Tải bản đầy đủ (.ppt) (138 trang)

Tài trợ dự án đầu tư 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 138 trang )

03/20/14
TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng2
Chương 2: Thẩm định dự án đầu tư
1. Tổng quan về thẩm định DAĐT
2. Nội dung thẩm định DAĐT
3. Tài liệu minh họa
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng3
Tổng quan về thẩm định DAĐT
1. Khái niệm: Thẩm định DAĐT là việc tổ chức
xem xét – đánh giá một cách khách quan, có cơ sở
khoa học và toàn diện trên các nội dung cơ bản
liên quan trực tiếp đến thực hiện dự án, đến tính
hiệu quả và tính khả thi của dự án.
* Mục đích: đánh giá về tính hiệu quả và tính khả
thi của DAĐT.
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng4
+ Với chủ đầu tư:
- Xác định được tính khả thi về mặt tài chính
- Có căn cứ chỉnh sửa, bổ sung những thiếu sót
trong quá trình soạn thảo DA
- Chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa,
hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả.
Vai trò của thẩm định DAĐT
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng5
+ Với cơ quan quản lý nhà nước:
- Đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với
quy hoạch phát triển chung
- Đánh giá chính xác và có cơ sở về các ưu


nhược điểm của dự án → có căn cứ ngăn chặn những
dự án xấu
- Có cơ sở để áp dụng các chính sách ưu đãi
nhằm hỗ trợ hoặc chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư.
Vai trò của thẩm định DAĐT
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng6
Vai trò của thẩm định DAĐT
+ Với Ngân hàng (đơn vị tài trợ):
- Đưa ra kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu
quả của dự án → ra quyết định đồng ý hoặc từ chối
cho vay
- Là cơ sở để xác định số tiền vay, thời gian vay
và tiến độ giải ngân, thu nợ hợp lý
- Tham gia góp ý cho chủ đầu tư góp phần nâng
cao tính khả thi của dự án
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng7
* Phương pháp phân tích và so sánh các chỉ tiêu
* Phương pháp thẩm định theo trình tự
* Phương pháp thẩm định dựa trên độ nhạy cảm
* Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Phương pháp thẩm định
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng8
Phương pháp thẩm định
* Phương pháp phân tích và so sánh các chỉ tiêu
- Khái niệm: so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu
của dự án với các chỉ tiêu của các dự án đã và đang thực
hiện, các quy định của nhà nước
- Các chỉ tiêu: quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng,
công nghệ, thiết bị, tiêu chuẩn với sản phẩm của dự án,
định mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công…

- Lưu ý: Tránh sự so sánh máy móc, cứng nhắc.
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng9
Phương pháp thẩm định
* Phương pháp thẩm định theo trình tự
- Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét khái quát
các nội dung cơ bản thể hiện đầy đủ tính phù hợp,
tính hợp lý của một dự án.
- Thẩm định chi tiết: Là việc xem xét một cách
khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể
ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả
của dự án
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng10
Phương pháp thẩm định
* Phương pháp thẩm định dựa trên độ nhạy cảm
- Cơ sở: dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra
trong tương lai, khảo sát tác động của yếu tố đó đến hiệu
quả đầu tư và khả năng hoàn trả vốn của dự án.
- Mục đích: kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính
của dự án
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng11
Phương pháp thẩm định
* Phương pháp triệt tiêu rủi ro
- Cơ sở: dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra trong suốt
quá trình thực hiện dự án để có biện pháp kinh tế hoặc
hành chính thích hợp hạn chế thấp nhất hoặc phân tán
rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án
- Các loại rủi ro thường gặp ???
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng12
RỦI RO DỰ ÁN
RỦI RO DỰ ÁN

1. Rủi ro xây dựng
- Chậm tiến độ
- Không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
- Vượt dự toán
2. Rủi ro hoạt động
- Rủi ro quản lý dự án
- Rủi ro bán sản phẩm/dịch vụ
- Rủi ro mua nguyên vật liệu
3. Các rủi ro quan trọng khác (xuất hiện trong cả quá trình
xây dựng lẫn vận hành dự án)
- Rủi ro tài chính
- Rủi ro thay đổi chính sách nhà nước
- Rủi ro bất khả kháng (động đất, hỏa hoạn, khủng bố)
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng13
Các biện pháp chuyển giao/chia sẻ rủi ro
1. Rủi ro xây dựng:
- Ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu xây dựng, trong đó nhà
thầu xây dựng đưa ra bảo lãnh về tiến độ xây dựng và quy
chuẩn kỹ thuật (tức là đền bù nếu vi phạm).
2. Rủi ro hoạt động:
- Ký hợp đồng bao tiêu
- Ký hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, có thể bao gồm hợp
đồng bảo hiểm rủi ro biến động giá nguyên liệu.
- Mua bảo hiểm rủi ro biến động giá sản phẩm bán ra và/hay
giá nguyên liệu.
- Ký hợp đồng với công ty quản lý và vận hành dự án, trong đó
bao gồm điều khoản đảm bảo về chất lượng quản lý, bảo trì
với các hình thức thưởng/phạt.
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng14
Các biện pháp chuyển giao/chia sẻ rủi ro

3. Rủi ro quan trọng khác
- Kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên
góp vốn, bên tài trợ
- Kiểm tra bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng, bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh.
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng15
Tổng quan về thẩm định DAĐT
4.Thông tin trong công tác thẩm định
- Thông tin thẩm định giữ vai trò quyết định đến chất
lượng thẩm định dự án: thông tin chính xác, cụ thể →
kết luận thẩm định đáng tin cậy.
- Yêu cầu đối với thông tin thẩm định:
+ Thông tin phải chính xác
+ Thông tin phải đầy đủ
+ Thông tin phải kịp thời
+ Thông tin phải có tính pháp lý
+ Thông tin phải có tính kinh tế
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng16
Yêu cầu đối với thông tin thẩm định
* Tính chính xác của thông tin:
Thông tin thu thập được phải phản ánh trung thực tình
trạng và diễn biến khách quan của hiện tượng kinh tế.
Thông tin không bị nhiễu trong quá trình truyền đưa và
không được mang ý tưởng chủ quan áp đặt của người
làm công tác thu thập thông tin
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng17
* Tính đầy đủ của thông tin
- Thông tin thẩm định phải được phản ánh một cách toàn
diện theo thời gian và không gian. Có nghĩa là phải phản
ánh được diễn biến của sự vật và hiện tượng kinh tế trong

quá khứ, hiện tại và dự báo được tương lai gắn sự vật
và hiện tượng cần nghiên cứu trong một bối cảnh, một địa
điểm và các mối quan hệ với các hiện tượng kinh tế khác
một cách cụ thể và rõ ràng.
- Thông tin thu thập càng đầy đủ, thì các kết luận thẩm
định càng chính xác và có giá trị. Thông tin không đầy đủ
sẽ dẫn tới các kết luận phiến diện, thiếu tính thuyết phục.
Yêu cầu đối với thông tin thẩm định
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng18
* Tính kịp thời của thông tin:
- Đảm bảo theo sát được diễn biến của đời sống kinh tế
- xã hội, phản ánh được các tiến bộ của khoa học công
nghệ và thực tiễn của từng ngành, từng địa phương và
cả nước.
- Giúp cán bộ thẩm định có được kết luận đúng đắn
tránh được hiện tượng bị lạc hậu so với các diễn biến
thực tế nhất là trong lĩnh vực thị trường và công nghệ
của dự án
Yêu cầu đối với thông tin thẩm định
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng19
Yêu cầu đối với thông tin thẩm định
* Tính pháp lý của thông tin:
- Thông tin thu thập được phải có nguồn gốc rõ ràng, đối với
các số liệu thống kê, cần ghi rõ là của cơ quan nào cung cấp.
- Là yếu tố quan trọng đảm bảo kết luận thẩm định phù hợp
với các quy định quản lý hiện hành
- Làm tăng tính tin cậy của kết luận thẩm định đồng thời quy
định rõ ràng được trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức tham
gia trong công tác thẩm định và tài trợ dự án. Tránh được hiện
tượng tránh né, đun đẩy trách nhiệm lẫn nhau khi xảy ra hậu

quả ngoài ý muốn
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng20
* Tính kinh tế của thông tin
- Tính kinh tế nghĩa là thông tin phải có giá trị thiết
thực phục vụ thẩm định dự án.
- Thông tin là một loại hàng hoá. Công tác thẩm định
dự án đòi hỏi nhiều loại thông tin khác nhau, các
NHTM phải bỏ chi phí để có thông tin phục vụ việc
thẩm định → thông tin mà ngân hàng khai thác phải có
tính kinh tế.
 Cần tránh xu hướng thu thập thông tin tràn lan gây
tăng chi phí và trong quá trình sử dụng dễ bị nhiễu loạn
thông tin
Yêu cầu đối với thông tin thẩm định
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng21
Thông tin trong công tác thẩm định
* Các kênh thông tin trong công tác thẩm định
- Từ các tài liệu do chủ đầu tư gửi đến
- Từ khảo sát thực tiễn thị trường
- Từ các cơ quan nhà nước
- Từ các kênh truyền thông đại chúng
- Từ các công ty tư vấn chuyên nghiệp
- Từ mạng internet

Khả năng đảm bảo các yêu cầu của từng kênh
thông tin ?
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng22
Nội dung thẩm định DAĐT
1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
2. Thẩm định phương diện thị trường của dự án

3. Thẩm định phương diện kỹ thuật – công nghệ của
dự án
4. Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự
của dự án
5. Thẩm định tài chính của dự án
6. Thẩm định kinh tế - xã hội của dự án
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng23
Sự cần thiết phải đầu tư
- Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp
và chiến lược phát triển KD của doanh nghiệp
- Diễn biến Cung - Cầu sản phẩm, quy mô thị trường
hiện tại và dự báo tương lai.
- Căn cứ theo định hướng phát triển ngành, vùng, địa
phương, quốc gia.
- Xu thế của nền kinh tế trong và ngoài nước
* Nếu là đầu tư cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất
của doanh nghiệp hiện có thì phải đánh giá về trình
độ sản xuất, chất lượng quy cách, giá cả sản phẩm
trước và sau khi đầu tư.
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng24
Thất thoát trong đầu tư và vấn đề
Thất thoát trong đầu tư và vấn đề
xác định hướng đầu tư đúng đắn
xác định hướng đầu tư đúng đắn
- Định hướng đúng, nhưng quản lý kém, thất thoát
trong đầu tư có thể đến 20-30%.
- Nhưng định hướng sai, thất thoát trong đầu tư có
thể tới 100%.
Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng25
Thẩm định thị trường DAĐT

Thẩm định thị trường – tại sao ???
- Thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục
tiêu, qui mô của dự án.
- Trong nền kinh tế thị trường, tiếng nói của người
mua là tiếng nói quyết định với người bán.
- Thị trường không ổn định, luôn thay đổi ⇒ phải
thường xuyên theo dõi thị trường để có biện pháp
điều chỉnh phù hợp.

×