Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tre xanh trong tâm thức người Việt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.33 KB, 15 trang )



Tre xanh trong tâm thức
người Việt

Tre là bạn đồng hành thủy chung, can đảm của người
Việt từ thuở xa xưa khai hoang, dựng nước. Tre nghìn
đời bao bọc, chở che cho sinh tồn của người. Tre hóa thân
thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần thân thiết với
đời người, in hình in bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca,
nhạc họa, vào sâu xa tâm thức con người Việt Nam.


Tre bên lăng Bác



Tâm thức người Việt - bình yên và xanh mát bóng tre

Việt Nam nhiệt đới gió mùa, nên "xanh muôn ngàn cây lá
khác nhau"(1). Từ núi cao cực Bắc tới sông nước Cà Mau,
mỗi vùng sinh thái tươi xanh những loài thảo mộc, hoa trái
đặc trưng. Nhưng kỳ lạ sao, đâu đâu cũng cũng bốn mùa
xanh những lũy tre tươi tốt! Từ Bắc chí Nam, trên núi trên
đồi bạt ngàn tre nứa giang vầu Đồng bằng thì làng quê nào
cũng lũy tre bao bọc, bờ đê nào cũng tre xanh chắn sóng và
ngăn lũ, nên sông quê "nước gương trong soi tóc những hàng
tre"(2).

Nay giữa Ba Đình, hai hàng tre xanh bình yên mang hồn quê
xứ sở muôn đời che mát giấc ngàn thu Lãnh tụ Hồ Chí Minh


- Người tiêu biểu nhất cho giang sơn và văn hóa Việt Nam.

Ấy là do tổ tiên Lạc Việt của chúng ta từ trung du đi khai phá
miền phù sa đồng bằng và ven biển, hành trang đơn sơ, chỉ có
khát vọng sinh tồn trên xứ sở riêng, sức cần cù nhẫn nại, bộ
công cụ đồng, những gói hạt lúa cùng hạt bầu, bí, đậu , và
những gốc tre gân guốc rễ.

Thế nghĩa là tre đã là bạn đồng hành thủy chung, thân thiết
của người từ thuở xa xưa gian lao suốt nhiều thế kỷ khai
hoang mở đất để rồi dựng nước. Những làng xã định cư với
lũy tre xanh bao bọc ngăn gió bão, từ ấy đã là đặc trưng
không chỉ của không gian sinh tồn (địa giới) của làng, mà
còn là đặc trưng văn hóa - thẩm mỹ riêng có của làng quê
Việt Nam ta. Trong sâu xa tâm thức người Việt từ thuở ấy, đã
bình yên và xanh mát bóng tre.

Từ ấy, cây tre, người bạn tre gần gũi, qua bàn tay tài khéo
của người, đã hóa thân thành cơ man là vật dụng thiết yếu
của đời sống làm ăn và đời sống thường ngày, thành các
phương tiện để vui chơi giải trí.




Sản phẩm, vật dụng làm từ tre

Tre xanh Nam Bộ

Tre theo người cùng một lúc làm nên cả văn hóa vật thể lẫn

văn hóa phi vật thể cho xứ sở chúng ta. Kiến trúc ư? Thì nhà
tranh tre nứa lá, với phên với liếp tre đan. Tiện nghi ư? Thì
nào giường chõng, bàn ghế, tủ chạn cho đến lắm thứ đồ ăn
thức làm: Nong nia, dần sàng, thúng mủng, rổ rá, cối xay
tre Công cụ nhà nông ư? Thì đòn càn đòn xóc, quang
gánh Đi lại trên sông nước, đánh bắt cá ư? Thì thuyền nan,
thuyền thúng, cần câu, vó bè, nơm, đó, dậm tre đan Đồ chơi
và nhạc cụ ư? Thì que khăng, que chuyền, cây đu, diều sáo,
sáo, tiêu, khèn bè, đàn tơ rưng tre nứa, cả cây nêu ngày Tết
và cột cờ lễ hội đình làng

Từ tre và nhờ có tre, có nứa cùng với song, mây, mà nên
nghề thủ công, mỹ nghệ với lắm thứ hàng hóa tre trúc song
mây, với những làng nghề tre mây có tiếng nay được nâng
niu như một dạng văn hóa phi vật thể.

Hàng tre trúc, mây tre đan tinh xảo thời hội nhập đi ra thế
giới, thu ngoại tệ và hơn thế, quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Ngạc nhiên và thích thú biết bao cho khách nước ngoài, khi
bắt gặp ở World Expo 2010 Thượng Hải nhộn nhịp, cả một
"dòng sông tre Việt Nam" lúc bước vào nhà trưng bầy của ta:
Kiến trúc, trang trí tài khéo toàn bằng tre trúc, với những
hàng thủ công mỹ nghệ mây tre óng chuốt bên cạnh những
hàng gốm sứ, sơn mài, đồng, đá Việt Nam!

Hành trình cùng con người làm nên lịch sử

Tre cùng người làm ra đời sống, văn minh, cũng lại cùng
người những nghìn năm vượt qua biết bao tai họa để làm nên

lich sử bi tráng và kiêu hãnh Việt Nam.

Tre làm lũy ngăn bão tố, lũ lụt, giữ đê kè. Tre làm thành trì
của những làng chiến đấu. Tre làm bức tường biên giới. Tre
Đằng Ngà của Thánh Gióng đánh giặc Ân; gậy tầm vông,
đòn càn, đòn xóc, chông tre chín năm kháng chiến. "Gậy
Trường Sơn" xuất xứ từ xã Anh hùng Hòa Xá (Mỹ Đức, Hà
Nội nay) theo trai làng đi đánh Mỹ

Tre thế là nghìn đời bao bọc, chở che cho sinh tồn của người.
Tre đã hóa thân thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần
thân thiết với đời người, in hình in bóng đậm đà vào văn hóa,
thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thức con người Việt Nam.

Đến lượt con người lại nhận ra sự tương hợp kỳ lạ giữa phẩm
chất của tre với cốt cách của chính mình, đến mức như là tri
kỷ. Nói thay ta những lời hàn huyên, lời tri ân thắm thiết, sâu
xa và thi vị, với người bạn tri kỷ tre xanh, có thể kể đến áng
văn tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới viết sau Chiến
thắng Điện Biên Phủ, và thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy
viết thời đánh Mỹ.

Tre "ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp", "sống có nhau, chết
có nhau chung thủy". Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn
nại không chê đất cằn, sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy
chung, can đảm", giầu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre
"thanh cao, giản dị, chí khí như người". "Tre xanh không
đứng khuất mình bóng râm".

Tre cũng như người, từ trong gian lao, tâm hồn bay bổng.

"Vươn mình trong gió tre đu. Cây kham khổ vẫn hát ru lá
cành". Tre hóa thành diều: "Diều bay, diều lá tre bay lưng
trời Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời " ngân nga bổng trầm
"Tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre "




"Dòng sông tre Việt Nam" - World Expo 2010 - Thượng Hải


Thế nhưng cảm nhận của chúng ta về cốt cách Việt Nam với
tre xanh làm biểu tượng, khó có thể nói đến mức nào là đủ.
Từ thời điểm hôm nay nhìn lại và suy ngẫm, so sánh với các
nền văn hóa khác, có thể nói thêm rằng phẩm chất đặc sắc
nhất của con người Việt Nam ta - sản phẩm của lịch sử đặc
thù và văn minh xứ sở, là trên tầng nền bản chất chung nhân
loại mà dân tộc nào cũng có - dũng cảm, cần cù, thông minh,
sáng tạo. Là đức tính bất khuất, kiên cường ẩn tàng trong khả
năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên
cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch lịch sử, cả do đến
từ mọi phía lẫn do nội sinh, để trường tồn và phát triển.

Nhờ thế mà trong những đêm trường nô lệ dưới xiềng xích
các đế chế Trung Quốc và thực dân Pháp, nước bị xóa tên,
nhưng cộng đồng Lạc Việt - Việt Nam đã không tan rã,
không bị đồng hóa. Trái lại đã có thể bền gan chịu đựng, nấu
nung sức mạnh để cuối cùng vùng lên giành độc lập.

Đã có thể nhẫn nại chịu đựng và vượt lên đau thương, tổn

thất lớn lao, để cuối cùng giành thắng lợi trong nhiều cuộc
kháng chiến chống xâm lăng từ các đế quốc to, cả bằng dáo
gươm trung cổ phương bắc lẫn đại bác, xe tăng, B52 hủy diệt
của các đế quốc Pháp và Mỹ. Đã có thể bền gan chịu đựng và
quật khởi thoát ra khỏi thế kỷ 18 đen tối vì chia cắt, nội chiến
triền miên, nối lại nền thống nhất, cũng như chịu đựng và
bừng tỉnh, thoát hiểm sau những năm tháng bi đát thời bao
cấp chưa xa

Giống như cộng đồng người Việt, tre là lũy thép trước xâm
lăng và bão lũ. Tre nhẫn nại chịu oằn mình, ngả rạp trước
cuồng phong, bão lớn, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình
đứng thẳng thành lũy thành rừng, tre già măng mọc vô tận
sinh sôi

Tre xanh hiên ngang, nhũn nhặn, cứng cáp mà dẻo bền vô
hạn là Biểu tượng của cốt cách và các phẩm chất đặc sắc của
con người và văn hóa Việt Nam ta.






×