Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi HSG khu vực Bắc Bộ năm 2012 Môn Địa 10 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.34 KB, 7 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG
NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN THI: ĐỊA LÝ LỚP 10
Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1 (5 điểm)
a. Ý nghĩa của góc nhập xạ? Tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại các địa điểm: Hà Nội (21
0
02’B) và
Thành phố Hồ Chí Minh (10
0
47’B) biết rằng khi đó Mặt trời đang lên thiên đỉnh tại Đà Nẵng (16
0
02’B).
b. Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất?
Câu 2 (5 điểm)
a. Các dòng biển trên thế giới chảy theo quy luật nào? Phân tích ảnh hưởng của dòng biển đến khí
hậu vùng ven bờ.
b. Tại sao trên thế giới có sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao? Chứng minh rằng nước ta cũng
có sự phân bố đất theo độ cao.
Câu 3 (2 điểm)
Chỉ rõ những điểm khác nhau về cơ cấu dân số theo giới, cơ cấu dân số theo tuổi và quá trình đô
thị hoá giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Vì sao hiện nay ở nhiều nước đang phát triển cần
phải điều chỉnh quá trình đô thị hoá?
Câu 4 (4 điểm)
a. Giải thích sự khác biệt về đặc điểm phân bố của ngành nông nghiệp và công nghiệp. Tại sao sản
xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp thì không?


b. Cho BSL sau:
Sản lượng điện, than, dầu trên thế giới giai đoạn 1950 - 2003
Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Điện(tỷ KWh) 967 2304 4962 8247 11832 14851
Than (triệu tấn) 1820 2603 2936 3770 3387 5300
Dầu (triệu tấn) 523 1052 2336 3066 3331 3904
- Vẽ biểu đồ phù hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than và dầu của thế
giới từ 1950 – 2003.
- Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của em hãy giải thích về sự tăng trưởng của sản
lượng điện thế giới giai đoạn trên.
Câu 5 (4 điểm)
a. Thị trường là gì? Tại sao giá cả trên thị trường luôn biến động?
b. Vì sao các thành phố lớn nhất thế giới như Niu- Ooc, Luân Đôn, Tôkyô cũng đồng thời là các
trung tâm dịch vụ lớn nhất hiện nay?
c. Tại sao nói, để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
…………………… HẾT ……………………
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG
NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN THI: ĐỊA LÝ LỚP 10
Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012

Câu Ý Đáp án Điểm
1 a

Ý nghĩa của góc nhập xạ? Tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại các
địa điểm: Hà Nội (21
0
02’B) và Thành phố Hồ Chí Minh
(16
0
47’B) biết rằng khi đó Mặt trời đang lên thiên đỉnh tại Đà
Nẵng (16
0
02’B)
2
- Khái niệm: góc nhập xạ (góc tới, góc chiếu sáng) tại một
điểm là góc tạo bởi tia sáng mặt trời với tiếp tuyến bề mặt trái đất
tại điểm đó.
- Ý nghĩa góc nhập xạ:
+ Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem tới mặt đất.
Góc nhập xạ càng gần 90
o
thì lượng nhiệt và ánh sáng đem tới mặt
đất càng lớn
+ Cho biết độ cao Mặt trời so với Trái đất
- Tính góc nhập xạ
Công thức tổng quát: h
0
= 90
0
– φ ± α
Trong đó:
h
0

: góc tới
φ: vĩ độ địa điểm cần tính góc tới
α: góc nghiêng của tia sáng mặt trời với mặt phẳng xích đạo
Mặt trời lên thiên đỉnh tại Đà Nẵng tức α = 16
0
02’
Cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều thuộc bán cầu mùa hè
+ Hà Nội (21
0
02’B) có vĩ độ lớn hơn Đà Nẵng
=> h
0
= 90
0
– φ + α
Thay số vào ta có h
0
= 90
0
- 21
0
02’ + 16
0
02’ = 85
0

+ TP Hồ Chí Minh (10
0
47’B) có vĩ độ nhỏ hơn Đà Nẵng
=> h

0
= 90
0
+ φ – α
Thay số vào ta có h
0
= 90
0
+ 10
0
47’ - 16
0
02’ = 84
0
45’
(Lưu ý: Thí sinh có thể làm theo cách khác: vẽ hình, tính
toán chính xác hoặc lí giải: Cả 3 địa điểm đều thuộc một bán cầu,
Mặt trời lên thiên đỉnh tại Đà Nẵng nên góc nhập xạ ở Đà Nẵng là
90
0
, Hà Nội chênh lệch so với Đà Nẵng 21
0
02’ - 16
0
02’ = 5
0
nên
góc nhập xạ của Hà Nội cũng nhỏ hơn góc nhập xạ ở Đà Nẵng 5
0


nghĩa là 85
0
. Tương tự đối với TP Hồ Chí Minh thì vẫn cho điểm tối
đa)
0,25




0,25

0,25


0,25






0,25
0,25

0,25
0,25
b
Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ và lượng mưa trên
3
Trái Đất?

* Địa hình tác động đến nhiệt độ
- Độ cao địa hình: Trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ
không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm
0,6
0
C
- Hướng sườn: Sườn phơi nắng (hoặc sườn đón nắng) có
nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng
- Độ dốc và hướng sườn:
+ Khi hướng phơi 2 sườn như nhau: Độ dốc lớn hơn thì nhiệt
độ thấp hơn
+ Sườn đón nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng cao
+ Sườn khuất nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng thấp
- Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt thay đổi theo địa hình
+ Nơi đất bằng biên độ nhiệt nhỏ hơn nơi đất trũng
+ Trên mặt cao nguyên không khí loãng hơn đồng bằng nên
nhịêt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng.
* Địa hình tác động đến lượng mưa
- Độ cao: càng lên cao lượng mưa càng tăng do nhiệt độ
giảm, hơi nước dễ ngưng tụ. Nhưng đến một độ cao nhất định độ
ẩm không khí giảm nhiều sẽ không còn mưa
- Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa
ít.

0,5


0,5




0,75



0,25



0,5


0,5
2
a Các dòng biển trên thế giới chảy theo quy luật nào? Phân tích
ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu vùng ven bờ
3
* Quy luật phân bố dòng biển
- Các dòng biển nóng phát sinh 2 bên Xích đạo, chảy theo
hướng Tây, gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực
- Dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 – 40
o
C
thuộc khu vực gần bờ phía Đông các đại dương rồi chảy về Xích
đạo. Ở Bán cầu Bắc có dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men
theo bờ tây ở các đại dương chảy về Xích đạo
- Các dòng nóng, dòng lạnh tạo thành hệ thống hoàn lưu trên
các đại dương ở từng bán cầu: BCB hoàn lưu chảy theo chiều kim
đồng hồ, BCN thì ngược lại
- Vùng có gió mùa còn có dòng biển đổi chiều theo mùa.

- Các dòng nóng và dòng lạnh chảy đối xứng nhau qua 2 bờ
đại dương
Ở khu vực cực và ôn đới của bán cầu Bắc, dòng biển nóng
và lạnh chảy đối xứng 2 bờ đại dương nhưng ngược với sự đối
xứng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
* Ảnh hưởng
- Vùng ven biển nơi có dòng biển nóng đi qua thường mưa
nhiều, khí hậu ấm áp do nhiệt độ tăng, lượng ẩm lớn
- Vùng ven biển nơi có dòng lạnh đi qua thường khô hạn do
nhiệt độ thấp, hơi nước không bốc lên được, nhiệt độ giảm, thường

0,25

0,5



0,5


0,25
0,25


0,25


0,25



0,25
hình thành các hoang mạc
- Sự đối xứng giữa dòng nóng và dòng lạnh 2 bờ đại dương
tạo nên sự khác nhau nhiệt độ, lượng mưa giữa 2 bờ => Sự phân
hoá khí hậu theo chiều kinh tuyến => là một trong những nhân tố
tạo nên quy luật phi địa đới
Ví dụ:
+ Khu vực nhiệt đới và cận nhiệt BBC, dòng nóng chảy ở
phía Tây Đại Tây Dương nên khu vực Bắc Mĩ ấm áp, dòng lạnh
chảy ở phía Đông Đại Tây Dương hình thành hoang mạc Xahara
+ Vùng ôn đới và cận cực BBC có dòng lạnh chảy ở phía
Tây đại dương nên vùng Bắc Mĩ và Grơnlen rất lạnh còn ở phía
Đông đại dương là dòng nóng nên khu vực Tây Âu ấm áp hơn.
(Lưu ý: Thí sinh lấy ví dụ khác đúng vẫn cho điểm tối đa)



0,25

0,25





b Tại sao trên thế giới có sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao?
Chứng minh rằng nước ta cũng có sự phân bố đất theo độ cao và
giải thích.
2
* Nguyên nhân sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao

- Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao phụ thuộc chủ yếu
vào sự phân bố khí hậu, nhất là chế độ nhiệt và ẩm.
+ Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình
thành đất thông qua quá trình phong hoá đá, ảnh hưởng gián tiếp
thông qua sinh vật.
+ Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển, phân bố sinh vật do mỗi loài thích nghi với một
chế độ nhiệt, ẩm nhất định, có tập tính sinh sống riêng.
- Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao tạo nên các
vành đai đất và sinh vật theo độ cao
+ Nhiệt độ: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao
100m nhiệt độ giảm 0,6
o
C
+ Lượng mưa: Càng lên cao lượng mưa càng tăng, lên đến
một độ cao nhất định thì lại giảm
- Các hướng sườn khác nhau, lượng nhiệt, ẩm và ánh sáng
nhận được là khác nhau nên ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết
thúc của các vành đai sinh vật, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình
thành đất
* Sự phân bố đất theo đai cao ở nước ta
- Độ cao dưới 600 – 700m ở miền Bắc, dưới 900 – 1000m ở
miền Nam chủ yếu là đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên)
- Từ 600 – 700 đến 1600 – 1700m, có đất mùn vàng đỏ trên
núi (đất mùn feralit)
- Trên 1600 – 1700m là đất mùn thô trên núi cao (đất mùn
alit trên núi cao)

0,25


0,25


0,25


0,25






0,25



0,25

0,25

0,25
3
Chỉ rõ những điểm khác nhau về cơ cấu dân số theo giới, cơ cấu
dân số theo tuổi và quá trình đô thị hoá giữa nhóm nước phát
triển và đang phát triển. Vì sao hiện nay ở nhiều nước đang phát
2
triển cần phải điều chỉnh quá trình đô thị hoá?
* Chỉ rõ sự khác nhau về cơ cấu dân số theo giới, theo tuổi,
đô thị hoá giữa 2 nhóm nước

- Cơ cấu dân số theo giới:
+ Nước phát triển: tỉ lệ nữ thường cao hơn tỉ lệ nam
+ Nước đang phát triển: tỉ lệ nam thường cao hơn tỉ lệ nữ
- Cơ cấu dân số theo tuổi
+ Nước đang phát triển: thường có cơ cấu dân số trẻ
+ Nước phát triển: thường có cơ cấu dân số già
- Quá trình đô thị hoá:
+ Nước phát triển: Đô thị hoá diễn ra sớm, tỉ lệ dân thành thị
cao, xu hướng chuyển cư từ trung tâm ra ngoại ô, nhịp độ đô thị hoá
đang chậm lại
+ Nước đang phát triển: Đô thị hoá diễn ra muộn hơn, tỉ lệ
dân thành thị thấp, xu hướng nhập cư từ nông thôn vào thành phố,
nhịp độ đô thị hoá đang rất nhanh
* Các nước đang phát triển cần điều chỉnh quá trình đô thị
hoá vì:
- Chất lượng đô thị hoá thấp
- Đô thị hoá tự phát còn phổ biến, chưa thực sự xuất phát từ
công nghiệp hoá
=> Gây nên nhiều hậu quả tiêu cực: cơ cấu hạ tầng đô thị
không kịp đáp ứng, xuống cấp, thất nghiệp, thiếu nhà ở, chất lượng
cuộc sống không được đảm bảo, tệ nạn xã hội, môi trường đô thị bị
ô nhiễm



0,25



0,25



0,5

0,5


0,5
4
a Giải thích sự khác biệt về đặc điểm phân bố của ngành nông
nghiệp và công nghiệp. Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa
vụ còn sản xuất công nghiệp thì không?
2
* Giải thích sự khác biệt về đặc điểm phân bố nông nghiệp –
công nghiệp
- Nông nghiệp: phân bố phân tán do đặc điểm đất trồng là tư
liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
- Công nghiệp: phân bố tập trung (trừ công nghiệp khai thác
gỗ, lâm sản và khai khoáng) do đặc điểm sản xuất có tính tập trung
cao độ về vốn, tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm
* Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công
nghiệp không có tính mùa vụ vì
- Nông nghiệp: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây
trồng, vật nuôi, là những vật thể sống có sự phát triển, sinh trưởng
theo quy luật nhất định => phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời
gian sản xuất dài hơn thời gian lao động => có tính mùa vụ
- Công nghiệp: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các
loại nguyên liệu, khoáng sản, tư liệu sản xuất là máy móc, thiết bị,
đều là những vật thể không sống, sản xuất tiến hành 2 giai đoạn
không tuân theo trình tự nhất định, có thể cùng sản xuất với khoảng



0,5


0,5




0,5




0,5
cách xa về không gian, thời gian lao động và sản xuất chênh lệch
không đáng kể => không có tính mùa vụ
b Vẽ biểu đồ, giải thích 2
* Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu: Thí sinh lập bảng xử lí số liệu, coi năm 1950 là
100%, các năm khác tính theo năm đầu tiên
Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Điện 100 238 513 853 1224 1536
Than 100 143 161 207 186 291
Dầu 100 201 447 586 637 746
- Vẽ biểu đồ: Yêu cầu vẽ biểu đồ đường, chính xác, đủ, đẹp

Vẽ biểu đồ khác không cho điểm
Thiếu một trong các yếu tố: số liệu, tên biểu đồ, ghi chú,

gốc O, mũi tên các trục, năm trục hoành, đơn vị trục tung trừ
0,25đ. Trục tung chia tỉ lệ sai trừ 0,5đ
* Giải thích
Sản lượng điện tốc độ tăng nhanh nhất do
- Nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày và sản xuất lớn
khi cuộc sống ngày càng hiện đại
- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật nên ngày càng tìm
được nhiều nguồn cung cấp năng lượng





0,5


1





0,25

0,25
5
a Thị trường là gì? Tại sao giá cả trên thị trường luôn biến động? 1
* Thị trường: là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán
* Giá cả trên thị trường luôn biến động vì: phụ thuộc vào
quan hệ cung câu

Nếu cung > cầu thì hàng hoá dư thừa, giá cả rẻ (giảm)
Nếu cung < cầu thì hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt (tăng)
0,25
0,25

0,25
0,25
b
Vì sao các thành phố lớn nhất thế giới như Niu- Ooc, Luân Đôn,
Tôkiô cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn nhất hiện
nay?
1
- Các thành phố này tập trung đông dân cư với mức sống rất
cao nên nhu cầu tiêu dùng phát triển mạnh
- Các thành phố lớn đồng thời là những trung tâm công
nghiệp, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế lớn nên các loại hình
dịch vụ sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh và rất đa dạng
- Các thành phố lớn cũng là các trung tâm hành chính, văn
hoá, giáo dục, khoa học nên các dịch vụ về hành chính, văn hoá,
giáo dục cũng tập trung phát triển
0,5


0,25


0,25
c
Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải
đi trước một bước vì

1

* Đặc điểm kinh tế - xã hội miền núi
- Dân cư sống chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt, chăn nuôi,






khai thác chế biến lâm sản
- Nền kinh tế miền núi phần lớn trong tình trạng chậm phát
triển mang tính tự cung, tự cấp, lưu truyền từ đời này sang nhà khác
* Ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải miền núi
- Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn
có nhiều trở ngại do địa hình; giữa miền núi với đồng bằng nhờ đó
sẽ giúp phá được thế cô lập, tự cấp tự túc của nền kinh tế, tăng
cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi từ đó phân bố lại
dân cư giữa các vùng
- Khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn của miền núi,
hình thành các nông- lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của nông
nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình
thành cơ cấu kinh tế ở miền núi, khai thác có hiệu quả nguồn tài
nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- PT cơ sở hạ tầng, văn hoá để nâng cao hiểu biết, trình độ
người dân. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hoá, y tế, giáo dục)
cũng có điều kiện phát triển giảm bớt sự chênh lệch giữa các
vùng, tăng cường tiềm lực quốc phòng cho đất nước
=> PT GTVT miền núi không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà
còn có ý nghĩa xã hội và văn hoá.

0,25





0,25





0,25




0,25
Tổng

20

×