Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mường Phăng – điểm đến mới của du lịch Điện Biên pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.51 KB, 4 trang )

Mường Phăng – điểm đến mới của
du lịch Điện Biên
Lâu nay, nhắc đến Điện Biên , nhiều người nghĩ đến các di tích lịch sử. Tuy nhiên
một điểm đến mà nhiều du khách ít biết là Mường Phăng – căn cứ chỉ huy của bộ
đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Mường Phăng
Nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 35 km, Mường Phăng là một
vùng đất phẳng, có núi bao bọc. Đây là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc: Thái,
Mông, Khơ Mú. Chính nơi đây, Sở Chỉ huy Quân sự chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng
dọc theo một con suối nhỏ chạy quanh dưới chân núi Pú Đồn. Sở chỉ huy được bố trí
thành một hệ thống liên hoàn, bao bọc trước sau, có hầm hào, lán trại thuận tiện, vừa phù
hợp với tốc độ làm việc, vừa bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối.

Mường Phăng
Nằm ngoài cùng là trạm gác tiền tiêu với nhiệm vụ quan sát, nắm tình hình chiến sự. Tại
đây, các chiến sĩ đặt đài quan sát trên một cây cao, hằng ngày họ phải vất vả thay nhau
trèo lên quan sát để bảo vệ sở chỉ huy chiến dịch ở tuyến trong. Qua khỏi trạm gác không
xa là lán làm việc của cơ quan thông tin. Đây là một trong những bộ phận quan trọng, giữ
thông tin liên lạc giữa các đơn vị phía trước và phía sau mặt trận. Để xây dựng được hệ
thống này, các chiến sĩ quan trắc, thông tin không ngại khó khăn, nguy hiểm, lăn lộn với
đèo dốc, sương mù, với bom đạn ngày đêm để hoàn thành việc đo đạc, lập tọa độ các mục
tiêu và nối mạng dây thông tin dài 60 km. Riêng các điện báo viên phải làm việc liên tục
trong ngôi lán ẩm thấp, lụp xụp và ngủ trên dãy sạp được phủ bằng cỏ tranh, phủ dù làm
đệm chống rét.

Mường Phăng
Cách khu thông tin liên lạc khoảng 200-300 m là lán của Đại đội vệ binh. Tại khu vực
này, có một đường hào chống nhảy dù biệt kích, một công sự chiến đấu dài 1,5 km, rộng
0,6 m, sâu 1,2 m.
Hằng ngày, các chiến sĩ vệ binh làm nhiệm vụ cảnh giới tuần tra, ngụy trang đường, giúp


hậu cần vận chuyển lương thực, thực phẩm vào Sở chỉ huy. Dưới tán lá rừng kín đáo, bên
cạnh bờ suối là lán của Ban quản lý hành chính chuyên khắc phục khó khăn về lương
thực.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã cùng Đại tướng Võ
Nguyên Giáp giải quyết khó khăn của toàn chiến dịch. Những chứng tích về nơi làm việc
của các cộng sự này vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Ngoài ra, còn có lán làm việc của Cơ
quan chính trị, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái thực hiện nhiệm vụ xây dựng trận địa,
mở đường kéo pháo, những chiến thuật trong tác chiến để giành thắng lợi.
Một căn cứ quan trọng của chiến dịch là đường hầm Xuyên Sơn. Với chiều dài 69 m, cao
1,7 m, rộng từ 1-3 m. Đây là công trình lớn nhất Sở chỉ huy, với 50 người, trong vòng 28
ngày, chỉ có cuốc, xẻng cộng với trí thông minh và lòng quyết tâm, các chiến sĩ đã khoét
thông đường hầm.
Trong điều kiện không có la bàn, các chiến sĩ phải áp tai vào vách để nghe âm thanh vang
dội từ lòng đất. Càng vào sâu, dưỡng khí càng yếu, hơi người và hơi đèn dầu tỏa ra ngột
ngạt. Cứ 25-40 phút họ phải thay ca một lần. Không quản ngại ngày đêm, các chiến sĩ
dồn sức phá vỡ khoảng đất còn lại.
Chính nơi đây, hình tượng bếp Hoàng Cầm đã đi vào trong thơ ca. Với phát hiện đơn
giản, phủ đất ẩm và lá cây tươi lên trên những tuyến hào khiến khói bay là là trên mặt đất.
Bếp Hoàng Cầm không những bảo đảm cho các chiến sĩ cơm dẻo, canh ngọt trong chiến
dịch mà còn theo chân bộ đội ta trên khắp các chiến trường chống Mỹ xâm lược, giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mường Phăng
Di tích Sở chỉ huy tại Mường Phăng thật sự là điểm đến để mỗi người trong chúng ta có
cái nhìn khái quát, chân thực, khách quan về sức mạnh của một dân tộc bất khuất luôn
sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do, giữ vững chủ quyền đất nước.
Đây còn là điểm đến trong các cuộc hành hương, về nguồn của người dân Việt Nam,
cũng như bạn bè thế giới. Cái tên Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ mãi vang vội
năm châu, làm rạng rỡ khí phách hào hùng của dân tộc Việt Nam.



×