Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu về các công nghệ xử lý bụi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.08 KB, 6 trang )




Tìm hiểu về các công
nghệ xử lý bụi
Trong bài viết này chung tôi sẽ đem tới những thông tin tổng quan về các
công nghệ xử lý bụi hiện nay như thiết bị thu hồi bụi khô, thiết bị lọc bụi,
thiết bị lọc bụi bằng phương pháp ướt, thiết bị lọc bụi tĩnh điện,… Ưu và
nhược điểm của mỗi thiết bị đều được đưa ra để quý khách tiện so sánh, đối
chiếu.


Bài viết này chỉ ở dạng sơ lược, nếu quý khách quan tâm, xin liên hệ trực
tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Sau đây mời quý vị đi vào chi tiết.
Trước khi đi vào tìm hiểu các thiết bị, chúng ta cùng lướt qua về các đặc tính
của bụi. Hạt bụi có tính dính bám, tính hút ẩm , hay tính háo nước, tính cháy
nổm tính mài mòn, phóng xạ. Nó có các loại hình dáng như dạng khối, dạng
sợi , dạng mỏng dẹt, vảy.
SƠ LƯỢC CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
1/ Thiết bị thu hồi bụi khô
 Cơ chế: Dựa trên các cơ chế trọng lực, quán tính và ly tâm.
 Ưu điểm: Chế tạo vận hành đơn giản, áp dụng phổ biến trong công
nghiệp( nhất là cyclon)
 Nhược điểm: Hiệu quả thu bụi không phải lúc nào cũng đạt yêu cầu áp
dụng cho xử lý sơ bộ.
2/ Thiết bị lọc bụi:
 Cơ chế thu bụi: Va đập và tiếp xúc, lực hút tĩnh điện, trọng lực , lực ly
tâm, lực nhiệt, khuếch tán.
 Thiết bị: Thiết bị lọc túi vải phân làm 3 loại:
- Thiết bị lọc túi vải theo cơ cấu rung lắc cơ học.
- Cơ cấu rung lắc rũ bụi bằng khí thổi ngược.


- Cơ cấu rũ bụi bầng khí nén.
 Ưu điểm:
- Hiệu quả thu bụi cao kể cả hạt có kích thước nhỏ
- Có thể ứng dụng nhiều loại bụi
- Gồm nhiều đơn nguyên và có thể lắp đặt tại nhà máy.
- Tổn thất áp suất thấp.
 Nhược điểm:

- Cần diện tích mặt bằng lớn
- Vải lọc dễ bị hư hại nếu nhiệt độ cao và ăn mòn hóa học.
- Không thể vận hành trong môi trường ẩm
- Dễ bắt lửa hay cháy nổ
3/ Thiết bị lọc bụi bằng phương pháp ướt:
 Cơ chế:
+ Dòng khí mang bụi tiếp xúc với chất lỏng, bụi được giữ lại và thải ra ngoài
dưới dang cặn.
+ Bụi tách ra khỏi khí nhờ va chạm giọt nước
+ Bụi bị hút bởi màng nước và tách ra khỏi dòng khí
+ Dòng khí bụi sục vào nước và bị chia ra thành các bọt khí, bụi dính ướt và
loại rs khỏi khí.
4/Thiết bị:
Thùng rửa khí rỗng
Thiết bị rửa khí đệm
Thiết bị rửa khí kiểu đĩa quay
Thiết bị sủi bọt
Thiết bị rửa khí va đập quán tính
Thiết bị rửa khí rửa khí ly tâm
Thiết bị rửa khí vận tốc cao (veturi)
 Ưu điểm:
+ Dễ chế tạo, giá thành thấp, hiệu quả cao.

+ Lọc bụi < 0,1 μm (venturi)
+ Có thể làm việc với khí nhiệt độ và độ ẩm cao
+ Lọc được khí độc
+ Làm lạnh hay làm ấm khí thải
 Nhược điểm:
+ Phải xử lý cặn bùn
+ Khí thoát ra mang theo hơi nước dẫn đến hen rỉ đường ống.
+ Khí thải chứ chất ăn mòn, phải bảo vệ thiết bị ( sơn chống rỉ, vật liệu
không han rỉ).
5/ Thiết bị lọc bụi tĩnh điện:
 Cơ chế:
Hạt bụi d ≥ 0,5 μm : quá trình điện xảy ra dưới tác động va đập quán tính
của ion vào hạt bụi chủ yếu
Hạt bụi d ≤ 0,5 μm: chủ yếu do khuếch tán
Hạt bụi d= 0,2- 0,5 μm Cả va đập và khuếch tán đều xảy ra và tôc độ tích
điện nhan nhất là các hạt có d ~ 0,3 μm.
 Phân loại:
Thiết bị lọc bụi kiểu tấm bảng
Thiết bị lọc bụi kiểu ống
Thiết bị lọc bụi bằng điện kiểu ướt.
 Ưu điểm:
+ Hiệu quả thu hồi bụi cao với những kích thước cực nhỏ ( 0,01 μm) và nếu
vận hành có thể 99.5%)
+ Chi phí vận hành thấp
+ Tổn thất áp suất tương đối thấp
+ Có thể xử lý lưu lượng lớn
+ Lưu lượng dòng vào thay đổi được
+ Nồng độ bụi dao động 1.0 250.000 mg/m3
+ Nhiệt độ khí thải cao 6500C
 Nhược điểm

+ Chất ô nhiễm ở thể khí và hơi không thể thu hồi và xử lý
+ Chi phái bão dưỡng cao.
+ Vận hành phức tạp.

×