Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tình hình bệnh chết nhanh cây hồ tiêu ở Việt Nam và nguyên nhân gây bệnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.39 KB, 2 trang )

trao đổi thông tin và kinh nghiệm BVTV - Số 4/2008
Tình hình bệnh chết nhanh cây hồ tiêu ở Việt Nam
và nguyên nhân gây bệnh

Hồ tiêu là một cây trồng xuất khẩu có giá trị
cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu bị
thiệt hại đáng kể do bệnh chết nhanh. Mặc dầu
bệnh đã được báo cáo từ năm 1952, nguyên nhân
gây bệnh chưa từng được kết luận. Vì vậy, mục
đích của nghiên cứu này là xác định các tác nhân
gây bệnh liên quan đến bệnh chết nhanh cây hồ
tiêu. Một cuộc điều tra khảo cứu và thu thập mẫu
bệnh trên pham vi quốc gia được tiến hành ở 4
tỉnh trồng tiêu trọng điểm: Bình Phước, Đồng
Nai, Bà Rịa và Vũng Tàu và Quảng Trị. Các thể
phân lập Phytophthora thu được từ rễ, thân và lá
cũng như mẫu đất từ cây bị bệnh được nhận diện
về hình thái và xác định bằng kỹ thuật sinh học
phân tử ITS-RFLP. Phytophthora capsici được
xác định là nguyên nhân gây bệnh chết nhanh cây
hồ tiêu ở Việt Nam căn cứ vào triệu chứng bệnh,
đặc điểm hình thái, lây nhiễm bệnh nhân tạo theo
qui tắc koch và phân tích ITS-RFLP.

Nguyễn Vĩnh Trường



Hội nghị tập huấn chuyên đề
ứng dụng bẫy đèn trong công tác dự tính,
dự báo dịch hại lúa



Nguyễn Thị Phương Vinh
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận

Vừa qua, vào ngày 22/7/2008 tại Thành phố
Phan Thiết, Cục Bảo vệ thực vật và Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận
đã phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề
ứng dụng bẫy đèn trong công tác dự tính, dự báo
dịch hại lúa. Đến dự có hơn 70 đại biểu là Lãnh
đạo Hội làm vườn Việt Nam, Trung tâm Bảo vệ
thực vật Phía Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Lãnh đạo và các cán bộ của Chi cục
Bảo vệ thực vật các tỉnh Phía Nam từ Ninh
Thuận trở vào.
Các nội dung chính của Hội nghị là: Rầy nâu,
bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cùng những biện
pháp quản lý; Kết quả đánh giá mô hình quản lý
Rầy nâu (do FAO) tài trợ); Kinh nghiệm triển
khai phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn
xoắn lá ở Cai Lậy, Tiền Giang.
Các đại biểu đã trao đổi và thảo luận, chia sẻ
kinh nghiệm trong công tác bố trí lắp đặt, theo
dõi, duy trì và quản lý bẫy đèn một cách có hiệu
quả. Theo đó, cần thiết lập hệ thống bẫy đèn ở
từng tiểu vùng để dự báo chính xác sự xuất hiện
của rầy nâu, hạn chế rủi ro thấp nhất cho bà con;
1-5 ngày ngay sau đỉnh điểm rầy vào đèn là
khoảng thời gian tốt nhất để khuyến cáo bà con
nông dân gieo sạ đồng loạt để né rầy; trong

trường hợp có nhiều đỉnh điểm rầy nâu vào đèn,
cần chọn đỉnh điểm đầu tiên để khuyến cáo bà
con gieo sạ đồng loạt chứ không nên chờ đến
đỉnh điểm cuối cùng mới khuyến cáo. Ngoài ra,
cũng cần quan tâm đến những thông tin khác như
điều kiện khí hậu của từng địa phương, hướng
gió, và đặc biệt cần thiết phải sử dụng các biện
pháp canh tác phù hợp để quản lý dịch hại.
Các đại biểu cũng đã trao đổi thẳng thắn và
nhấn mạnh bẫy đèn là dụng cụ tối thiểu của cán
bộ bảo vệ thực vật, cần phải được khôi phục, duy
trì, trong điều kiện hạn hẹn về kinh phí, thì trách
nhiệm và tình yêu nghề của các cán bộ bảo vệ
thực vật được đặt lên hàng đầu trong việc theo
dõi bẫy đèn và xử lý số liệu, phục vụ tốt cho công
tác chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và
trao đổi thông tin và kinh nghiệm BVTV - Số 4/2008
lùn xoắn lá trên lúa, đảm bảo hiệu quả sản xuất của bà con nông dân.



×