Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chùa Trấn Quốc – danh lam thắng cảnh bậc nhất Hà Nội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.96 KB, 4 trang )

Chùa Trấn Quốc – danh lam thắng
cảnh bậc nhất Hà Nội
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm trên một
bán đảo phía Nam của Hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà
Nội.

Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm
1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa Trấn Quốc cũng là một trong những danh thắng
bậc nhất ở kinh thành Thăng Long đời nhà Lê. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều
tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Tháng 4/1962, chùa Trấn
Quốc được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Chùa Trấn Quốc
Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời tiền nhà Lý Nam Đế (năm 541-547) tại thôn
Yên Hoa, gần bờ sông Hồng với tên gọi “Khai Quốc” (nghĩa là mở nước). Đến đời vua
Lê Thái Tông (năm 1434-1442), nhà vua đổi tên chùa là chùa An Quốc. Hàng năm, nước
sông Hồng lên to xói mòn làm lở bãi sông. Cho nên, năm 1615 đời vua Lê Kính Tông,
dân làng Yên Phụ dời chùa vào gò đất Kim Ngưu (cá vàng).

Chùa Trấn Quốc
Đến đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa (1681-1705), chùa được đổi tên là Trấn
Quốc. Bức hoành phi đề chữ “Trấn Quốc Tự” treo tại gian đại bái hiện nay được làm từ
thời đó. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm
1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi
tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã được
nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng bậc nhất kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa thường là
nơi các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt,
vào đời Lý và đời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thúy Hoa,
điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua. Trải qua rất nhiều


đợt trùng tu, diện mạo của chùa có nhiều thay đổi. Song quy mô và kiến trúc còn giữ
được đến nay là kết quả của đợt trùng tu năm 1815 với một diện tích khá rộng khoảng
hơn 3.000m2, gồm một vườn tháp phía mặt tiền, nhà tổ, nhà khách, hai dãy hành lang tả
hữu và thượng điện.
Ngôi chùa cổ kính này hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị như bộ tượng thờ ở
thượng điện. Đây là những pho tượng được tạo tác tỉ mỉ, trau chuốt và mang nét đẹp đặc
trưng riêng. Đáng nói nhất là pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức
tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.
Trong không gian hoài niệm cùng vườn tháp nhấp nhô cao thấp, nhỏ to lời vang vọng
giữa hư vô, nghe rõ tiếng ngọn chua me, cỏ ấu đang phập phồng hơi thở dưới chân tháp
đầy hơi ẩm sương hồ, nghe lao xao trong gió tiếng mõ cầu kinh đang luận bàn Sắc Sắc
Không Không. Ra phía trước sân chùa, thả tầm nhìn vào mênh mông sóng biếc, bạn đứng
dưới gốc bồ đề nguyên sinh ra từ Tây Trúc mang theo mầu Thiền, được Tổng thống Ấn
Độ tặng năm 1959 nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống tại Việt Nam. Mỗi chiếc
lá đề có hình tim, cuống nhỏ nên mỏng mảnh, chỉ phơ phất gió đã rung rinh xào xạc.
Người vào chùa Trấn Quốc, ngoài việc thành tâm lễ Phật còn là để có một chút ngao du
ngắn, được thăm một danh lam nổi lên thanh bình giữa phố phường ồn ào, tất bật. Tịch
mịch ngay giữa lòng thành phố, cái đáng quý còn đáng được nhân lên gấp bội phần nữa.
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc đó, chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi
tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là
điểm thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch Hà Nội.

×