Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VẬN RỦI LÀ THỬ THÁCH CẦN VƯỢT QUA doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144 KB, 5 trang )





VẬN RỦI LÀ THỬ THÁCH CẦN
VƯỢT QUA



Những rủi ro bất ngờ tương tự như đang đi đường bị nhánh cây
mục rơi trúng, mới thật sự là vận rủi. Thế nhưng trong cuộc sống nhiều
người xem những bất lợi ngoại cảnh mà mình gặp phải là vận rủi. Thật ra
trong những trường hợp này ít nhiều đều có phần trách nhiệm của bản
thân từ những lựa chọn trước đó của mình. Cách nghĩ về vận may và vận
rủi từ ngoại cảnh sẽ đưa cuộc đời đến những bến bờ khác nhau. Khó
khăn, trở ngại, sai lầm và cả thất bại là điều khó tránh khỏi, nhưng nếu
xem những điều đó là vận rủi do số phận an bài, thì con người sẽ đánh
mất ý chí và sức mạnh để vượt qua. Khi đó con người chỉ còn cách chấp
nhận “số phận” và cam chịu. Than vãn về số phận đen đủi chỉ làm cho
vận rủi thêm trầm trọng, vì điếu đó sẽ làm tiêu tan nghị lực, nguồn cảm
hứng và trí sáng tạo. Nhà tư tưởng Pháp Michel Montaigne cho rằng : “
Những biến cố trong cuộc sống dù may hay rủi, đều tùy thuộc rất nhiều
vào sự nhận thức của chúng ta về chúng như thế nào”. Trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay rất nhiều công ty bị thua lỗ do
việc kinh doanh sa sút và phần đông phản ứng theo hướng cắt giảm nhân
sự, thu hẹp quy mô sản xuất, nhưng cũng có không ít công ty đã tìm ra cơ
hội cho mình để mở rộng công ty, bứt phá đi lên bằng cách đẩy mạnh tiếp
thị ra các thị trường mới
Người có thái độ sống tích cực chỉ xem khó khăn, trở ngại như là
phép thử đối với ý chí và năng lực mà cuộc đời dùng để thử thách mình
trước khi ban tặng món quà quý giá - sự thành công. Khó khăn, thử thách


thúc đẩy họ thay đổi cách nghĩ, cách làm với một tầm nhìn mới và bài
học mà họ rút ra được sẽ giúp khai mở ra một cánh cửa mới, cơ hội mới
cho cuộc đời. Niềm tin và lòng tự trọng cũng lớn dần qua mỗi lần chiến
thắng khó khăn. Ngược lại người có thái độ sống tiêu cực xem khó khăn,
trở ngại gặp phải trên đường đời là vận rủi, nên phản ứng tiêu cực, buông
xuôi, vì vậy khó khăn lại dồn thêm khó khăn dẫn đến tình trạng “họa vô
đơn chí”.


Nguyễn Minh Phú, sinh năm 1993, ở xóm 9, xã Thọ Thành,
huyện Yên Thành, Nghệ An, là học sinh lớp 12A1 Trường THPT Trần
Đình Phong. Phú được mệnh danh là Nguyễn Ngọc Ký thứ hai của Việt
Nam, khi em sinh ra không có hai tay do ảnh hưởng chất độc da cam.
Phú lớn lên từ trong khổ luyện nhờ người bố, mẹ và anh chị để trở thành
một học sinh viết bằng chân thành thạo Với Phú, phải học và học thật
giỏi để chứng minh rằng những người có số phận không may cũng có
thể làm nên kỳ tích. Con đường gian nan đến với tri thức của Phú như
một câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Phú
đạt 38 điểm, còn chặng đường sắp tới ở giảng đường đại học Phú cũng
đang đắn đo chọn trường (Phú được đặc cách không phải thi đại học theo
quy chế của Bộ GD-ĐT đối với thí sinh tàn tật). - Hội đồng tuyển sinh
Trường ĐH Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TPHCM và Trường
ĐH Hồng Bàng đã quyết định xét duyệt, tuyển thẳng thí sinh “viết bài thi
bằng chân” Nguyễn Minh Phú. (theo Dân Trí)
Con đường dẫn đến thành công là con đường dốc vừa gập ghềnh
vừa hẹp dần, trong khi con đường an phận vừa phẳng lặng vừa rộng mở
mời gọi, nhưng đó là hai con đường ngược chiều nhau, dẫn đến những
kết quả trái ngược nhau. Vì vậy, bất cứ khi nào đối diện với khó khăn,
sai lầm hay thất bại, đừng bao giờ xem đó là vận rủi do số phận để rồi
buông xuôi, cam chịu và tự vùi dập cuộc đời mình. Cùng một hoàn cảnh,

nhưng may hay rủi còn tùy thuộc vào cách lựa chọn thái độ sống của
mỗi người. Hãy luôn nhớ rằng cơ hội ẩn chứa đằng sau thử thách.

×