Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TIỂU LUẬN " ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG THÔNG TƢ 12/2006/TTBTNMT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.98 KB, 35 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA







BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MÔI TRƢỜNG

ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG THÔNG TƢ 12/2006/TT-
BTNMT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
























Tp.HCM, tháng 12/2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA












BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MÔI TRƢỜNG
ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ THÔNG TƢ 12/2006/TT-BTNMT
ÁP DỤNG VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH







GV: TS Lê Văn Khoa
SV: 1. Nguyễn Thị Hồng Châm - 11260542
2. Phạm Thị Mỹ Lộc - 11260554
3. Đinh Thị Mỹ Loan
4. Nguyễn Thị Sương Mai - 11260558
5. Phạm Thị Tuyết Nhung - 11260564
6. Huỳnh Thị Anh Thư - 11260574
7. Đỗ Thị Vy - 11260590








Tp.HCM, tháng 12/2011
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
i
MỤC LỤC


1. GIỚI THIỆU 1
1.1 Mở đầu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận 1
1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu và đề xuất tiêu chí 1
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
2.1 Các khái niệm 2
2.2 Các văn bản pháp luật liên quan: 5
3. GIỚI THIỆU THÔNG TƢ ĐƢỢC ĐÁNH GIÁ 8
3.1 Mục tiêu Thông tư 8
3.2 Nội dung Thông tư 8
4. ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH 20
4.1 Đánh giá chính sách dựa trên các tiêu chí đã chọn 20
4.3 Phân tích vai trò của các nhóm liên đới 27
5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 30
5.1 Kết luận 30
5.2 Kiến nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
CTNH : Chất thải nguy hại
CQCP : Cơ quan cấp phép
CCN : Cụm công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KCN : Khu công nghiệp

MT : Môi trường
MTV : Một thành viên
NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ
QLCTNH : Quản lý chất thải nguy hại
SXTMDV : Sản xuất thương mại dịch vụ
TN & MT : Tài nguyên và Môi trường
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TT : Thông tư
TM & SX : Thường mại và sản xuất
UBND : Ủy ban Nhân dân

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Tổng hợp ngành nghề của các đơn vị xử lý CTNH tại TP.HCM 16
Bảng 2 Các tiêu chí đánh giá chính sách được lựa chọn 21
Bảng 3 Xác định SWOT 25
Bảng 4 Xác định các chiến lược 26
Bảng 5 Các nhóm liên đới của chính sách 27
Bảng 6 Liệt kê đánh giá mức độ tác động của các nhóm liên đới tới tình hình quản lý CTNH tại
Tp HCM 29

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 “Đổi chất thải nguy hại lấy quà” trong Ngày hội tái chế TP.HCM năm 2010 17
Hình 2 Sơ đồ các nhóm liên đới của chính sách quản lý chất thải nguy hại 29


Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 1

1. GIỚI THIỆU

1.1 Mở đầu

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước giúp đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế -
xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của con người. Tuy nhiên, mặt khác cũng tạo ra một
khối lượng chất thải khổng lồ, trong đó có chất thải nguy hại (CTNH).

CTNH hiện nay là vấn đề môi trường khá “nhức nhối” và nhận được nhiều sự quan tâm của thế
giới. Quá trình phát sinh, vận chuyển, thu gom và xử lý các CTNH cũng gây nhiều tranh cãi. Các
giải pháp được đề ra để tăng cường công tác quản lý CTNH thực sự rất cần thiết và cấp bách.
Việc QLCTNH ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau do đặc thù kinh tế, trình độ phát triển khoa học kỹ
thuật và ý thức về môi trường của mỗi quốc gia khác nhau. Vấn đề môi trường này đã và đang
được Chính phủ Việt Nam quan tâm, có từng bước thay đổi mang tính tích cực. Việt Nam đã ban
hành và áp dụng Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”.

Nhằm đánh giá hiệu quả công tác QLCTNH sau khi áp dụng Thông tư này tại Tp HCM, chúng
tôi thực hiện tiểu luận với đề tài “Đánh giá việc áp dụng Thông tƣ 12/2006/TT-BTNMT về
quản lý chất thải nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài tiến hành xem xét, đánh giá
hiệu quả việc thực hiện Thông tư 12/2006/TT-BTNMT và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả QLCTNH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận

- Nắm rõ các chính sách về quản lý chất thải nguy hại của Việt Nam hiện nay;
- Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách.

1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu


Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu nội dung Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
- Tổng hợp tình hình thực hiện Thông tư 12/2006/TT-BTNMT trên cả nước nói chung và tại
Tp.HCM nói riêng;
- Đánh giá Thông tư 12/2006/TT-BTNMT và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách.

Phạm vi nghiên cứu:

Đánh giá tình hình QLCTNH sau khi áp dụng Thông tư 12/2006/TT-BTNMT trên địa bàn
Tp.HCM.


1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu và đề xuất tiêu chí

Phƣơng pháp nghiên cứu:

Phƣơng pháp thống kê, thu thập, tổng hợp tài liệu
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 2

Các nguồn tài liệu được thu thập bao gồm giáo trình, sách tham khảo, báo chí, mạng internet, các
bài viết, báo cáo trong và ngoài nước,… liên quan đến đề tài.

Phƣơng pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu thu thập

Từ các tài liệu thu thập sẽ được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài,

làm cơ sở đưa ra những đánh giá về việc áp dụng Thông tư 12/2006/TT-BTNMT trong công tác
QLCTNH đối với thành phố Hồ Chí Minh.

Phƣơng pháp đánh giá chính sách

Dựa theo những tiêu chí đã đề xuất, phân tích SWOT và nhóm liên đới cùng với những tài liệu
thu thập, phân tích đánh giá về Thông tư 12/2006/TT-BTNMT áp dụng đối với thành phố Hồ
Chí Minh.

Đề xuất tiêu chí đánh giá:

Chính sách được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: tính thích hợp, tính tác động, tính hiệu quả, tính
kinh tế.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các khái niệm

Chất thải nguy hại

Định nghĩa

Thuật ngữ “chất thải nguy hại” (CTNH) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau một thời
gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như
quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về CTNH
trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như:
- Philippin: CTNH là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, họat tính, có thể cháy,
nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật.
- Canada: CTNH là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy
hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường. Và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử

lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó.
- Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (12/1985): ngoài chất thải phóng xạ và chất
thải y tế, CTNH là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn-semisolid, và các bình chứa khí) mà do
hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả
năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay
khi được cho tiếp xúc với chất thải khác.


Hiện nay ở Việt Nam có hai văn bản pháp luật nêu định nghĩa về chất thải nguy hại:
- Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại,
phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại
khác”;
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 3
- Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại: “Chất thải nguy hại là
những chất thải có tên (mỗi tên chất thải tương ứng với một mã CTNH) trong Danh mục
CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành”;
- Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liều
lượng nhỏ.

Nguồn gốc phát sinh

Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại - tiêu dùng trong cuộc
sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn thải
khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc
thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các
nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4
nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride,
xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xylene,…)

- Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)
- Thương mại (quá trình nhập - xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng
quá hạn sử dụng,…)
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học,…).

Chính sách môi trƣờng

"Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm
giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định".

Chính sách môi trường cụ thể hóa thành Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước
quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi trường riêng.
Nó vừa cụ thể hóa luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa
phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong
đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương.

Thực tế việc xây dựng luật trong thời gian qua đã bộc lộ những vấn đề như: có những luật trình
Quốc hội nhưng Quốc hội đã quyết định dừng hoặc lùi lại so với Chương trình xây dựng luật có
những luật được Quốc hội thông qua, nhưng:
- Nội dung chính sách không định hướng được trong luật mà giao cho Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ quy định cụ thể. Do đó, trên thực tế nhiều văn bản do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ ban hành chậm so với hiệu lực của luật, pháp lệnh và như vậy Luật phải chờ văn
bản hướng dẫn mới thực hiện được.
- Chính sách quy định trong luật được ban hành có nội dung khác so với nội dung chính sách
mà Chính phủ nêu trong Dự thảo luật.
- Chính sách không đồng bộ dẫn đến việc áp dụng luật còn khó khăn.








Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 4
Đánh giá chính sách

Mục đích của việc đánh giá chính sách:

Việc đánh giá chính sách nhằm đảm bảo các văn bản pháp luật có chất lượng cao hơn. Một số
nguyên tắc chính để nâng cao chất lượng văn bản pháp luật bao gồm:
- Chỉ đưa ra quy định pháp luật khi cần thiết;
- Xem xét tất cả các phương án, bao gồm cả phương án “không làm gì”;
- Khi cần thiết, đưa ra quy định ở mức hợp lý và tương thích với rủi ro và vấn đề đang được
xử lý;
- Giảm bớt và đơn giản hóa các quy định pháp lý bất cứ khi nào có thể.

Lựa chọn tiêu chí đánh giá chính sách:

Khi lựa chọn các tiêu chí để đánh giá chính sách cần đảm bảo tính tác động, ảnh hưởng lớn nhất
đến chính sách để có cách nhìn tổng quát trong việc định hướng, sửa đổi chính sách sau này.

Phân tích SWOT
SWOT là chữ viết tắt các chữ cái đầu tiên của các từ sau: Strengths (những điểm mạnh),
Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (những cơ hội), Threats (những nguy cơ). Đây là
phép phân tích các hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một
dự án hoặc một quy hoạch nào đó. Những điểm mạnh, điểm yếu thuộc về môi trường bên trong;
những cơ hội, nguy cơ thuộc về môi trường bên ngoài.

Phân tích SWOT là thực hiện một bản liệt kê tất cả các đặc trưng mạnh và yếu có thể có của một

đối tượng liên quan. Đồng thời, SWOT nhắm vào một cái nhìn tổng thể tất cả các mối đe dọa và
cơ hội có thể có (bên ngoài) trong tất cả các lĩnh vực thực tế xung quanh có cùng đối tượng.

Kết quả của phân tích SWOT là các bảng liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa. Sau
khi cắt nghĩa, gom tụ và phân tích các hạng mục, phân tích SWOT sẽ dẫn đến một danh sách các
thứ tự ưu tiên. Phép phân tích SWOT sẽ định hướng các điều kiện của một tiến trình quy hoạch
chiến lược.

Các bước thực hiện mô hình SWOT:
- Bước 1: Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT;
- Bước 2: Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ
ràng càng tốt;
- Bước 3: Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê và quan tâm đến những quan
điểm của mọi người;
- Bước 4: Biên tập lại, xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt,
quan trọng;
- Bước 5: Phân tích ý nghĩa của chúng;
- Bước 6: Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các
mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro;
- Bước 7: Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả.



Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 5
Phân tích các nhóm liên đới

- Là công cụ giúp chúng ta đưa ra cách phối hợp các bên nhằm tăng số người ủng hộ giảm số
người chống đối khi xây dựng dự án,chương trình MT, công trình MT…
- Phương pháp thực hiện:

Xác định mục tiêu dự án, chính sách và sơ đồ hệ thống
Bảng liệt kê, phân tích,đánh giá các bên liên quan
Thu thập thông tin của các bên liên quan
Lưới phân tích
Lập kế hoạch – phối hợp

2.2 Các văn bản pháp luật liên quan:

Công ƣớc Stockholm:

Công ước Stockholm (1972) quy định việc quản lý an toàn hóa chất, giảm thiểu và tiến tới tiêu
hủy hoàn toàn 12 hóa chất hoặc nhóm hóa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân huỷ (Persistent Organic Pollutants, viết tắt là POP
s
) là các hóa chất rất độc hại, tồn
tại bền vững trong môi trường và rất khó phân huỷ, có khả năng phát tán rộng và tích lũy sinh
học cao trong các mô của sinh vật, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người (gây ra các
bệnh về sinh sản, thần kinh, miễn dịch, ung thư, tổn thương gen, ), đa dạng sinh học và môi
trường sống. Công ước Stockholm quy định các hóa chất độc hại bao gồm Aldrin, Chlordane,
Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzene, Mirex, Toxaphene, DDT [1,1,1-trichloro-2,2-bis
(4-chlorophenyl) ethane], PCB (Polychlorinated Biphenyls), Dioxins (Polychlorinated dibenzo-
p-dioxins) và Furans (Polychlorinated dibenzofurans). 9 chất đầu tiên do con người tạo ra để làm
thuốc bảo vệ thực vật và chất diệt côn trùng; nhóm chất thứ mười PCB được sử dụng trong dầu
cách điện, truyền nhiệt; hai nhóm chất cuối cùng (Dioxins và Furans) là các hoá chất phát sinh
không chủ định, thường do hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hoặc xử lý chất thải sinh
ra.

Ngày 10 tháng 07 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
184/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Trong 12 nhóm chất trên

nước ta đã cấm sử dụng 9 loại thuốc bảo vệ thực vật là các chất ô nhiễm hữu cơ
khó phân hủy và hạn chế việc nhập khẩu và sử dụng PCB.

Công ƣớc Basel

Công ước Basel là quy định quốc tế về việc kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải
nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng.
Công ước này giúp mỗi quốc gia nhận thức được những thiệt hại mà các phế thải nguy hiểm và
các phế thải khác, cũng như việc vận chuyển chúng qua biên giới có thể gây ra đối với sức khoẻ
con người và môi trường.

Giúp các quốc gia đưa những biện pháp cần thiết để quản lý các phế thải độc hại và các loại phế
thải khác, bao gồm việc vận chuyển và tiêu huỷ chúng, phù hợp với việc vảo vệ sức khoẻ con
người và môi trường, bất kể nơi tiêu huỷ các phế thải đó ở đâu.

Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 6
Khi quốc gia nào vi phạm một trong các điều của công ước này thì luật pháp quốc tế tương ứng
sẽ được áp dụng.

Công ước gồm 29 điều thể hiện chi tiết trách nhiệm của các bên tham gia xuất nhập khẩu phế
thải nguy hiểm và hướng dẫn các văn bản pháp luật thực hiện chúng.

Công ƣớc Rotterdam

Công ước Rotterdam là công ước quốc tế nhằm tăng cường tính minh bạch cũng như chia sẻ
thông tin về nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường của các loại hóa chất
công nghiệp và hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV).

Mục tiêu của Công ước Rotterdam nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường thông qua

việc chia sẻ trách nhiệm và hợp tác trong thương mại quốc tế liên quan đến HCBVTV độc hại.
Hiện nay đã có 39 hóa chất và hợp chất được Công ước đưa vào danh mục phụ lục III. Khi một
hóa chất được đưa vào phụ lục này, tất cả các bên tham gia Công ước sẽ nhận được tài liệu
hướng dẫn quyết định bao gồm những thông tin về hóa chất này và quyết định áp dụng cấm hoặc
kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, Công ước còn tăng cường trao đổi thông tin nhiều mặt về hóa chất
thông qua các quy định của Công ước đối với các nước thành viên.

Luật Bảo vệ Môi trƣờng

Theo Mục 2 về quản lý chất thải nguy hại thuộc Chương VIII, luật BVMT 2005, số
52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 có một số điều quy định cụ thể như sau:
- Điều 70. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và một số hoạt động quản lý chất thải nguy hại
- Điều 71. Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
- Điều 72. Vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 73. Xử lý chất thải nguy hại
- Điều 74. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại
- Điều 75. Khu chôn lấp chất thải nguy hại
- Điều 76. Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 27/2009/QH12

Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 182a - Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009:
- Người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều
182 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 7
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm
đến năm năm.

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn

Nghị định quy định một số định hướng về quy hoạch chất thải rắn của Việt Nam, cụ thể:
- Điều 10. Trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch quản lý chất thải rắn;
- Điều 25. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn nguy hại;
- Điều 27. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại.

Thông tƣ 12/2006/TT-BTNMT

Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và
thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

Thông tư giúp hướng dẫn điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH; thủ tục lập hồ
sơ, đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề quản lý CTNH, cấp mã số quản lý
CTNH; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân
nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây
phát sinh CTNH hoặc tham gia QLCTNH trên lãnh thổ Việt Nam.

Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về Quản lý chất thải nguy hại thay

thế Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ
tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Thông tư giúp:
- Phân định, phân loại chất thải nguy
- Điều kiện hành nghề quản lý CTNH; thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp
phép hành nghề, mã số QLCTNH; vận chuyển xuyên biên giới CTNH.
- Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nội dung báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
và các yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý
CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.

Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của thủ tƣớng chính phủ về việc
ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.

Quy định trách nhiệm các bên liên quan : chủ nguồn thải, chủ thu gom vận chuyển chất thải nguy
hại, chủ lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại, quản lý nhà nước. Đồng thời cung cấp mã số các lạo
chất thải nguy hại.

Quyết định - về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại, số 23/2006/QĐ-
BTNMT, ngày 26 tháng 12 năm 2006:
Giúp nhận biết, phân loại các chất thải nguy hại, làm căn cứ cho việc quản lý chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật.

Quy chuẩn quốc gia về ngƣỡng chất thải nguy hại - QCVN 07:2009/BTNMT

Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 8
Quy chuẩn quy định ngưỡng giới hạn cho phép của các thành phần nguy hại trong chất thải nhằm
xác định và phân loại chất thải nguy hại để có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp.

Quyết định số 85/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của UBND Tp.HCM về ban hành
quy định tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn Tp.HCM

Quy định các yêu cầu về tuyến và thời gian hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại; quy định
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại
trên địa bàn thành phố.

3. GIỚI THIỆU THÔNG TƢ ĐƢỢC ĐÁNH GIÁ

3.1 Mục tiêu Thông tƣ

Thông tư hướng tới tiêu chí giảm lượng phát thải, ngăn ngừa không cho thải bừa bãi vào môi
trường, phân biệt được mối nguy hại của từng loại chất thải nguy hại, quản lý nguồn phát sinh
CTNH để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

3.2 Nội dung Thông tƣ

Thông tư 12/2006/TT - BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Ngoài ra, thông tư còn quy định nghĩa vụ,
trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH và trách nhiệm của
các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan. Thông tư gồm 5 phần chính như sau:

Phần I. Những quy định chung:

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng: các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước
ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây phát sinh chất thải nguy hại hoặc tham gia
quản lý chất thải nguy hại trên lãnh thổ Việt Nam.

Thông tư này áp dụng đối với chất thải nguy hại ở thể rắn, lỏng và bùn và không áp dụng đối với
chất thải phóng xạ; hơi, khí thải; nước thải được xử lý tại hệ thống, công trình xử lý nước thải
của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chất

thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

2. Giải thích các từ ngữ sau: Quản lý CTNH, chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý tiêu
hủy, cơ quan cấp phép QLCTNH, sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, giấy phép QLCTNH, danh
mục CTNH, mã số QLCTNH, chứng từ CTNH và địa bàn hoạt động

3. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; cấp, gia hạn, điều chỉnh
và thu hồi Giấy phép QLCTNH:

- Sở Tài nguyên và Môi trường cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ
nguồn thải trong tỉnh.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy nhiệm Cục Bảo vệ môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh và
thu hồi Giấy phép QLCTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu hủy CTNH có địa
bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 9
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ủy nhiệm cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH đối với chủ vận
chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh.

4. Cách tính thời hạn trong Thông tư này:

Thời hạn trong Thông tư này được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó
được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao
động. Nếu thời hạn trong Thông tư này quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính
theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Phần II. Điều kiện hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu hủy CTNH:

1. Điều kiện hành nghề vận chuyển CTNH:


Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH phải đáp ứng được các điều kiện:
- Có đăng ký hành nghề vận chuyển hàng hoá trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Có Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu
giữ tạm thời CTNH phải được đăng ký lưu hành, được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý
khẩn cấp sự cố khi vận hành, được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH
vào môi trường và có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
6707-2000 về “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.
- Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở,
đặc biệt là khu vực vệ sinh phương tiện, bãi tập kết phương tiện, khu vực trung chuyển, lưu
giữ tạm thời hoặc phân loại CTNH.
- Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành
hóa học, môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về
chuyên môn, kỹ thuật; có đủ đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành được tập huấn để bảo đảm
vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị.
- Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch sau: Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết
bị chuyên dụng; có kế hoạch về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, về an toàn lao
động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên và lái xe, về phòng ngừa và ứng phó sự cố,
về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở khi chấm dứt hoạt động và kế hoạch đào tạo
định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên và lái xe về vận hành an toàn các phương tiện, thiết
bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và
ứng phó sự cố.
- Có hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển CTNH với các chủ xử lý, tiêu hủy có Giấy phép
hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH.
2. Điều kiện hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH:

Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH phải đáp ứng được các điều kiện:
- Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu huỷ CTNH hoặc Bản đăng

ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, phê duyệt.
- Cơ sở xử lý, tiêu hủy CTNH phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 74 của Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 10
- Khu chôn lấp CTNH (nếu có) phải tuân thủ các quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 và các quy định, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
- Phương pháp, công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu huỷ CTNH
phải phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý, sinh học của từng loại CTNH đăng ký xử lý, tiêu
huỷ; được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành; có khả năng tự
động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn.
- Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ tạm thời, chuyên chở trong nội bộ phải
được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH vào môi trường, không làm lẫn
các loại CTNH với nhau; được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản
ứng với CTNH và phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
6707-2000 về “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.
- Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
- Có hệ thống quan trắc môi trường tự động theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
- Có ít nhất hai cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành hóa học,
môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên
môn, kỹ thuật tại cơ sở xử lý, tiêu huỷ; có đủ đội ngũ nhân viên vận hành được tập huấn để
bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị; đội trưởng đội ngũ vận hành có trình độ
từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hoá học, môi trường hoặc tương đương.
- Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình sau: Quy trình vận hành an toàn công
nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;
chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ
CTNH; kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên; kế hoạch
phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên về:
vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an

toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch xử lý ô nhiễm và
bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.

Phần III. Thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép hành nghề QLCTNH, mã số
QLCTNH:

1. Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:

- Chủ nguồn thải CTNH lập 3 bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH để nộp cho Sở Tài
nguyên và Môi trường. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên
và Môi trường phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu chủ nguồn
thải CTNH sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Trong thời hạn 12
ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, Sở Tài nguyên
và Môi trường cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải.
- Khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, mỗi chủ nguồn thải được cấp một mã số
QLCTNH. Sổ đăng ký chủ nguồn thải kèm theo bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ sẽ được Sở
Tài nguyên và Môi trường đóng dấu xác nhận và có hiệu lực cho đến khi cần điều chỉnh
hoặc khi cơ sở chấm dứt hoạt động.
- Chủ nguồn thải phải gửi Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và Sổ
đăng ký hiện có đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong các trường hợp sau: đã có Sổ đăng
ký được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành; thay đổi, bổ sung về chủng loại
hoặc tăng từ 15% trở lên so với số lượng CTNH đã đăng ký phát sinh; thay đổi địa điểm cơ
sở nhưng không thay đổi chủ nguồn thải hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi
địa điểm cơ sở.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 11

2. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ vận chuyển CTNH:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH lập 3 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề

vận chuyển CTNH để nộp lên cơ quan có thẩm quyền tương ứng. Trong thời hạn 12 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu
chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi,
bổ sung, phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.
Trong thời hạn 20 ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ
sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy phép QLCTNH cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành
nghề vận chuyển CTNH.
- Khi được cấp Giấy phép QLCTNH, mỗi chủ vận chuyển được cấp một mã số QLCTNH.
Giấy phép QLCTNH kèm theo bộ hồ sơ đăng ký hành nghề đầy đủ, hợp lệ được cơ quan có
thẩm quyền đóng dấu xác nhận và có hiệu lực là 3 năm kể từ ngày cấp; giấy phép QLCTNH
được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 05 năm.
- Chủ vận chuyển phải đăng ký điều chỉnh Giấy phép QLCTNH trong các trường hợp sau: đã
có Giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành; có nhu cầu thay đổi,
bổ sung về loại hình, trọng tải, thể tích thiết kế, số lượng của các phương tiện, thiết bị
chuyên dụng cho việc vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời; có nhu cầu thay
đổi, bổ sung về chủng loại CTNH đăng ký vận chuyển; về thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt
động vận chuyển, thay đổi chủ vận chuyển CTNH mà không thay đổi địa điểm cơ sở hoặc
thay đổi địa điểm cơ sở mà không thay đổi chủ vận chuyển.
- Chủ vận chuyển phải lập hồ sơ đăng ký Giấy phép QLCTNH mới trong các trường hợp sau:
thay đổi đồng thời chủ vận chuyển và địa điểm cơ sở; chủ vận chuyển hoạt động trên địa bàn
một tỉnh theo Giấy phép QLCTNH do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cấp có nhu cầu
thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động sang tỉnh khác.

3. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ xử lý, tiêu hủy CTNH:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH lập 3 bộ hồ sơ đăng ký hành
nghề xử lý, tiêu hủy CTNH để nộp lên cơ quan có thẩm quyền tương ứng. Trong thời hạn 12
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ
của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề sửa đổi, bổ sung hồ

sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục
sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.
- Sau khi kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký hành
nghề lập kế hoạch và đăng ký vận hành thử nghiệm theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm
quyền. Cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan liên quan và Hội đồng tư vấn (nếu
có) để giám sát và đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm. Trong trường hợp vận hành thử
nghiệm đạt các tiêu chuẩn môi trường, tuân thủ đúng báo cáo Đánh giá tác động môi trường
cho dự án xử lý, tiêu hủy CTNH, cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản trong thời
hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm. Văn bản xác nhận
này được lưu vào hồ sơ đăng ký. Trong trường hợp vận hành thử nghiệm không đạt yêu cầu
thì cần điều chỉnh, cải thiện và hoàn thiện phương án để tiến hành thử nghiệm lại. Trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm hoặc kể từ ngày
có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải cấp
Giấy phép QLCTNH cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 12
- Khi được cấp Giấy phép QLCTNH, mỗi chủ xử lý, tiêu hủy được cấp một mã số QLCTNH.
Giấy phép QLCTNH kèm theo bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được cơ quan có thẩm
quyền đóng dấu xác nhận và có hiệu lực là 3 năm kể từ ngày được cấp. Giấy phép QLCTNH
được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 5 năm.
- Chủ xử lý, tiêu hủy phải đăng ký điều chỉnh Giấy phép QLCTNH trong các trường hợp sau:
đã có Giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành; có nhu cầu thay
đổi, bổ sung về loại hình, công nghệ hoặc tăng quy mô, công suất thiết kế, số lượng của các
phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu hủy và lưu giữ tạm thời; có nhu cầu
thay đổi, bổ sung về chủng loại hoặc tăng từ 15% trở lên về số lượng CTNH đã đăng ký xử
lý, tiêu hủy; về thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động xử lý, tiêu hủy; về thay đổi chủ xử lý,
tiêu hủy CTNH mà không thay đổi địa điểm cơ sở xử lý, tiêu hủy hoặc thay đổi địa điểm cơ
sở xử lý, tiêu hủy mà không thay đổi chủ xử lý, tiêu hủy .
- Chủ xử lý, tiêu hủy phải lập hồ sơ đăng ký Giấy phép QLCTNH mới trong các trường hợp

sau: thay đổi đồng thời chủ xử lý, tiêu hủy và địa điểm cơ sở; chủ xử lý, tiêu hủy hoạt động
trên địa bàn một tỉnh theo Giấy phép QLCTNH do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cấp
có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động sang tỉnh khác.

Phần IV. Nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy
CTNH:

1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH:

- Đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được
xác nhận (nếu có).
- Áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH; chịu trách nhiệm đối
với CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an toàn thông qua việc lựa chọn chủ vận
chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy có đủ điều kiện phù hợp cũng như theo dõi, giám sát việc
chuyển giao và xử lý, tiêu hủy CTNH với sự trợ giúp của Chứng từ CTNH.
- Phân loại CTNH, không để lẫn CTNH khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; bố trí nơi
lưu giữ tạm thời CTNH an toàn; đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các bồn,
thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò
rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn bao.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây
ra, gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự
cố có thể xảy ra; sơ đồ thoát người; thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố;
phương án, địa điểm cấp cứu người; tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu
vực phụ cận; biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố và các vấn đề liên
quan khác.
- Nếu chủ nguồn thải có nhu cầu hành nghề vận chuyển và/hoặc xử lý, tiêu hủy CTNH thì
phải có đủ điều kiện hành nghề vận chuyển và/hoặc xử lý, tiêu hủy.
- Khi không có đủ khả năng tự vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH của mình thì phải ký hợp

đồng với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu hủy CTNH đã được cấp Giấy phép QLCTNH có
địa bàn hoạt động phù hợp.
- Sử dụng Chứng từ CTNH do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp để xuất cho chủ vận
chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy mỗi khi chuyển giao CTNH. Chủ nguồn thải phải thống nhất với
chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy để khai đầy đủ vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 13
hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH đã ký và các quy định trong Giấy phép
QLCTNH của chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy.
- Chỉ chuyển giao cho chủ vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH theo đúng nội dung Sổ
đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng xử lý, tiêu hủy và Chứng từ
CTNH đã khai.
- Chủ nguồn thải chịu trách nhiệm khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu hủy ở nước
ngoài.
- Định kỳ 06 tháng một lần, lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý CTNH gửi Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải
cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH:

- Chỉ được phép bắt đầu hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép
QLCTNH.
- Thực hiện các nội dung của Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ
sơ, giấy tờ tương đương
- Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH. Nếu chủ vận chuyển đồng
thời là chủ nguồn thải và/hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ đối với một số loại CTNH nhất định thì
chủ vận chuyển tự ký nhận và lưu các liên tương ứng của Chứng từ CTNH.
- Mọi hành vi vận chuyển CTNH không tuân thủ các quy định trong Giấy phép QLCTNH
hoặc không có Giấy phép QLCTNH, sai với Chứng từ CTNH hoặc không có Chứng từ

CTNH đều bị coi là hành vi vận chuyển bất hợp pháp CTNH và bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
- Chủ vận chuyển chịu trách nhiệm khi nhận vận chuyển CTNH ra nước ngoài để xử lý, tiêu
huỷ.
- Vận chuyển CTNH theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an
toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm
quyền về phân luồng giao thông.
- Định kỳ 6 tháng một lần, lập báo cáo về tình hình hoạt động QLCTNH gửi cơ quan có thẩm
quyền.
- Triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch về an
toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố
- Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy phép QLCTNH cho
cơ quan có thẩm quyền, đồng thời bảo đảm thực hiện kế hoạch về xử lý ô nhiễm và bảo vệ
môi trường khi chấm dứt hoạt động.

3. Trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu hủy CTNH:

- Chỉ được phép bắt đầu hoạt động sau khi được CQCP cấp Giấy phép QLCTNH.
- Sau khi được cấp phép, phải thông báo nội dung Giấy phép QLCTNH cho Uỷ ban nhân dân
cấp huyện và cấp xã nơi có cơ sở xử lý, tiêu hủy CTNH.
- Thực hiện đúng nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc
hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương.
- Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 14
- Mọi hành vi xử lý, tiêu hủy CTNH không tuân thủ các quy định trong Giấy phép QLCTNH
hoặc không có Giấy phép QLCTNH, sai với Chứng từ CTNH đều bị coi là bất hợp pháp và
bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Nếu chủ xử lý, tiêu hủy đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc có nhu cầu hành nghề vận
chuyển thì phải có đủ điều kiện hành nghề vận chuyển.

- Nếu chủ xử lý, tiêu hủy không có khả năng xử lý, tiêu hủy hoàn toàn CTNH thì phải có
trách nhiệm: ký hợp đồng với chủ xử lý, tiêu hủy thứ hai để thực hiện việc xử lý, tiêu hủy
phần CTNH chưa được xử lý, tiêu hủy đến mức độ không còn nguy hại; chuyển giao phần
chất thải đã được xử lý, tiêu hủy đến mức độ không còn nguy hại cho đơn vị xử lý, tiêu hủy
chất thải thông thường.
- Triển khai thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu
quả xử lý, tiêu hủy CTNH; định kỳ 6 tháng một lần, lập báo cáo về tình hình hoạt động
QLCTNH gửi cơ quan có thẩm quyền.
- Triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch về an
toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố.
- Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy phép QLCTNH cho
cơ quan có thẩm quyền; phải hoàn thành việc xử lý, tiêu hủy CTNH còn tồn đọng đồng thời
bảo đảm thực hiện kế hoạch về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.

Phần V. Tổ chức thực hiện:

1. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ môi trường:

- Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH.
- Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” để giải quyết công việc cho tổ chức, cá
nhân đăng ký hành nghề QLCTNH thuộc thẩm quyền của mình từ khâu tiếp nhận yêu cầu,
hồ sơ đến khâu trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”.
- Phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và
QLCTNH của các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH do mình cấp Giấy phép
QLCTNH.
- Hàng năm phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thống kê tổng lượng
CTNH phát sinh bởi các chủ nguồn thải đã đăng ký và đánh giá tình hình QLCTNH trên
phạm vi toàn quốc để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam để làm thủ tục xuất
khẩu CTNH theo đúng quy định của Công ước Basel.


2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ủy nhiệm:

- Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH.
- Đôn đốc các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH đã có Giấy phép được cấp trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp mới.
- Sau khi cấp, gia hạn, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép QLCTNH, phải thông báo cho Cục
Bảo vệ môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở của chủ vận chuyển hoặc
chủ xử lý, tiêu hủy CTNH.

Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 15
3. Trách nhiệm của các Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
- Đôn đốc các chủ nguồn thải CTNH đã được cấp Sổ đăng ký trước ngày Thông tư này có
hiệu lực thi hành làm thủ tục điều chỉnh.
- Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và QLCTNH của các chủ nguồn thải, chủ vận
chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH trong phạm vi địa phương mình. Phát hiện và xử lý các tổ
chức, cá nhân phát sinh CTNH hoặc tham gia hoạt động vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH
nhưng không đăng ký chủ nguồn thải hoặc không có Giấy phép QLCTNH.
- Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về QLCTNH và các quy định của Thông tư này
tại địa phương mình.
- Hàng năm tiến hành thống kê tổng lượng CTNH phát sinh bởi các chủ nguồn thải đã đăng
ký và đánh giá tình hình QLCTNH trong phạm vi địa phương mình để báo cáo Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Phối hợp xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về CTNH; triển khai đăng ký chủ
nguồn thải, kê khai Chứng từ CTNH và báo cáo QLCTNH trực tuyến tại địa phương mình.


4. Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường thực hiện chức năng thanh tra về
QLCTNH.

5. Quy định thời hạn có giá trị của các loại Giấy phép cho các hoạt động thu gom, vận
chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

6. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các
bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường
để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.

7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

3.3 Tình hình thực hiện quản lý chất thải nguy hại tại TP.HCM

Tp.HCM là địa phương tập trung số lượng nhà máy, KCN, KCX, cơ sở y tế,… nhiều nhất cả
nước. Theo số liệu thống kê năm 2011 của Sở TN&MT, thành phố hiện có khoảng 2.000 - 2.200
nhà máy lớn và 9.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Lượng chất thải rắn trên địa bàn Tp.HCM có
chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày Tp.HCM phát sinh gần 8.000 tấn chất thải rắn, trong đó có
khoảng 250 - 350 tấn CTNH từ sản xuất công nghiệp và khoảng 12 tấn CTNH y tế. Dự báo tới
năm 2015, khối lượng CTNH công nghiệp sẽ lên tới khoảng 400.000 tấn/năm.

Tính đến tháng 8/2011, trên địa bàn Tp.HCM có 49 đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển
CTNH và 13 đơn vị được Tổng cục Môi trường và Sở TN&MT cấp phép xử lý, tiêu hủy CTNH
(Sở TN&MT, 2011). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 3 đơn vị có nhà máy xử lý nằm
ngoài TP.HCM là Công ty TNHH TM&XL MT Thái Thành có nhà máy xử lý đặt tại tỉnh Bình
Dương, Công ty Sao Mai Xanh và Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam có nhà máy xử lý
đặt tại tỉnh Kiên Giang. Ngành nghề và chức năng hoạt động của các đơn vị xử lý CTNH trên
địa bàn Tp.HCM được trình bày trong Bảng 1.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 16

Bảng 1 Tổng hợp ngành nghề của các đơn vị xử lý CTNH tại TP.HCM
Stt
Tên Công ty
Chức năng hoạt động
1
Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc
Tái chế và xử lý CTNH
2
Công ty TNHH SXTMDV Môi Trường Xanh
Xử lý, tiêu hủy, tái chế CTNH
3
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM
Xử lý chất thải y tế (lò đốt)
4
Công ty TNHH TMXLMT Thành Lập
Xử lý CTNH
5
Công ty TNHH khoa học CNMT Quốc Việt
Hệ thống xử lý nước
6
Công ty TNHH xăng dầu Minh Tấn
Tái chế dầu thải
7
Công ty TNHH Toàn Thắng Lợi
Tái chế dầu thải
8
Công ty TNHH đóng tàu và thương mại Petrolimex
Tái chế dầu, nhớt thải và xử lý
CTNH
9

DNTN SXTM Tùng Nguyên
Tái chế, súc rửa thùng phuy
10
Công ty TNHH TM & SX Dương Dung
Tái chế thùng phuy
11
Công ty TNHH TM & SX Ngọc Tân Kiên
Tái chế thùng phuy
12
Xí nghiệp DV Xây lắp và TM Petrolimex SG
Xử lý, tái chế dầu thải, cặn dầu,
chất thải nhiễm dầu
Nguồn: Sở TN&MT TP.HCM, 2011.

Trong những năm qua, TP.HCM đã triển khai thực hiện công tác quản lý chất thải nguy hại trên
địa bàn thành phố kết hợp với sự hướng dẫn của Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT nhưng cho
đến nay công tác quản lý CTNH còn nhiều khó khăn vì thiếu cơ chế chính sách, thiếu công nghệ
hiện đại, Tuy nhiên, trong thời gian này TP.HCM cũng đã tích cực đề ra nhiều giải pháp tổng
thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với CTNH.

Theo Sở TN&MT, trong năm 2010 Thành phố đã hoàn thiện văn bản pháp lý bằng việc xây
dựng quy định sử dụng chứng từ điện tử, GPS, TMS trong hoạt động vận chuyển, xử lý CTNH;
xây dựng tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của các đơn vị vận chuyển, xử lý CTNH làm
cơ sở theo dõi hoạt động của các đơn vị. Đặc biệt, từ năm 2010-2011, Thành phố đã triển khai
hàng loạt giải pháp nhằm quản lý CTNH hiệu quả hơn, đó là:
- Đẩy mạnh ứng dụng công cụ công nghệ thông tin để quản lý CTNH bằng việc sử dụng rộng
rãi chứng từ điện tử, GPS, TMS;
- Tập trung kiểm tra giám sát chủ xử lý, chủ vận chuyển, chủ nguồn thải;
- Ban hành phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nguy hại, kiểm soát mức phí xử lý
CTNH theo qui định;

- Khuyến khích kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nhà máy xử lý và tái chế chất thải
công nghiệp và chất thải nguy hại nhằm tái chế, xử lý triệt để các loại CTNH phát sinh của
thành phố.

Trong đó, để quản lý CTNH đối với chủ nguồn thải, Sở đã xây dựng kênh thông tin hai chiều
giữa Sở TNMT và chủ vận chuyển, xử lý về hoạt động quản lý CTNH của chủ nguồn thải bằng
các báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất của chủ vận chuyển, xử lý gửi Sở TN&MT. Các đơn
vị vận chuyển, xử lý có trách nhiệm hỗ trợ các chủ nguồn thải về tư vấn, hướng dẫn hoạt động
quản lý CTNH, sử dụng chứng từ trong chuyển giao CTNH; cung cấp thiết bị lưu giữ CTNH, sử
dụng dấu hiệu cảnh báo.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 17

Về giải pháp để quản lý đối với các chủ vận chuyển, xử lý CTNH, Sở TN&MT cũng đã tăng
cường kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm đánh giá năng lực quản lý CTNH của các đơn vị này từ
khi được cấp phép. Đồng thời, Sở cũng đã tiến hành xem xét việc điều chỉnh và gia hạn giấy
phép đối với các chủ vận chuyển, xử lý có nhu cầu điều chỉnh và giấy phép hết hiệu lực; xem xét
thu hồi giấy phép quản lý CTNH đối với các đơn vị không đủ năng lực thực hiện

Ngoài ra, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong lĩnh vực quản lý CTNH
cũng đã được tích cực triển khai và sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, Sở đã phối hợp với các
phòng TN&MT quận, huyện hỗ trợ lập danh sách doanh nghiệp hoạt động trên 24 quận, huyện
(ngoài các KCN-KCX) đăng ký tham gia hoạt động tuyên truyền. Trong năm 2011, Thành phố
cũng đã thực hiện một số phong trào liên quan đến quản lý chất thải nguy hại điển hình như sau:

Hoạt động 1. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Thành đoàn Tp.HCM tổ chức thu gom
chất thải nguy hại tại 104 điểm trên địa bàn thành phố từ ngày 13-17/04/2011 với mục tiêu tuyên
truyền, phổ biến các kiến thức về 3T, giúp người dân hiểu rõ tác hại của chất thải nguy hại, đồng
thời khuyến khích người dân không thải bỏ các loại chất thải trên ra môi trường xung quanh. Các
chất thải nguy hại được thu gom bao gồm: pin, bình ắc quy, bóng đèn, bình đựng hóa chất.














Hình 1 “Đổi chất thải nguy hại lấy quà” trong Ngày hội tái chế TP.HCM năm 2010

Hoạt động 2. Thực hiện Chương trình “Đổi chất thải điện tử lấy quà”. Chương trình nằm trong
khuôn khổ đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp hoạt động thu gom,
vận chuyển, tái chế & tiêu hủy đồ dùng điện - điện tử thải tại TP.HCM” do Viện Kỹ thuật Nhiệt
đới và Bảo vệ Môi trường chủ trì, phối hợp với Quỹ Tái chế chất thải Tp.HCM trong 3
tháng (từ 21/10/2011 đến 21/01/2012) tại UBND Phường 10, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM (68
Trương Quốc Dung, P.10, Q.Phú Nhuận) với sự hỗ trợ của liên hiệp Hợp tác xã Thương mại
Tp.HCM Coopmart. Chương tình được thực hiện nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người
dân về tác hại của chất thải điện - điện tử; xây dựng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải điện - điện tử an toàn; đồng thời tích lũy kinh nghiệm để thực hiện Quyết định của Thủ
tướng về Quy định về thu hồi, xử lý một số sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.

Mặc dù, Thành phố đã ra sức thực hiện nhiều giải pháp tổng thể đem lại một số hiệu quả nhất
định trong quản lý đối với CTNH, tuy vậy hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại vẫn còn
nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể:





Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 18
Vấn đề các văn bản pháp luật liên quan đến chất thải nguy hại còn nhiều điểm chƣa rõ
ràng và chƣa đầy đủ:

- Việc quy định tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên không quy định rõ khối
lượng, tổng thời gian hoạt động có phát sinh chất thải nguy hại bao nhiêu phải đăng ký.
Điều này dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh chất
thải nguy hại với số lượng ít, thời gian hoạt động ngắn vẫn phải thực hiện đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình thực
hiện.
- Việc chưa quy định cụ thể số lượng, chất lượng của các phương tiện vận chuyển chất thải
nguy hại phải đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường dẫn đến nhiều loại
phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại hiện nay chưa đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật,…
- Danh mục CTNH và ngưỡng CTNH chưa thật đầy đủ. Vấn đề này dẫn đến một số chất thải
dễ được đưa ra ngoài danh mục cần xử lý nghiêm ngặt. Những CTNH vốn nằm trong danh
mục CTNH được công khai mua bán dưới hình thức phế liệu, cũng có những loại từ nguồn
gốc là CTNH được "phù phép" thành chất thải không nguy hại.

Các đối tƣợng vi phạm có nhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp:

Các doanh nghiệp ngày nay cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật. Nhiều đơn vị tìm cách qua mặt
cơ quan chức năng để xả thải trái phép CTNH ra môi trường với nhiều chiêu thức tinh vi khác
nhau.


Vấn đề chất thải nguy hại tập trung nhiều tại khu dân cƣ:

Đầu năm 2009, tình trạng CTNH không có chỗ xử lý bị đổ tràn khắp khu vực ngoại thành đã
khiến không ít khu dân cư bức xúc. Nguyên nhân hiện nay, Tp.HCM đã có bãi chôn lấp chất thải
rắn sinh hoạt nhưng chưa có bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH còn nhiều hạn chế:

Hiện nay, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại vẫn chủ yếu do chủ nguồn thải
chủ động liên hệ các đơn vị dịch vụ. Các cơ sở vận chuyển, xử lý CTNH chưa được quản lý chặt
chẽ. Một số cơ sở sản xuất chưa có nhân viên chuyên môn quản lý môi trường và CTNH.

Doanh nghiệp giao cho đơn vị xử lý với giá rất rẻ:

Chính vì chấp nhận giá thành cực thấp trong xử lý CTNH dẫn tới việc các đơn vị xử lý đã tiếp
nhận CTNH và đem tới đổ hoặc chôn lấp trái phép tại những khu đất trống. Gần đây còn phát
hiện cơ sở dùng xe ép rác để đổ vào các bô rác, trạm trung chuyển rác để rồi từ đây Nhà nước lại
phải bỏ tiền xử lý số chất thải này.

Công suất xử lý CTNH và năng lực xử lý còn hạn chế:

Nguyên nhân do đơn vị xử lý đều có mặt bằng hẹp, lò đốt công suất thấp. TP.HCM chỉ có một lò
đốt CTNH với công suất 21 tấn/ngày của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị, còn các lò
đốt khác chỉ có công suất một vài tấn/ngày không đủ đáp ứng hết khối lượng CTNH phát sinh.
Theo kiểm tra của Sở TN-MT, một số đơn vị có lò đốt không đạt các tiêu chuẩn. Việc tiến hành
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 19
công nghệ hóa rắn hay chôn lấp CTNH còn khó khăn do chưa có khu xử lý tập trung. Do vậy,
tính đến nay CTNH được đưa vào xử lý chỉ đạt khoảng 150 tấn/ngày.


Các doanh nghiệp có chức xử lý chất thải nguy hại hiện nay đều quá tải:

TP.HCM đang rơi vào tình thế bế tắc trong xử lý chất thải nguy hại khi lượng chất thải nguy hại
thải ra môi trường ngày một tăng. Thành phố có 13 doanh nghiệp chuyên xử lý chất thải nguy
hại, các doanh nghiệp đều đang rơi vào tình trạng quá tải, chất thải nguy hại chất chồng, không
thể xử lý hết.

Đơn vị xử lý CTNH còn thiếu:

Trước tình thế bế tắc đầu ra cho lượng chất thải nguy hại quá lớn, doanh nghiệp xử lý đã tăng giá
xử lý gấp 20 lần so với trước. Hiện giá xử lý một tấn bùn thải nguy hại đã tăng lên 9 triệu
đồng/tấn, bóng đèn cũ cũng tăng lên 45 triệu đồng/tấn. Do thiếu đơn vị xử lý làm cho tình trạng
giá xử lý ngày một tăng, dẫn tới hành vi sai phạm trong việc thu gom, xử lý CTNH. Hiện nay,
giá xử lý CTNH khoảng 30 triệu đồng/tấn trong khi năm 2007 chỉ vào khoảng 6 triệu đồng/tấn.
Hơn nữa các doanh nghiệp xử lý CTNH chỉ ưu tiên chọn những doanh nghiệp có CTNH có thể
tái chế được để tăng lợi nhuận, còn những doanh nghiệp có CTNH phải đốt ở nhiệt độ cao
thường bị từ chối. Từ khó khăn này đã dẫn đến phát sinh việc nhiều doanh nghiệp bắt tay với các
doanh nghiệp có chức năng xử lý để ký hợp đồng khống. Giá xử lý cao, nên nhiều doanh nghiệp
sản xuất có thải chất thải nguy hại không mang đi xử lý, một số đem đi đổ bậy hoặc trộn lẫn với
chất thải sinh hoạt.

Chất thải nguy hại tại TP.HCM vẫn chƣa đƣợc kiểm soát:

Thực tế, trung bình mỗi ngày trên địa bàn TP.HCM thải ra khoảng 700 tấn chất thải nguy hại
(tăng hơn gấp đôi so với con số đăng ký chủ nguồn thải của các doanh nghiệp sản xuất) nhưng
chỉ 30 tấn trong số đó được thu gom, xử lý. Nhiều loại chất thải với mức độ nguy hại khác nhau
nhưng đều xử lý bằng cách mang đi đốt, kể cả thùng phuy đựng hóa chất. Thành phố chưa có
biện pháp an toàn và lâu dài xử lý tro thải từ quá trình đốt chất thải công nghiệp và nguy hại,
cũng chưa có các biện pháp xử lý khi các đơn vị xử lý chất thải có sự cố.


Việc đầu tƣ xử lý chất thải nguy hại tại TP.HCM diễn ra chậm:

Từ giữa năm 2009, số lượng doanh nghiệp tìm đến các đơn vị xử lý chất thải nguy hại tăng gấp
đôi so với trước đây và tiếp tục tăng trong năm 2010, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý
chất thải hiện còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử
lý chất thải đang lâm vào tình trạng thiếu 3 điều kiện đất, vốn và đơn vị hậu cần để triển khai các
dự án đầu tư nâng cao năng lực xử lý.

Thành phố quy hoạch một khu xử lý chất thải tập trung hơn 200ha tại Tây Bắc Củ Chi, trong đó
có khu xử lý chất thải nguy hại. Quy hoạch đã được triển khai từ năm 2009 nhưng đến năm 2011
khu xử lý chất thải tập trung này vẫn chưa hình thành, nguyên dân là do vướng giải phóng mặt
bằng.

Theo tính toán của các nhà khoa học, ứng với tốc độ phát sinh chất thải là 12%/năm, vào năm
2015 Tp.HCM sẽ phát sinh mỗi ngày khoảng 616 tấn chất thải nguy hại và tăng lên 1.085 tấn vào
năm 2020 (Sở TN&MT, 2011). Trong khi đó, hiện nay ngay cả một bãi chôn lấp an toàn thành
phố vẫn chưa có, dù theo quy hoạch, khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi có quỹ đất
dành cho vấn đề này.

Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 20
Chất thải nguy hại thực tế chỉ đƣợc giao trên giấy:

Qua thu thập các kết luận thanh tra của Tổng cục Môi trường đầu năm 2009, các doanh nghiệp
nằm ở các KCN trên địa bàn TP.HCM vi phạm Luật Môi trường, nhiều đơn vị có ký hợp đồng
chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý nhưng khi kiểm tra lại
không có chứng từ thu gom CTNH định kỳ vì thực tế các đơn vị chỉ ký hợp đồng khống. Một số
công ty vi phạm là: Công ty TNHH Dũ Phát (KCN Lê Minh Xuân), Công ty Cổ phần Đầu tư
thương mại thủy sản Incomfish (KCN Vĩnh Lộc), Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 (KCN Cát
Lái), Công ty TNHH Đầu tư-Xây dựng-Kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Tân Thới Hiệp, Công ty

Cổ phần Công nghiệp và Thương mại Lidovit (KCN Bình Chiểu)

Việc đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH còn nhiều bất cập:

- Số cơ sở đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại quá ít so với lượng chất thải nguy hại
thực tế. Năm 2009, số cơ sở sản xuất đã đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong
khu công nghiệp và khu chế xuất là 330/902 (37%), ngoài khu công nghiệp chỉ có 272 cơ sở.
Tại TPHCM, đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp vận chuyển CTNH rồi sử dụng giấy
phép hết hạn, sử dụng bản sao hợp đồng ký với đơn vị xử lý nhưng đã hết giá trị hay vô hiệu.
Và tiếp tục dùng các giấy tờ này để qua mặt các cơ sở DN là chủ nguồn thải nguy hại trong
việc ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH.
- Nhiều đơn vị có phát sinh chất thải nguy hại nhưng không đăng ký với Sở TN&MT Tp.HCM.
Trong năm 2011, UBND Thành phố đã xử phạt 2 trường hợp vi phạm do không đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định. Đó là Công ty TNHH Vận tải tốc hành Kumho –
Samco (quận Bình Thạnh) và Công ty TNHH Chang Yang Việt Nam (quận Bình Tân). Hiện
tại, toàn thành phố có 103 bệnh viện, 24 trung tâm y tế (quận, huyện), 317 trạm y tế phường
xã và gần 10.000 phòng mạch tư. Mỗi ngày, các cơ sở này thải ra 11,54 tấn chất thải y tế (Sở
TN&MT, 8/2011) được liệt kê vào danh mục CTNH. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 2 đơn vị
(Bệnh viện Chợ Rẫy và Trung tâm Y khoa Phước An 2) có đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại.

Vấn đề quản lý CTNH tại KCN và KCX:

- Trạm tập trung CTR trong đó có CTNH không được xây dựng, KCN không thể thống kê
quản lý về số lượng và tình hình phát sinh CTNH trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tự
hợp đồng thu gom, lưu trữ, xử lý CTNH, nên khó quản lý
- Ban quản lý KCN không quản lý về tình hình môi trường, CTR của KCN, sổ đăng ký Chủ
nguồn thải, quản lý chồng chéo nên khó cho doanh nghiệp.

4. ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH


4.1 Đánh giá chính sách dựa trên các tiêu chí đã chọn

Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá việc áp dụng Thông tư 12/2006/TT-BTNMT tại Tp HCM
và điểm số các tiêu chí được trình bày trong Bảng 2.

Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 21
Bảng 2 Các tiêu chí đánh giá chính sách được lựa chọn
Stt
Các tiêu chí
Đánh giá
theo trọng số
Ghi chú thuyết minh về kết quả đánh giá
1
Tính thích hợp
2
Phù hợp với xu hướng và định hướng phát triển KT-
XH đồng hành cùng công tác BVMT.
2
Tính tác động
2
Tác động chủ yếu tới các doanh nghiệp nằm trong
KCN, cụm CN, các doanh nghiệp thu gom, vận
chuyển, xử lý.
3
Tính hiệu quả
2
Giúp giảm thiểu lượng CTNH phát sinh, công tác QL
CTNH được đẩy mạnh.

4
Tính kinh tế
2
Tiết kiệm chi phí do việc hạn chế phát thải, tái chế &
tái sử dụng CTNH.
5
Tính linh hoạt
1
Còn nguyên tắc không linh hoạt, rập khuôn, chưa áp
dụng tới tất cả các đối tượng phát sinh CTNH.
6
Khả năng dự
báo
0
Không có khả năng dự báo.
7
Hiệu suất
2
Đẩy mạnh công tác QL CTNH lên khoảng 60% so với
các năm trước.
8
Tính hợp pháp
3
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT do Bộ TN&MT ban
hành ngày 26/12/2006.
9
Tính công bằng
2
Chưa thể hiện rõ ràng và chi tiết
10

Tính minh bạch
3
Được công bố trên cả nước về nội dung cũng như cách
thực hiện thông qua truyền thông
11
Tính đổi mới
1
Thủ tục hành chính còn nhiều, rườm rà
12
Tính hiệu lực
3
Có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công
báo ->hiệu lực cao vì là văn bản nhà nước.
13
Tính phổ biến
3
Áp dụng trong toàn thành phố.
14
Tính khả thi
2
Áp dụng tốt cho các DN nằm trong KCN, cụm CN;
Tuy nhiên các DN nằm lẫn trong khu dân cư còn ít
quan tâm, trốn tránh trong công tác QL CTNH.
15
Tính kinh tế
2
Tiết kiệm chi phí do việc hạn chế phát thải, tái chế &
tái sử dụng CTNH.
16
Tính thực tiễn

2
Có tính thực tiễn vì nó là một phần trong chính sách
QL CTNH.
Ghi chú:
3: có ảnh hưởng hay tác động mạnh
2: có ảnh hưởng hay tác động trung bình
1: có ảnh hưởng hay tác động ít
0: không có ảnh hưởng hay tác động

Trong bảng trên lựa chọn 4 tiêu chí để phân tích chính như sau:

Tiêu chí 1: Tính thích hợp

Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ra đời nhằm:
- Bổ sung, hoàn thiện hơn trong công tác quản lý CTNH;
- Phù hợp, tương thích với các chính sách môi trường liên quan về CTNH mà Việt Nam là
thành viên và những chính sách môi trường chính phủ đưa ra;
- Phù hợp với mục tiêu chiến lược môi trường quốc gia phát triển bền vững

×