Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Danh Lam thắng cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.95 KB, 27 trang )

danh lam th¾ng c¶nh
I, Sa Pa
1, Truy tìm nguồn gốc bãi đá cổ Sapa
/>Những bí ẩn về bãi đá cổ nổi tiếng ở Sapa đang có cơ hội hé mở khi lần đầu tiên, toàn bộ
hoa văn của hơn 200 viên đá đã được in dập lại và được nghiên cứu theo công nghệ hiện
đại.
Nhà khoa học người Pháp Phillipe Le Failler và các cộng sự Việt Nam đang gấp rút thực hiện công việc này, trước tình
trạng bãi đá cổ Sapa có thể bị biến dạng bởi tác động của thiên nhiên và con người.
Tại thung lũng Mường Hoa, với diện tích khoảng 8 km
2
, nơi đây có những bãi đá cổ vốn rất nổi tiếng. Các nhà khoa học
đang tiến hành nghiên cứu nét hoa văn đặc biệt trên các viên đá cổ. Phillipe Le Failler - chuyên gia hàng đầu của Viện
Viễn đông Bác Cổ, cùng một số cộng sự người Việt Nam đang dập để lấy mẫu hoa văn trên các tảng đá. Dụng cụ là chuối
quả, giấy bản, mực in và máy định vị.
Viên đá có tên HT4, còn gọi là Hòn đá Bố, nằm trên địa phận xã Hầu Thào, huyện Sapa, là một trong những viên đá cuối
cùng Phillipe dập lấy mẫu. Sau 7 tháng làm việc, tính đến nay, nhóm nghiên cứu của Phillipe đã dập được toàn bộ gần
200 viên đá, với tổng cộng 3000 bản dập. Tất cả những bản dập này cũng như những dữ liệu định vị của các viên đá sẽ
được nhập vào máy tính, sắp xếp, tính toán số lượng, sự lặp lại của các mẫu hoa văn,... làm cơ sở để giải mã về các hoa
văn, hình vẽ bí ẩn.
Theo Phillipe Le Failler, Viện Viễn đông Bác Cổ: "Công việc nghiên cứu cho những kết luận ban đầu, có thể là một bản
đồ, một bài cúng,..."
Bí ẩn của những hoa văn này đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu. Ngay từ năm 1925, giáo sư Pháp Victor
Goloubev đã đưa ra những giả thuyết giải thích về các hoa văn này. Những hoa văn lạ, đẹp và nhiều hình dạng: bậc thang,
hình người, con đường, chữ viết... và nhiều hình bí ẩn khác. Thế nhưng, bãi đá cổ đang có nguy cơ bị biến dạng. Một số
họa tiết bị mờ vì mưa nắng bào mòn. Một số bị biến dạng do chính những hình khắc mới.
Mới đây người ta lại phát hiện thêm những bãi đá cổ tương tự ở xã Tả Phìn (Lào Cai) và Vị Xuyên (Hà Giang), cùng với
những hoa văn và cách bài trí bí ẩn. Phillipe Le Failler dự định sẽ tiến hành dập lấy mẫu tiếp những bãi đá này. Và khi
công việc hoàn thành, ông sẽ có trong tay hệ thống toàn bộ các mẫu hoa văn của các bãi đá cổ được phát hiện tại Việt
Nam. Cùng với việc cập nhật dữ liệu thông tin và nghiên cứu trên máy tính, Phillipe tin rằng bí ẩn mà người xưa gửi gắm
trên những viên đá này chắc chắn sẽ được giải mã trong tương lai không xa.
Tìm hiểu về 12 con Giáp />(VTV.vn)


Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không?
Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?
Người xưa quan niệm Thiên là căn bản gốc, Địa là ngọn ngành. Lập ra Thiên can người xưa lấy số Dương của Hà Đồ (số
lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9, lấy số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và cả dương can (Giáp,
Bính, Mậu, Canh, Nhâm), tất cả 10 can theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi lấy số
âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10. Lấy số 6 ở giữa nhân gấp đôi để tạo thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi,
Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi).
Thời xa xưa lấy mặt trời làm gốc. "Mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ". Gặp hôm trời u ám không thấy mặt trời,
thật chả biết dựa vào đâu. Tương truyền có một người tên là Đại Nhiêu đã lập ra Thập can và Thập nhi chi để tính thời
gian.
Thập can và Thập nhi chi phối hợp với nhau để sinh ra Lục thập hoa giáp (chu kỳ 60 năm gọi là Ngyên). Lịch can chỉ ở 3
đời Hạ, Thương, Chu (bên Trung Quốc) không giống nhau. Hiện nay dùng lịch pháp đời Hạ, tức lấy tháng Dần làm khởi
đầu của năm.
Việc tính giờ theo can chi cũng phần nào liên quan đến tập tính của các con vật.
Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày.
Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
Mão (5-7 giờ): Việt Nam gọi mèo, nhưng Trung Quốc gọi là thỏ, lúc trăng (thỏ ngọc) vẫn còn chiếu sáng.
Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ). Rồng chỉ là con vật do con người tưởng tượng ra, chứ
không có thực.
Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao.
Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu lên chuồng.
Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà.
Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.
2, Tết nhảy - nét sinh hoạt độc đáo của người Dao đỏ
(geocities)
Khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hằng năm, lễ hội Tết

nhảy - một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Dao đỏ - sẽ được tổ chức duy nhất tại
nhà ông trưởng họ bản Tà Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.
Ban đầu, một tốp nam thanh niên "sài cỏ" theo sự hướng dẫn của thầy cả "chái peng pi" tổ chức
14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về "ăn" Tết. Để chào bố mẹ, tổ tiên
đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiện bằng một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao; Để mời tiên nương, tiểu nữ giáng
trần, điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò "pẹ họ", mô phỏng cảnh chim cò sải cánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại;
Điệu nhảy mời thần linh "ăn" Tết được diễn tả bằng nhịp bước khoan thai và uy lực của loài hổ... Các điệu múa mang tính
hình tượng cao và độc đáo. Không biết có từ bao giờ, nhưng đêm của những vũ điệu vẫn được người Dao đỏ ở Tà Phìn
lưu giữ cho tới ngày nay, và coi như một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong những ngày đất trời vào xuân.
Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dòng họ tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Tượng
tổ tiên làm bằng gỗ tốt, là tác phẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ. Tượng được chạm khắc đẹp với nét hoa văn
trang phục thời cổ xưa, dài khoảng 25 cm, đường kính thân 5 cm, bàn tay phải của tượng có cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ.
Ngày thường trong cả năm, tượng được bọc kín bằng vải trắng. Đến ngày Tết, con cháu rước tượng xuống làm lễ tắm gội,
thay khăn choàng mới. Nước tắm cho tượng cũng làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt, thể hiện đậm
nét văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu
nhảy dâng gà, xôi và lễ vật. Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm con gà trống sống, nhảy theo điệu dâng gà, có động tác rước
gà lên đầu, có động tác vác gà qua hai vai, rồi vừa nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt... Kết thúc là điệu nhảy múa cờ.
Tết nhảy của người Dao đỏ ở Tà Phìn diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu (khoảng 5 tiếng đồng hồ) và mang tính tổng
hợp khá đầy đủ các loại hình nghệ thuật dân gian khác của dân tộc Dao đỏ, như nghệ thuật nhảy múa, âm nhạc, ngôn
ngữ ... Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt
cấy trồng, dệt vải, săn bắn...
3, Tận hưởng Valentine tại 'Thung lũng hoa hồng'
Nằm trong khu du lịch Sa Pa, được tạo bởi hai dãy núi Hàm Rồng và Phan Xi Păng, Khu du lịch
ATI được mệnh danh là “Thung lũng hoa hồng” đang trở thành một điểm dừng chân lý thú của du
khách trong và ngoài nước.
Với diện tích khoảng 22 ha, khu du lịch sinh thái này được đầu tư suốt 3 năm qua, được thiết kế cảnh quan sinh thái với
gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Mỹ, hạnh nhân Đài Loan...
Cả khu có 11 nhà sàn gỗ Pơmu, lợp đá tự nhiên, nội thất trang trí hài hòa, nằm xen kẽ giữa những vườn hoa hồng Pháp
tuyệt đẹp, các nhà sàn đều nhìn ra thung lũng Lao Chải với những thửa ruộng bậc thang, tất cả tạo nên một bức tranh đầy
huyền ảo.

Từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm, tại đây du khách sẽ được thưởng thức mùi hương ngây ngất của hoa hồng nở vào mỗi
sáng. Còn vào mùa đông thì những vườn đào, vườn mận sẽ cho bạn cảm giác như đang đi du lịch ở Nhật Bản.
Đến thăm và nghỉ đêm tại khu du lịch ATI - Sa Pa ngoài tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên, được dạo bước
trên những con đường quanh co bên sườn đồi, giữa những vườn hoa hồng thơm ngát, nghỉ ngơi, thư giãn trong quán bar
nhìn ra khu ruộng bậc thang nằm bên dòng suối, du khách còn được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của “nóc nhà Đông
Dương” và thưởng thức những trái cây đặc trưng của khu du lịch.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Chi nhánh ATI Sa Pa, trong năm 2004 này, công ty sẽ đầu tư thêm nhiều loại hình
vui chơi giải trí như bể bơi nước nóng, phòng đọc sách báo, phòng bi-a, phòng hội thảo, nhà biểu diễn văn nghệ dân tộc,
Một cảnh của Sa Pa.
dịch vụ tắm ngâm thuốc dân tộc, hệ thống nhà hàng, quán bar độc đáo... và các loại dịch vụ hoàn hảo khác để phục vụ du
khách.
4, Cổ kính tu viện kín ở Sapa
Ẩn hiện trong sương mù Sapa là một tu viện cổ kính, đẹp nguy nga, huyền bí, được người Pháp xây vào cuối thế kỷ 18. Và
bất cứ ai nhìn thấy nó đều ngạc nhiên vì thời kỳ đó đã có một công trình vừa đồ sộ vừa cầu kỳ một cách lạ thường.
Có thể nói người Pháp đã rất tài tình khi chọn thế đất ẩn khuất để xây tu viện này. Khi đến gần chúng ta sẽ không khỏi
những bất ngờ khi nhìn thấy những trụ, cột, được đục bằng đá được ghép lại với nhau bằng chất liệu vôi mật thật kỳ công
và khéo léo.
Đã gần một thế kỷ, mặc dù tu viện này đã bị bỏ hoang phế, rêu phong phủ vàng nhưng nó vẫn còn những nét đẹp cổ kính
thu hút những bầy chim hót líu lo cả ngày. Không biết chúng tha những quả đào chín về đây tự bao giờ, nhưng chỉ biết
những cây đào ở đây giờ gốc rất to.
5, Tour chinh phục đỉnh Phanxipan ngày càng đông khách
Công ty du lịch Lào Cai cho biết, sau hơn 2 tháng mở tour du lịch leo núi chinh phục đỉnh Phanxipan có trên 160 khách du
lịch tham gia và số người đăng ký ngày càng đông. Tuyến du lịch này được tổ chức một tuần 2 lần cho du khách trong và
ngoài nước đến Sa Pa.
Trong 5 tháng đầu năm nay, đã có 154.000 khách du lịch trong và ngoài nước đến Lào Cai, trong đó có gần 14.800 khách
đến Sa Pa. Lào Cai còn có cao nguyên Bắc Hà, khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ và là vùng đặc sản mận, có phiên chợ
văn hóa họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Thị xã Lào Cai cũng là một điểm du lịch thu hút nhiều du khách. Đây là một
thị xã sát biên giới với Trung Quốc, mới được xây dựng lại theo phong cách hiện đại.
Hiện nay, ngành du lịch Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch văn hóa
và sinh thái

6, Không còn lặng lẽ Sa Pa />Cách đây hơn nửa thế kỷ, trong tùy bút Lặng lẽ Sa Pa đăng trên tuần báo Văn Nghệ, nhà văn Nguyễn
Thành Long đã miêu tả cuộc sống âm thầm lặng lẽ của các cán bộ Đài khí tượng Sa Pa, hằng ngày theo
dõi nhiệt độ, đo sức gió, lượng mưa... rồi gửi về trung tâm ở Hà Nội, góp phần làm nên bản tin thời tiết đọc
hằng ngày trên Đài Tiếng nói VN.
Sa Pa ngày ấy được nhà văn miêu tả như một nơi thâm sơn cùng cốc và những con người làm việc ở đây là những anh hùng
thầm lặng. Từ Lào Cai lên Sa Pa chỉ hơn 30km phải đi mất nửa ngày. Con đường nhựa bị hư hại từ thời kháng chiến chống
Pháp vẫn còn đó, chưa được tu sửa. Một miền đất bị lãng quên bỗng nhiên được mọi người biết đến bởi giọng điệu trữ tình và
lãng mạn của áng văn trên. Tùy bút Lặng lẽ Sa Pa trở nên nổi tiếng, không lâu sau được đưa vào sách giáo khoa về môn văn
cho học sinh bậc trung học.
Nhưng đó là Sa Pa của ngày hôm qua. Sa Pa bây giờ là một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc. Trạm khí
Dù chưa tu sửa nhưng tu viện vẫn được coi là nét độc đáo của Sapa.
tượng lặng lẽ ngày nào bây giờ nhìn xuống thị xã tấp nập khách du lịch tứ phương, cùng bà con dân tộc Mông trong những bộ
trang phục thêu hoa văn sặc sỡ, đứng ngồi bán thổ cẩm la liệt trên đường phố.
Hễ có khách du lịch ở đâu là ở đấy có bà con vây quanh mời chào. Anh bạn người địa phương cho biết trẻ con ở đây từ bé được
địu sau lưng theo mẹ đi bán thổ cẩm cho khách du lịch, nghe tiếng Anh nhập tâm mãi thành quen. Lớn lên chừng 10 tuổi chúng
lại đi bán thổ cẩm và rồi tiếng Anh đến với chúng hết sức tự nhiên.
Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số vùng núi cao. Những đoàn
điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898, một vùng được coi là ma thiêng nước độc với câu ca dao nổi tiếng: Ai đưa tôi đến
chốn này / Bên kia Cốc Lếu, bên này Lào Cai. Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm
của Sở Địa lý Đông Dương đã khám phá cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời
của thị trấn Sa Pa.
Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật ở đây. Nằm ở độ cao 1.500-
1.800m so với mực nước biển, Sa Pa bắt đầu được chú ý bởi không khí mát mẻ, trong
lành và cảnh quan đẹp. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và
một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên.
Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, được coi là tuyến đường sắt
đẹp nhất Đông Dương. Vào thập niên 1940, người Pháp đã qui hoạch, xây dựng Sa Pa
thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng.
Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, tòa chánh sứ, sở than,
kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu

phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những
rặng samu. Điều này làm thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu
mặc dù đây là nơi sinh sống của cư dân bảy dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó,
Kinh và Hoa.
Sa Pa bị tàn phá nhiều trong chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979. Vào thập niên
1990, Sa Pa được xây dựng lại. Nhiều khách sạn, biệt thự mới được hình thành. Lượng
khách du lịch tới Sa Pa tăng lên không ngừng, từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000
khách năm 2002 và nay có lẽ đã đạt tới con số triệu.
Sa Pa mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 15-18OC. Mùa đông
thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0OC, thỉnh thoảng có
tuyết rơi. Đó là dịp cho những ai muốn thưởng thức khung cảnh mùa đông ở châu Âu.
Thời tiết ở Sa Pa một ngày có tới bốn mùa: sáng, chiều là thời tiết của mùa xuân, thu; trưa là thời tiết của mùa hạ, thường có
nắng nhẹ, trời quang mây nhưng khí hậu vẫn dịu mát; đêm đến trời lạnh là thời tiết của mùa đông. Từ tháng 5-8 ở Sa Pa có mưa
nhiều.
Về phía tây thị trấn Sa Pa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm sương giăng mờ mịt. Nơi đây có đỉnh
Phanxipăng cao 3.143m, rất thích hợp cho những người thích môn leo núi. Có 37 loài cây ở Sa Pa được ghi trong Sách đỏ VN.
Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc cao khoảng 200m, cầu Mây là một di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là
điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phanxipăng, rừng trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa nằm trong
thung lũng Mường Hoa. Hàm Rồng là nơi trồng rất nhiều loại hoa, màu sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khuôn viên. Ở nơi
đây cũng có vườn lan với nhiều loại hoa quí hiếm. Làng Cát Cát là một địa điểm du lịch văn hóa độc đáo với những nghề thủ
công truyền thống.
Khắp nơi ở Sa Pa có khách du lịch đủ mọi quốc tịch, màu da. Mấy cô gái Singapore chia tay tôi đi bộ vào bản cách thị trấn 7km.
Đêm nay các cô sẽ ngủ ở nhà sàn.
Không còn Lặng lẽ Sa Pa.
II, Hµ Néi
1, Dã ngoại quanh Hà Nội


Chỉ cách Hà Nội chưa đến 100km, bạn có thể có chuyến dã ngoại thú vị đến những điểm
danh thắng bằng xe máy. Thoát khỏi đô thị ồn ào, bạn được thả hồn trong một không gian

trong lành, mát mẻ, hay những công trình văn hóa độc đáo.
Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa, nằm trên địa bàn xã Tản Lĩnh (Ba Vì). Khu du lịch có diện tích 150 ha, ở độ cao 65-
400 m, bao quanh hồ nước rộng mênh mông đã tạo ra một vùng tiểu khí hậu ôn đới trong lành, mát mẻ.
Hồ Tiên Sa có những chiếc nhà nổi để du khách ngồi hưởng thú vui câu cá hay thả hồn bồng bềnh theo nhịp sóng nước.
Những đôi bạn trẻ thường chọn cho mình một chiếc thuyền phao để đùa vui cùng sóng nước. Ở đây cũng có xuồng cao
tốc để phục vụ khách thích lướt ván hoặc đưa du khách thăm vòng quanh hồ.
Khu du lịch có có 3 bể bơi, 9 làn trượt dành cho mọi lứa tuổi vui chơi, cùng nhiều xe điện, phi cơ xoay vòng trên cạn
được các vị khách nhỏ tuổi rất thích.
Vườn quốc gia Ba Vì rộng hơn 7.000 ha nằm trên núi Ba Vì, cách Hà Nội khoảng 60 km. Trong tín ngưỡng người Việt,
Ba Vì - Núi Tản được coi là núi tổ gắn với những huyền thoại về cuộc chiến Sơn tinh - Thuỷ tinh hay cuộc chiến đấu
chống thuỷ tai của người Việt cổ.

Khí hậu tại vườn quốc gia mát mẻ, trong lành, phong cảnh hùng vĩ. Trên đường đi, bạn tha hồ phán đoán và khám phá
những loại cây và loài chim tại những vườn phong lan, tre, trúc, cau, cọ... Bạn sẽ gặp đền thờ Đức Thánh Tản Viên, đền
thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đứng trên đỉnh núi, bạn được thoả thích hít thở không khí trong lành, được đắm mình trong cảm xúc nguyên sơ nhất ở
một vùng non nước.
Cách vườn quốc gia khoảng 10 km có nhiều khu vui chơi giải trí khác cùng đang thu hút du khách như Khoang Xanh, Ao
Vua, Tản Đà.
Phủ Thành Chương cách Hà Nội chừng 30 km ở Sóc Sơn. "Biệt phủ Thành Chương" là tên nhà văn Kim Lân và nhiều
bạn bè đặt cho khu nhà vườn của con trai mình - hoạ sĩ Thành Chương. Đây như một làng quê Bắc Bộ thu nhỏ đang lưu
giữ những giá trị văn hoá truyền thống, giới thiệu với mọi người khá đầy đủ về cuộc sống của những người nông dân Việt
Nam.
Ẩn sau cánh cổng bạn sẽ bắt gặp ngay những nét quen thuộc của thôn quê: bên phải có hồ thả cá với chiếc cầu đá để ngồi
câu, bên trái có một giếng nước cổ. Con đường dẫn từ cổng chính đi vào khu nhà được lát bằng gạch Bát Tràng.
Một trong những nét đẹp của quần thể kiến trúc tại đây là những ngôi nhà được xây dựng với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Một ngôi nhà bằng gỗ lim cổ theo kiểu truyền thống 5 gian, đặc trưng của người nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ với những
Một góc tại Hồ Tiên Sa. Ảnh:
Hotiensa.
Cổng vào Phủ Thành

Chương. Ảnh: Vietnam
Tourism.
nét chạm trổ công phu và trang trí cầu kỳ: hai bên cửa là hàng câu đối sơn son thiếp vàng cùng những hoành phi câu đối.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên: trên đường đến thị trấn Tam Đảo, bạn có thể đến thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
(cách Hà Nội khoảng 60 km).
Đến gần chân núi, mắt thường đã nhìn thấy Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường lên núi lát bê tông nên ôtô, xe máy
có thể leo được tới tận cổng chùa. Bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi. Thiền viện Tây Thiên nằm trên độ cao khoảng
300 m so với mực nước biển. Những hôm trời quang, từ đây có thể phóng tầm mắt tới tận dãy núi Ba Vì, Hà Tây.
Có nhiều công trình có giá trị văn hóa, lịch sử được xây dựng tại Thiền viện như Đại Hùng Bửu điện, Nhà Tổ, lầu
chuông, gác trống, phòng trưng bày, phòng khách tăng và khách ni... Đến thiền viện, du khách không chỉ có cảm giác
được thoát tục, nhẹ nhàng mà còn được hưởng không gian trong lành, mát mẻ suốt 4 mùa.
2, Cuối tuần đi trượt cỏ
Nằm cách Hà Nội 30 km, khu trượt cỏ (Lương Sơn, Hòa Bình) đang trở thành điểm vui chơi hấp dẫn
và sôi động với giới trẻ. Vào những ngày cuối tuần, nơi đây thường đón từ 200 đến 300 bạn trẻ hoặc
những gia đình đến nghỉ ngơi.
Dù mới khai trương từ tháng 12/2005, nhưng khu trượt cỏ đã nhanh chóng hút khách. Một màu xanh ngút mắt của đồi cỏ
đem lại cho du khách sự sảng khoái, và bỏ lại sau lưng sự mệt nhọc và bụi đường.
Người chơi có thể thử khả năng khéo léo của mình khi điều khiển những chiếc giày trượt trên thảm cỏ xanh hay tìm cảm
giác mạnh khi ngồi trên xe lao như bay từ dốc cỏ cao.
Ngay trên đỉnh đồi là khu trượt xe. Những chiếc xe chạy xích nhỏ như những chiếc xe mô hình của trẻ con. Người chơi
được các nhân viên hướng dẫn điều khiển hướng xe. Và khi ngồi lên xe, vút... lao tự do xuống dốc... và bỗng nhiên lại
bốc đầu vượt lên một nhịp dốc mới rồi lại lao xuống và bật lên. Qua hai nhịp dốc xe mới dừng lại.
"Lúc đầu mới đi xe em thấy rất sợ vì xe cứ lao ầm không thể dừng lại được. Nhất là lúc chuẩn bị lao lên nhịp dốc mới.
Nhưng quả thật trò chơi này rất thú vị, đặc biệt là những người ưa cảm giác mạnh như em. Khi xe lao xuống dốc bọn em
cứ hét lên vậy là mọi phiền muộn đều biến hết. Đây là cách giảm stress khá hữu hiệu", anh Tuấn, nhân viên ngân hàng
Vietcombank hào hứng nói.
Ngay bên cạnh khu trượt xe là sân trượt cỏ bằng giày xích. Với loại hình này, người chơi sẽ cảm giác như đang trượt
tuyết. Cũng đi một đôi giày chuyên dụng, hai tay cầm hai chiếc gậy chống, người chơi phải khom lưng lao về phía trước,
mỗi lần đẩy là người lại lao lên một đoạn. Trò chơi này đòi hỏi một sự khéo léo, kết hợp thuần thục giữa tay đẩy và chân
xích. Nếu không đúng kỹ thuật bạn có thể bị ngã trên thảm cỏ hoặc bị trôi ngược lại vì khi lên dốc bánh xích sẽ chạy theo

quán tính. Có thể nói chinh phục được độ cao của đồi cỏ nghĩa là bạn đã vượt qua chính mình và tìm được một cảm giác
mới.
Sau khi chơi trượt cỏ, du khách có thể thư giãn tại bể bơi, tắm xông hơi, chơi bi-a hoặc hát karaoke...
Theo chị Bích Hạnh, chủ nhân khu trượt cỏ, khu giải trí này có vốn 10 tỷ đồng, trên quy mô rộng hơn 10ha. Ngoài các
Môn thể thao mới thu
hút các bạn
trẻ. Ảnh: Đ.L.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×