Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HỒ CHỨA THƯỢNG NGUỒN TRÊN ĐỊA PHẬN TRUNG QUỐC ĐẾN DÒNG CHẢY HẠ LƯU SÔNG ĐÀ, SÔNG THAO " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.97 KB, 6 trang )

KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 38 (9/2012)
3

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HỒ CHỨA THƯỢNG NGUỒN
TRÊN ĐỊA PHẬN TRUNG QUỐC ĐẾN DÒNG CHẢY HẠ LƯU SÔNG
ĐÀ, SÔNG THAO.

Hà Văn Khối
1

Vũ Thị Minh Huệ
1


Tóm tắt: Lưu vực sông Hồng là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua ba nước Việt Nam,
Trung Quốc và Lào. Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc xây dựng hàng loạt các công trình hồ chứa
bậc thang, khai thác mạnh mẽ nguồn tài nguyên nước ở thượng nguồn và đang dự kiến xây dựng
thêm nhiều hồ chứa mới trong những năm tới. Các hồ chứa của Trung Quốc có tác động rõ rệt đến
chế độ dòng chảy của Việt Nam bắt đầu từ năm 2008 đối với sông Đà và từ năm 2010 đối với sông
Thao. Về mùa lũ, gây bất lợi cho công tác dự báo lũ hồ chứa, gây nguy hiểm cho công tác điều
hành, đặc biệt khi xảy ra lũ lớn. Rất khó đánh giá chế độ xả lũ của Trung Quốc do từ năm 2006 đến
nay chưa có lũ lớn xảy ra trên sông Đà. Về mùa kiệt có dấu hiệu các hồ chứa của Trung Quốc làm
tăng dòng chảy hạ du.
Từ khóa: Sông Hồng, hệ thống hồ chứa, hồ chứa Trung Quốc.

I. Mở đầu
*

Lưu vực sông Hồng là một lưu vực sông liên
quốc gia chảy qua ba nước Việt Nam, Trung
Quốc và Lào. Phần diện tích thượng nguồn của


lưu vực nằm ở phía Trung Quốc chiếm khoảng
48% diện tích của toàn lưu vực, phần diện tích
nằm trên lãnh thổ Việt Nam là 51,3% còn lại
một phần nhỏ diên tích thuộc Lào. Dòng chính
sông Hồng có các phụ lưu lớn nhất là sông Đà
và chính ở Trung Quốc, sông Lô đều bắt nguồn
từ Vân Nam và Tây Tạng Trung Quốc. Sông
Nguyên là sông chính chảy qua Việt Nam, từ
Lào Cai đến Việt Trì gọi là sông Thao. Ba sông
này nhập với nhau tại khu vực Việt Trì, chảy
qua Hà Nội và gọi là sông Hồng. Nguồn nước
của sông Hồng được các sông thượng nguồn
phía Trung Quốc cung cấp gần 40%.
Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc xây dựng
hàng loạt các công trình hồ chứa bậc thang, khai
thác mạnh mẽ nguồn tài nguyên nước ở thượng
nguồn và đang dự kiến xây dựng thêm nhiều hồ
chứa mới trong những năm tới. Khi các hồ chứa
này hoạt động điều tiết đã ảnh hưởng đến chế độ
dòng chảy phía hạ lưu của sông Đà và sông
Thao về mùa lũ và mùa kiệt. Đánh giá ảnh
hưởng của hệ thống hồ chứa thượng nguồn
thuộc địa phận Trung Quốc đến chế độ dòng
chảy hạ lưu sông Đà, sông Thao, sông Lô là rất
cần thiết cho việc xác định chế độ vận hành các

1
Trường Đại học Thủy lợi
hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang và
Thác Bà trong cả thời kỳ mùa lũ và mùa kiệt.

Tuy nhiên, do không có đầy đủ thông tin về các
hồ chứa của Trung Quốc (số lượng, quy mô
công trình hồ chứa và chế độ vận hành) nên việc
phân tích gặp nhiều khó khăn. Đã có một số đề
tài nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn
có ý kiến khác nhau.
Trong bài báo này, trên cơ sở những tài liệu
thu thập được, chúng tôi có những phân tích ban
đầu về ảnh hưởng của các hồ chứa thượng
nguồn Trung Quốc đến chế độ dòng chảy hạ lưu
các sông Đà, sông Thao. Qua đó kiến nghị một
số giải pháp cần thiết trong quản lý vận hành
các hồ chứa trên sông chính của Việt Nam.
II. Một số thông tin về hệ thống hồ chứa
thuộc địa phận Trung Quốc trên lưu vực
sông Hồng
Trung Quốc đã đang và sẽ ngày càng khai
thác mạnh mẽ hơn nước nguồn tài nguyên nước
ở thượng nguồn. Hàng loạt các hồ chứa mới
được xây dựng đưa vào vận hành từ năm 2007
đến nay để khai thác thủy điện. Trung Quốc
cũng đã hoàn thành bản kế hoạch xây dựng
khoảng 52 nhà máy thủy điện trên thượng
nguồn các sông Đà, sông Lô và sông Thao.
Trên sông Đà: Theo thứ tự từ thượng nguồn
sông Đà xuống gần biên giới nước ta (được
miêu tả trong hình 1), 11 công trình thuỷ điện đã
xây dựng xong hoặc đã có kế hoạch xây dựng
như sau: Chung Ái Kiều, Phổ Tú Kiều, Tam
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 38 (9/2012)

4

Giang Khẩu, Tứ Nam Giang, Tọa Dương Sơn,
Thạch Môn Khảm, Tân Bình Trại, Long Mã, Cư
Phổ Độ, Cách lan tan và Thổ Khả Hà. Về cơ
bản, Trung Quốc đã khai thác hầu hết các bậc
thang thuỷ điện lớn ở thượng nguồn sông Đà
với tổng dung tích các hồ chứa nước khoảng 2,5
tỷ m
3
. Các công trình thủy điện này không có
nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du.

Hình 1: Sơ đồ các hồ chứa trên thượng nguồn sông Đà phía Trung Quốc.

Trên sông Thao: có tổng số 29 đập ngăn
nước,trong đó có 01 đập ngăn sông chính cách
biên giới Việt Nam khoảng 140 km, đó là đập
thủy điện Nanshan có các thông số kỹ thuật như
sau: Đập cao 90 m; Diện tích hồ chứa 9 km2;
Có ba cửa xả nước.
Trên sông Lô-Gâm: có ít nhất 8 hồ chứa
thủy điện đã được xây dựng với tổng công suất
lắp máy khoảng 2300 MW, trong đó có 3 hồ
chứa lớn là Mã Đường (400MW), Bi Thủy
(278MW), Nam Cổn (1500MW).
Chúng ta không có thông tin đầy đủ về quy
mô, chế độ vận hành của các hồ chứa Trung
Quốc do phía Trung Quốc không cung cấp. Qua
nhiều lần đề nghị và thương

thảo, từ năm 2001 đến nay,
Trung Quốc đồng ý cúng cấp số
liệu quan trắc mực nước, lưu
lượng của 4 trạm thủy văn
(hình 2):
- Trên nhánh sông Đà có
trạm Trung Ái Kiều trên sông
A Mặc, Thổ Khả Hà (trước đây
là Lý Tiến Độ được di rời
cuống hạ lưu hồ sau khi có hồ
Thổ Khả Hà), trong đó trạm
thủy văn Trung Ái Kiều ở
thượng nguồn ít bị ảnh hưởng
điều tiết của hồ chứa còn trạm
Thổ Khả Hà nằm ở hạ lưu bậc
thang cuối cùng cách biên giới
nước ta 4km. Trong những năm gần đây, có
thêm trạm Kim Thủy Hà trên Nậm Giàng nhưng
không có số liệu thường xuyên.
- Trên sông Thao có trạm Nguyên Giang và
Mạn Hảo trên sông Nguyên, trong đó trạm
Nguyên Giang nằm ở thượng lưu các hồ chứa
còn trạm Mạn Hảo nằm ở hạ lưu bậc thang cuối
cùng cách biên giới nước ta khoảng 8 km.
Phía Trung Quốc cũng chỉ cấp cho ta tài liệu
mực nước theo ốp 1,7,13,19 trong thời gian mùa
lũ (từ 15 tháng V đến tháng 15 tháng X hàng
năm), số liệu có từ 2001 đến nay, tài liệu mùa
kiệt không được cung cấp. Với số liệu như vậy
rất khó phân tích ảnh hưởng điều tiết của các hồ


Hình 2: Sơ đồ các trạm thủy văn trên sông Đà và sông Thao
thuộc địa phận Trung Quốc

KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 38 (9/2012)
5

chứa Trung Quốc đến dòng chảy hạ du thuộc
địa phận Việt Nam.

III. Phân tích ảnh hưởng điều tiết của các
hồ chứa thượng nguồn Trung Quốc đến chế
độ dòng chảy sông Đà và sông Thao
Để phân tích ảnh hưởng điều tiết của hồ chứa
thuộc địa phận Trung Quốc, chúng tôi tiến hành
vẽ các quá trình lưu lượng cùng thời gian thời
kỳ mùa lũ của các trạm thủy văn của Trung
Quốc trên cùng nhánh sông: Trung Ái Kiều phía
trên các hồ chứa bậc thang và Thổ Khả Hà ở sau
bậc cuối cùng của hệ thống trên sông Đà (xem
hình 3 và 4); trạm Nguyên Giang phía trên các
hồ chứa bậc thang và Mạn Hảo ở sau bậc cuối
cùng của hệ thống trên sông Thao (xem hình 5
và 6).

Đường quá trình lưu lượng trạm Trung Ái Kiều (thượng nguồn hệ thống hồ chứa bậc thang)
và Thổ Khả Hà (hạ lưu bậc cuối cùng sát biên giới Việt Nam) trên sông Đà mùa lũ năm 2007
(trước khi các hồ chứa tác động mạnh đến chế độ dòng chảy trên sông Đà)
Qmax = 3880 m3/s
0

500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
6/15/2007
6/22/2007
6/29/2007
7/6/2007
7/13/2007
7/20/2007
7/27/2007
8/3/2007
8/10/2007
8/17/2007
8/24/2007
8/31/2007
9/7/2007
9/14/2007
9/21/2007
9/28/2007
10/5/2007
10/12/2007
Ngày, giờ
Lưu lượng (m3/s)
Trung Ái Kiều Q Thổ Khả Hà Q


Đường quá trình lưu lượng trạm Trung Ái Kiều (thượng nguồn hệ thống hồ chứa bậc thang)
và Thổ Khả Hà (hạ lưu bậc cuối cùng sát biên giới Việt Nam) trên sông Đà mùa lũ năm 2008
(sau khi xây dựng các hồ chứa lớn)
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
6/15/2008
6/22/2008
6/29/2008
7/6/2008
7/13/2008
7/20/2008
7/27/2008
8/3/2008
8/10/2008
8/17/2008
8/24/2008
8/31/2008
9/7/2008
9/14/2008
9/21/2008

9/28/2008
10/5/2008
10/12/2008
Ngày, giờ
Lưu lượng (m3/s)
Trung Ai Kieu Thổ Khả Hà
Khu vực xả bất thường

Hình 3: Quá trình lưu lượng mùa lũ (thời đoạn
6h) trạm Trung Ái Kiều và Thổ Khả Hà trên
sông Đà năm 2007 (Những năm trước đó cũng
có dạng tương tự).
Hình 4. Quá trình lưu lượng mùa lũ (thời đoạn
6h) trạm Trung Ái Kiều và Thổ Khả Hà trên sông
Đà năm 2008 (Những năm sau này cũng có dạng
tương tự)

Phân tích các biểu đồ trên có một số nhận xét
như sau:
- Quá trình lưu lượng trạm Trung Ái Kiều và
Thổ Khả Hà trên sông Đà từ năm 2001 đến năm
2007 có sự thay đổi đồng bộ theo thời gian (xem
hình 3) và còn giữ được quy luật tự nhiên.
Nhưng kể từ sau năm 2008 đường quá trình lưu
lượng của Thổ Khả Hà bị tác động rất mạnh của
chế độ điều tiết hồ chứa và xuất hiện những
vùng “xả bất thường” (xem hình 4) còn Trung
Ái Kiều do ít bị tác động điều tiết của hồ chứa
nên vẫn giữa được quy luật thay đổi tự nhiên.
- Tương tự như vậy, quá trình lưu lượng trạm

Nguyên Giang và Mạn Hảo trên sông Thao từ
năm 2001 đến năm 2010 có sự thay đổi đồng bộ
theo thời gian (xem hình 5) và vẫn giữ được quy
luật thay đổi tự nhiên của lũ. Nhưng kể từ năm
2010 đến nay đường quá trình lưu lượng của
Mạn Hảo cũng bị tác động rất mạnh của chế độ
điều tiết hồ chứa và xuất hiện những vùng “xả
bất thường” (xem hình 6) còn Nguyên Giang
cũng do ít bị tác động điều tiết của hồ chứa nên
vẫn giữa được quy luật thay đổi tự nhiên của lũ.
Từ đó có thể rút ra kết luận, các hồ chứa của
Trung Quốc có tác động rõ rệt đến chế độ dòng
chảy của Việt Nam bắt đầu từ năm 2008 đối với
sông Đà và từ năm 2010 đối với sông Thao. Vì
vậy, những nghiên cứu trước đây [1] do chỉ phân
tích đặc điểm thay đổi dòng chảy trên sông Đà
và sông Thao đến năm 2008-2009 sẽ không thể
phát hiện đầy đủ được ảnh hưởng của hồ chứa
của Trung Quốc đến chế độ dòng chảy ở hạ lưu.
Tuy nhiên sự phân tích trên đây cũng chưa
phản ảnh được rõ nét chế độ tích xả nước của
các hồ thượng nguồn phía Trung Quốc vì chưa
chưa xuất hiện lũ lớn trên hệ thống sông này sau
khi các hồ chứa lớn Trung Quốc vận hành.
Chúng ta cần tiếp tục theo rõi để phát hiện quy
luật xả và tíc nước của các hồ trên địa phận
Trung Quốc.
Các hồ chứa của Trung Quốc thường tích
nước sớm do không có nhiệm vụ phòng chống
lũ hạ du. Theo phân tích của Trung tâm dự báo

Khí tượng Thủy văn Trung ương, các hồ chứa
Trung Quốc thường tích nước từ giữa tháng VI
đến tháng VII. Với chế độ tích nước như vậy,
các hồ chứa này sẽ đầy hồ rất sớm, đến thời kỳ
lũ chính vụ các hồ chứa này sẽ xả với lưu lượng
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 38 (9/2012)
6

bằng hoặc lớn hơn lưu lượng đến hồ. Để đảm
bảo an toàn cho hồ chứa của họ, có thể họ sẽ xả
với lưu lượng lớn hơn và thay đổi đột ngột. Nếu
có sự xả nước đột ngột từ phía Trung Quốc sẽ
gây nguy hiểm cho các hồ chứa trên sông Đà
của Việt Nam. Bởi vậy, trong quá trình vận
hành chống lũ hạ du có thể có những rủi ro
không thể kiểm soát được.

Đường quá trình lưu lượng trạm Nguyên Giang (thượng nguồn hệ thống hồ chứa bậc thang)
và Mạn Hảo (hạ lưu bậc cuối cùng sát biên giới Việt Nam) trên sông Đà mùa lũ năm 2009
(Trước khi xây dựng các hồ chứa lớn)
Nguyên giang Qm= 701 m3/s
Mạn Hảo Qm = 1150 m3/s
0.0
200.0
400.0
600.0
800.0
1000.0
1200.0
1400.0

5/15/2010
5/22/2010
5/29/2010
6/5/2010
6/12/2010
6/19/2010
6/26/2010
7/3/2010
7/10/2010
7/17/2010
7/24/2010
7/31/2010
8/7/2010
8/14/2010
8/21/2010
8/28/2010
9/4/2010
9/11/2010
9/18/2010
9/25/2010
10/2/2010
10/9/2010
Ngày, giờ
Lưu lượng (m3/s)
Nguyên giang Mạn Hảo

Đường Quá trình lưu lượng trạm Trung Ái Kiều và Thổ Khả Hà trên sông Đà
Tháng IX-X/2010
0
200

400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
1/IX
2/IX
4/IX
5/IX
7/IX
8/IX
10/IX
11/IX
13/IX
14/IX
16/IX
17/IX
19/IX
20/IX
22/IX
23/IX
25/IX
26/IX
28/IX
29/IX
1/X

2/X
4/X
5/X
7/X
8/X
10/X
11/X
13/X
14/X
Tháng, ngày
Lưu lượng (m3/s)
Trung ái Kiều Q Thổ Khả Hà Q
Xả bất thường
Xả ổn định qua nhà máy thủy điện Q

680 m3/s

Hình 5: Quá trình lưu lượng mùa lũ (thời đoạn
6h) trạm Nguyên Giang và Mạn Hảo trên sông
Thao năm 2009 (Những năm trước đó cũng có
dạng tương tự)
Hình 6: Quá trình lưu lượng mùa lũ (thời đoạn
6h) trạm Nguyên Giang và Mạn Hảo trên sông
Thao năm 2010 (Những năm sau này cũng có
dạng tương tự)

Về mùa kiệt, vì không có tài liệu quan trắc
của các trạm thủy văn của Trung Quốc, chúng
tôi đã sử dụng tài liệu thủy văn trạm Mường Tè
và Lao Cai từ năm 2001 – 2012 (quá trình lưu

lượng do Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn
Trung ương khai toán) để phân tích ảnh hưởng
của các hồ chứa phía Trung Quốc đến dòng
chảy ở hạ lưu.
Trên hình 7 và 8 là quá trình lưu lượng từ
15/XI hàng năm đến 30/IV năm sau của trạm
thủy văn Mường Tè được vẽ theo 2 giai đoạn:
giai đoạn từ năm 2001 đến 2007 (trước khi có
ảnh hưởng rõ nét của các hồ chứa Trung Quốc)
và giai đoạn từ 2008 đến 2012 (sau khi có ảnh
hưởng rõ nét của các hồ chứa Trung Quốc).
Trên hình 9 vẽ các đường quá trình sau:
- Đường quá trình lưu lượng bình quân thời
gian thời kỳ mùa kiệt của các năm theo hai giai
đoạn đã phân chia ở trên. Giá trị lưu lượng bình
thời gian tính theo công thức (1).
n
Q
QTB
n
j
i
j
i



1
(1)
Trong đó Q

i
là lưu lượng trung bình thời gian
của thời điểm thứ i;
i
j
Q là lưu lượng tại thời
điểm thứ I của năm thứ j.
- Hệ số tỷ lệ của lưu lượng trung bình thời
gian giữa 2 giai đoạn:
i
i
i
QTB
QTB
K
2
2

(2)
Trong đó
i
QTB
1

i
QTB
2
tương ứng là lưu
lượng trung bình thời gian thời kỳ 2001-2007 và
2008-2012.

Từ các biểu đồ có nhận xét như sau:
(1). Trước năm 2008, khi các hồ Trung Quốc
chưa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ dòng chảy hạ
du, đường quá trình lưu lượng dòng chảy trạm
Mường Tè có sự thay đổi theo quy luật dòng
chảy tự nhiên (trừ năm 2003 có lũ đột xuất trong
tháng 1). Từ năm 2008 đến nay, dòng chảy mùa
kiệt bị tác động mạnh mẽ của chế độ điều tiết
của hồ chứa Trung Quốc, đặc biệt là sự thay đổi
trong ngày.


KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 38 (9/2012)
7


Hình 7: Quá trình lưu lượng mùa kiệt từ 15/11
đến 30/4 năm sau (thời đoạn 6h) trạm thủy văn
Mường Tè từ năm 2001 đến 2007

Đường quá trình lưu lượng bình quân thời gian thời kỳ kiệt tại Mường Tè từ 15/XI đến 30/IV
năm sau, trước và sau khi có tác động rõ rệt của các hồ chứa Trung Quốc
(Thời đoạn 6h)
Giá trị Trung bình thời
gian thời kỳ 2008-2012
(QTB2)
Giá trị Trung bình thời
gian thời kỳ 2001-2007
(QTB1)
K=QTB2/QTB1

0.0
100.0
200.0
300.0
400.0
500.0
600.0
700.0
800.0
900.0
1000.0
1100.0
1200.0
1300.0
1400.0
1500.0
15-Nov
20-Nov
25-Nov
30-Nov
5-Dec
10-Dec
15-Dec
20-Dec
25-Dec
30-Dec
4-Jan
9-Jan
14-Jan
19-Jan

24-Jan
29-Jan
3-Feb
8-Feb
13-Feb
18-Feb
23-Feb
28-Feb
5-Mar
10-Mar
15-Mar
20-Mar
25-Mar
30-Mar
4-Apr
9-Apr
14-Apr
19-Apr
24-Apr
29-Apr
Ngày, giờ
Lưu lượng (m3/s)
-10.00
-8.00
-6.00
-4.00
-2.00
0.00
2.00
4.00

6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
16.00
18.00
20.00
Hệ số K
Giá trị Trung bình thời gian thời kỳ 2008-2012 (QTB2) Giá trị Trung bình thời gian thời kỳ 2001-2007 (QTB1) K=QTB2/QTB1
Từ 15/II đến 30/IV: Giá trị
trung bình của hệ số K =5,29
Từ 15/XI đến 15/II năm sau: Giá trị
trung bình của hệ số K =2,28

Hình 8: Quá trình lưu lượng mùa kiệt từ 15/11
đến 30/4 năm sau (thời đoạn 6h) trạm thủy
văn Mường Tè từ năm 2008 đến 2012
Hình 9: Đường quá trình lưu lượng trung bình
thời gian (thời đoạn 6h) tại Mường Tè các tháng
mùa kiệt từ 15 tháng 11 đến 30 tháng 4 năm sau.

(2) Ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa
Trung Quốc làm cho dòng chảy hạ du tăng đáng
kể. Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi đối với
trạm thủy văn Mường Tè, nếu so sánh dòng
chảy mùa kiệt theo hai thời kỳ, thời kỳ I từ năm
2001 đến năm 2007, thời kỳ II từ năm 2008 –
2012, cho thấy:
+ Từ 15/XI hàng năm đến 15/II năm sau, lưu

lượng bình quân thời gian của thời kỳ II tăng 2,3
lần so với dòng chảy của thời kỳ I.
+ Từ 16/II hàng năm đến 30/IV, lưu lượng
bình quân thời gian của thời kỳ II tăng 5,35 lần
so với dòng chảy của thời kỳ I.
Điều này cũng lý giải tại sao trước năm 2007,
khi mới chỉ có một hồ Hòa Bình, việc tích nước
đầy hồ gặp khó khăn, nhưng mùa kiệt năm
2011- 2012 mặc dù có thêm hồ Sơn La, dòng
chảy mùa lũ không lớn, lượng nước xả về hạ du
khá lớn nhưng hai hồ vẫn được tích đầy và duy
trì mực nước dâng bình thường trong một thời
gian dài.
(3) Thời kỳ trước 15/II, các hồ chứa Trung
Quốc giữ nước nhiều hơn thời kỳ kiệt còn lại để
nâng cao hiệu quả phát điện. Thời kỳ này cũng
là thời kỳ mà hồ chứa của Việt Nam phải cấp
nước bổ sung cho tưới cho hạ du và cũng cần
nâng cao mực nước hồ (giữ nước nhiều hơn
trong hồ) để đảm bảo hiệu quả phát điện tối ưu
cho cả hời kỳ mùa kiệt. Từ đó cho thấy, khi xây
dựng quy trình vận hành các hồ chứa Sơn La,
Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang cần xem
xét đặc điểm trên để nâng cao hiệu quả vận
hành của quy trình.
(4) Chưa có căn cứ để đánh giá lượng nước
do các hồ chứa của Trung Quốc chuyển sang
lưu vực khác hoặc sử dụng cho nhiệm vụ cấp
nước của họ. Theo kết quả nghiên cứu của
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung

ương, thời kỳ từ năm 2001 đến 2012 là thời kỳ
ít nước. Tuy nhiên, nếu so sánh với thời kỳ
trước đó (từ năm 1959 đến nay) còn có thời
dòng chảy mùa kiệt cũng cạn kiệt không kém
thời kỳ này [1]. Hơn nữa, theo thông tin từ các
tài liệu của Trung Quốc thì các hồ chứa được
xây dựng có nhiệm vụ phát điện là chính.
IV. Kết luận và kiến nghị
1. Các hồ chứa thượng nguồn Trung Quốc
vận hành có tác động mạnh mẽ đến chế độ dòng
chảy ở hạ lưu sông Đà và sông Thao. Về mùa
lũ, gây bất lợi cho công tác dự báo lũ hồ chứa,
gây nguy hiểm cho công tác điều hành, đặc biệt
khi xảy ra lũ lớn. Rất khó đánh giá chế độ xả lũ
của Trung Quốc do từ năm 2006 đến nay chưa
có lũ lớn xảy ra trên sông Đà. Về mùa kiệt có
dấu hiệu các hồ chứa của Trung Quốc làm tăng
dòng chảy hạ du.
2. Phân tích ảnh hưởng điều tiết của các hồ
chứa Trung Quốc đến sự thay đổi chế độ dòng
chảy ở hạ du là rất cần thiết cho việc vận hành
hiệu quả các hồ chứa của Việt Nam cho cả thời
kỳ mùa lũ và mùa kiệt. Những phân tích của
chúng tôi trong bài báo này mới là những phân
tích ban đầu, cần tiếp tục theo rõi hoạt động của
các hồ chứa của Trung Quốc và cần có những
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 38 (9/2012)
8

nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

3. Tăng cường hợp tác song phương và đa
phương trao đổi thông tin số liệu.
4. Đề nghị nghiên cứu xây dựng phương án
ứng phó với tình huống khẩn cấp để có cơ sở
trong quyết định điều hành thực tế khi vận hành
các hồ chứa Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang và
Thác Bà thời kỳ mùa lũ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đánh giá tác động của hệ thống hồ chứa trên sông Đà, sông Lô đến dòng chảy mùa cạn hạ
lưu sông Hồng và đề xuất giải pháp đảm bảo nguồn nước cho hạ du, Đề tài cấp Bộ Tài Nguyên Môi
trường, Chủ nhiệm TS. Nguyễn Lan Châu, năm 2009.
[2] GS.TS Hà Văn Khối: Báo cáo đánh giá khả năng điều tiết, những thuận lợi, khó khăn trong
việc vận hành hệ thống hồ chứa cắt lũ và phương án ứng phó khi xảy ra tình huống khẩn cấp, Hội
thảo tai ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6- 2012.
[3] Nhận xét về các vấn đề liên quan an toàn hồ chứa Hoà Bình mùa lũ năm 2011 và trước mùa
lũ năm 2012, 7-2012

Summary
RESEARCH THE EFFECT OF UPSTREAM RESERVOIRS ON CHINA TO FLOW
REGIME OF DA RIVER AND THAO RIVER

Red River Basin is a transnational river basins flowing through the three countries of Vietnam,
China and Laos. From 2007 to present, China has built a series of terraces of reservoirs, robust
exploit water resources upstream and more new reservoirs are planned to build in the coming years.
When the reservoir regulate, their activities will affect to flow regime downstream river like Da
River and Thao River.
The Chinese reservoirs have initial impacts to Vietnamese regime at 2008 with Da river and
2010 with Thao river. In flood season, it causes many difficulties to flood forecast of downstream
river. It leads that threats in operation reservoir, especially in extremely flood. It is difficult to

estimate release regulation of Chinese reservoirs, because there is no big flood event from 2006
until now in Da river. In dry season, there are some evident to show that the increasing of dry flow
cause by influence of upstream reservoirs.
Key words: Red river, reservoir system, reservoirs in China.


Người phản biện: PGS.TS. Đỗ Tất Túc BBT nhận bài: 10/9/2012
Phản biện xong: 26/9/2012





×