Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Làng cói Kim Sơn – nơi tình yêu dệt nên nghề ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.83 KB, 7 trang )



Làng cói Kim Sơn – nơi
tình yêu dệt nên nghề

Trên con đường nhỏ dẫn vào khu di tích lịch sử Nhà thờ
đá Phát Diệm, Kim Sơn (Ninh Bình) bạn sẽ ngỡ ngàng
khi nhìn thấy vô vàn túi xách, mũ, hộp, dép, xe thồ, lọ
hoa, lẵng hoa… tất cả toàn bằng cói, loại vật liệu mà
không một người Việt nào không biết đến…


Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ hội nhập thì những làng
nghề thủ công truyền thống như nghề dệt, đan cói cũng ít
nhiều bị mai một. Với đầu ra cho các sản phẩm ấy bị thu hẹp,
thì rất nhiều nghệ nhân đã không thể tiếp tục duy trì nghề
truyền thống của dòng tộc và họ chuyển sang nhiều ngành
nghề khác để kiếm kế sinh nhai. Nhưng may thay, ở Kim Sơn
vẫn còn giữ được làng nghề truyền thống đã có từ gần 2 thế
kỷ nay.

Người dân Kim Sơn có đặc thù sống trong cái nôi làng nghề
cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tổ chất của một
người thợ thủ công chân chính, một bàn tay khéo léo, sự nhạy
bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhạy và đam mê nghề
nghiệp. Những tố chất này giúp cho họ đáp ứng được những
đòi hỏi dù là khắt khe của cơ chế thị trường. Chính điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội đó đã tạo dựng nên nghề trồng cói,
chế biến cói ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng xa
gần và được người dân tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa
chuộng.




Hàng cói truyền thống ở đây nổi bật là chiếu cải, chiếu đậu,
thảm, làn v.v… không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn được các
thị trường Liên Xô, Đông Âu ưa chuộng. Đến thập kỷ 90 do
sự biến động của thị trường Đông Âu, hàng cói đã có bước
đột biến chuyển đổi sang hướng sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ bao gồm: khay, hộp, đĩa, tách, túi xách, đồ nội thất
vv…gồm nhiều chủng loại, kích thước, và hàng nghìn mẫu
mã với kỹ thuật tinh xảo, đáp ứng được thị hiếu của thị
trường Châu Âu, Châu Á, Châu Phi.

Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu, kĩ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá
đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác
ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi
cói, nhuộm cói…cho đến khâu cuối cùng là đan và hoàn
thiện sản phẩm. Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo
polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định
hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng
chống mốc, ẩm cho sản phẩm, nhất là trong quá trình vận
chuyển qua hàng nghìn cây số đường biển trong quá trình
xuất hàng ra nước ngoài. Nhờ đó mà sản phẩm cói mỹ nghệ
của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu
dùng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.


Cho đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã được xuất
khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Và sự thành

công ấy có thể không chỉ dừng lại ở đây mà còn tiến xa hơn
nữa.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ còn nhiều
khó khăn ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ cói,
đặc biệt là xuất khẩu. Bà con nông dân và các nghệ nhân làng
cói có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức đe dọa đến sự
tồn tại và phát triển của nghề, nhưng với bản lĩnh và tình yêu
vô cùng lớn đối với nghề qua thăng trầm hàng hàng trăm
năm, bà con nơi đây vẫn son sắt một niềm tin sẽ tiếp tục đưa
nghề truyền thống này ngày một phát triển lớn mạnh. Vui
lắm, mừng lắm trước thực tế này, nhưng vẫn còn đó nỗi băn
khoăn là liệu bà con làng cói Kim Sơn nói riêng và các làng
nghề khác ở Việt Nam nói chung có mai một nghề truyền
thống của mình trước cuộc bão táp công nghệ và sự khắc
nghiệt của thị trường? Phải chăng đã đến lúc cần sự hỗ trợ
của Nhà nước để chung sức cùng bà con giữ gìn và phát huy
các làng nghề truyền thống, bởi đó cũng là một nét văn hóa
dân tộc?

×