Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Càng cao tuổi càng thận trọng với thuốc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.3 KB, 6 trang )




Càng cao tuổi càng thận
trọng với thuốc

Theo thống kê của ngành y, không dưới 1/4 số người từ
tuổi 65 trở lên phải dùng mỗi ngày tối thiểu 5 thứ thuốc
đặc hiệu.
Đáng nói là theo kết quả khảo sát đáng tin cậy, 1/5 trong số
đó thậm chí đang dùng vài thứ thuốc không cần thiết, nghĩa
là không hiệu quả gì trừ… phản ứng phụ!

Đó là chưa kể đến thuốc không cần toa dù vẫn là thuốc, rồi
thực phẩm chức năng với đủ cách quảng cáo êm tai, đường
mật. Hậu quả khó tránh chính là phản ứng tương tác khi
nhiều loại thuốc gặp nhau trong cơ thể vừa già yếu vừa nhạy
cảm của người già.

Theo báo cáo của hãng bảo hiểm y tế AOK (CHLB Đức), chỉ
20% người cao tuổi đang dùng thuốc có hiểu biết ít nhiều về
phản ứng tương tác bất lợi của thuốc, 50% thậm chí mang
định kiến càng nhiều thuốc càng tốt. Số người hiểu “thuốc là
dao hai lưỡi bén ngọt” chắc chắn thấp hơn rất nhiều ở nước
ta, khi mà ngay cả nhiều người còn trẻ hoặc có kiến thức cao
cũng ít quan tâm đến chuyện uống thuốc sao cho đúng, trong
lúc thầy thuốc thì quá ít thời gian để giải thích vì bệnh viện
quá tải, nhà thuốc thì chỉ muốn làm công việc bán thuốc, bất
kể thuốc gì!



Ảnh minh họa

Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó, bởi người ta đã khảo sát được
rằng 87% người cao tuổi dùng thuốc lâu dài, ít nhất cả năm,
theo kiểu cứ thế mà dùng theo toa có sẵn. Đấy là “miếng mồi
ngon” của tình trạng ngộ độc thuốc, nhất là khi tối thiểu 3/4
thuốc của họ là hóa chất tổng hợp nên bao giờ cũng đi kèm
với độc tính do tích lũy. Tình trạng này chắc chắn sẽ ngày
càng nghiêm trọng do nhiều người ít chịu kiểm tra sức khỏe
khi còn trẻ.

Đã vậy, chức năng giải độc của lá gan, trái thận, khung ruột ở
người cao tuổi không thể nào vẹn toàn như lúc xuân xanh.
Nói cách khác, cho dù uống ít thuốc thì phản ứng phụ của
thuốc vẫn dễ tác oai tác quái ở người già, nói gì đến chuyện
mỗi ngày tiêu thụ cả chục thứ thuốc!

Còn nữa, 25% người cao tuổi dễ quên uống vài loại thuốc,
10% có thói quen tự bỏ vài loại thuốc nào đó khi cảm thấy
khỏe khoắn, 40% tự ý tăng thuốc vào những ngày mệt mỏi.
Kẹt chính là ở chỗ bệnh nhân thường bỏ loại thuốc cần thiết
nhưng mạnh miệng với thuốc nhiều phản ứng phụ. Không lạ
gì nếu chi phí để điều trị bệnh do phản ứng phụ của thuốc ở
người cao tuổi cao gấp 3 lần kinh phí dùng để mua thuốc!

Chính vì thế, việc dùng thuốc ở người cao tuổi phải được
thân nhân thường xuyên kiểm soát. Việc tái khám là rất cần
thiết để thầy thuốc qua đó điều chỉnh toa thuốc cũng như
kiểm soát tình trạng ngộ độc thuốc, nếu may mắn tìm được
thầy thuốc khám bệnh không theo kiểu sao y toa cũ mà biện

chứng luận trị, đối chứng lập phương.

Thuốc nào dùng sai cũng có thể thành thuốc độc. Đọc kỹ,
nghe thật kỹ hướng dẫn khi dùng thuốc là lời khuyên không
sai. Với người cao tuổi, thậm chí còn phải cẩn trọng gấp đôi,
gấp ba.

×