất ngay từ thời điểm bắt đầu gieo
trồng. Đây là một trong những vấn đề các
nhà sản xuất cần chú ý khi chuẩn bị nguồn
giống trớc gieo trồng.
Lạc, đậu đỗ đã bị nhiễm Aspergillus
spp. khi còn trong đất trớc thu hoạch, là
nguồn bệnh quan trọng trong thời gian
bảo quản. Có những công bố cho thấy A.
flavus có sản sinh ra những độc tố
aflatoxin rất độc và gây ung th cho ngời
và động vật. Ngoài ra Alflatoxin G
1
làm
ảnh hởng đến sức nảy mầm và sức sống
của cây con (El-Naghy, M.A và cs, 1998).
Nấm A.niger tồn tại trong đất và trong
hạt giống gây bệnh thối cổ rễ hoặc thối
vòng. Mức độ tổn thất do A.niger gây ra
trên hạt giống và cây trồng rất nghiêm
trọng, có thể giảm năng suất đến 50%.
Ngoài ra hạt giống không chỉ đợc sử
dụng cho các vụ gieo trồng tiếp theo của
ngời sản xuất, mà còn làm sản phẩm trao

đổi buôn bán với nớc ngoài và giữa các
vùng trong nớc đem lại lợi nhuận lớn.
Trong điều kiện mới chúng có thể tiếp tục
gây hại, do vậy vấn đề tìm hiểu bệnh hại
trên hạt giống từ đó có biện pháp kiểm
nghiệm đánh giá chất lợng hạt giống là
rất quan trọng trong công tác bảo vệ thực
vật. Trong điều kiện sản xuất, buôn bán
giống ở nớc ta hiện nay việc kiểm tra
chặt chẽ, cấp chứng chỉ hạt giống là rất
cần thiết và cần đợc quan tâm nhiều hơn
nữa.

Tài liệu tham khảo
Ellis.M.B. (1993). Dematiaceous Hyphomycetes.
CAB International.
El-Naghy, M.A, Fadl- Allh, E.M, Samhan, M.
(1998). "Effect of alflatoxin G
1
on germination
and growth and metabolic activities of some
crop plants". Cytobios 97 (358) 87-93
Mathur S.B. &Olga K. (1999). A Manual on
common laboratory of seed health testing
methods for detecting fungi. DGISP, Denmark.
Prasad, R. N, Upendra Prasad, (1998). "Seed
mycroflora of chickpea (Cicer arietum) and
they role in quality deterioration of seed".
Journal of applied biology. 8 (2) 33-35
Singh, K. et all. (1991). An illustraed Manual on

identification of some Seed-borne aspergilli,
Fusaria, Penicilia and their Mycotoxin.
DGISP Denmark.
International Seed Testing Association, (1996).
"International Rules for Seed Testing". Seed
Science & Technology Volume 24, supplement
Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu I, (1999).
"Báo cáo công tác kiểm dịch sau nhập khẩu
1999

12






9

×