Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

13 Cách Để Tìm Kiếm Khách Hàng Mới. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.57 KB, 6 trang )
























13 Cách Để Tìm Kiếm Khách Hàng Mới









13 Cách Để Tìm Kiếm Khách Hàng Mới

Điều gì là khó nhất khi bắt đầu kinh doanh? Đối với rất nhiều chủ doanh nghiệp,
câu trả lời là làm sao tìm kiếm đối tác hay khách hàng. Điều này càng đặc biệt
quan trọng trong trường hợp ngân sách marketing của bạn có hạn. Nếu bạn đang
gặp phải vấn đề về tìm kiếm khách hàng, hãy tham khảo một vài chiến lược.
Các chủ doanh nghiệp trẻ đều nhanh chóng nhận thấy rằng, việc quan trọng nhất và
khó khăn nhất khi khởi nghiệp kinh doanh đó là tìm kiếm khách hàng.
Bạn có những sản phẩm hoặc dịch vụ thật tốt, bạn chắc chắn rất nhiều người sẽ cần
sản phẩm của bạn, tuy nhiên như vậy chưa đủ. Khách hàng sẽ không tìm thấy bạn
hoặc website của bạn chỉ vì bạn đã bắt đầu bán một sản phẩm hay một dịch vụ.
Điều cần làm là, tất cả các chủ doanh nghiệp phải thực hiện những chiến lược để
tìm kiếm khách hàng và tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới. Vậy làm thế nào để làm
điều đó? Dưới đây là 13 cách để bạn bắt đầu:

1. Lập một kế hoạch:
Hãy cân nhắc những ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Nếu sản phẩm của bạn để bán
cho dân văn phòng, hãy nghĩ xem các phòng ban nào nhiều khả năng sẽ mua sản
phẩm của bạn nhất, và những ai trong số đó có thể sẵn sàng quyết định mua sản
phẩm (hãy gọi điện thoại cho khách hàng của bạn trong trường hợp bạn không
biết). Sau đó, hãy tìm hiểu xem những người đó tìm đến sản phẩm hay dịch vụ của
bạn như thế nào, bằng cách nào… Tìm hiểu xem khách hàng của bạn muốn được
tư vấn gì, muốn nghe gì, họ sẽ tìm đến đâu khi muốn mua một sản phẩm, dịch
vụ…Và đừng quên ghi lại tất cả những thông tin hữu ích đó.
2. Không có một cách thức chung nào dẫn tới thành công:
Việc bán hàng sẽ thành công hay không phụ thuộc vào việc khách hàng tiềm năng
nghe, xem, đánh giá về sản phẩm và dịch vụ của bạn từ nhiều cách và nhiều nguồn
tin khác nhau. Khách hàng biết, nghe càng nhiều về bạn thì khả năng họ mua hàng
của bạn càng lớn.

3. Báo chí :
Báo chí luôn là một trong những kênh thông tin để bạn tìm kiếm được nhiều khách
hàng nhất. Hãy tìm trên đó thông tin của những người mới được thăng chức, những
người mới dành giải thưởng, những chủ doanh nghiệp mới,…hay bất cứ ai đó có
thể trở thành khách hàng tiềm năng. Hãy gửi cho họ những bức thư cá nhân, nội
dung chúc mừng thành công của họ, nói cho họ biết bạn rằng bài viết về họ mà bạn
đọc được thực sự rất hữu ích. Tiếp đó, đừng quên kèm theo thông tin công ty của
bạn kèm theo slogan và thông tin sản phẩm của bạn ở chữ ký… (Ví dụ: Mr. Đức,
Công ty bảo hiểm ABC, “Vì một tương lai an toàn và phát triển”…)
4. Hội chợ, triển lãm:
Tìm kiếm các sự kiện có thể mang lại cho bạn khách hàng tiềm năng. Hãy liên hệ
với ban tổ chức sự kiện, đó là cơ hội để bạn quảng bá sản phẩm của mình đến với
khách hàng tiềm năng.
5. Tham dự các buổi hội thảo mà khách hàng tiềm năng của bạn cũng có thể
tham gia:
Tìm kiếm trên báo chí, các kênh thông tin để biết được các sự kiện mà bạn nghĩ có
thể khách hàng tiềm năng của bạn cũng đến đó, tham dự và lấy thông tin từ những
khách hàng tiềm năng.
6. Đừng để “thông tin chết”
Hãy liên hệ với những người bạn đã gặp trong các sự kiện, hội thảo mà bạn đã xin
thông tin. Nếu họ nói họ chưa cần sản phẩm, dịch vụ của bạn bây giờ thì đừng vội
cúp máy, hãy hỏi khi nào bạn có thể gọi lại cho họ, hoặc hỏi họ ai có thể mua sản
phẩm của bạn.
7. Thả con săn sắt – bắt con cá rô
Đừng ngại cung cấp miễn phí một sản phẩm của bạn, hãy cho khách hàng tiềm
năng của bạn dùng thử và bảo họ giới thiệu cho bạn bè nếu họ thích. Nếu bạn làm
dịch vụ, tư vấn… hãy cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích. Có thể là những lá thư
cung cấp những thủ thuật, mẹo vặt… đôi khi bạn cũng có thể tư vấn miễn phí giúp
khách hàng tiềm năng của bạn hoàn thành công việc, dự án của họ
8. Tận dụng các mối quan hệ cá nhân

Hãy giới thiệu đến các bạn bè của bạn về dịch vụ, sản phẩm của mình hoặc giới
thiệu đến những người có thể biết ai đó sử dụng dịch vụ , sản phẩm của bạn. Nếu
được, đừng ngại chi cho họ một chút hoa hồng.
9. Nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh
Họ quảng cáo ở đâu? Họ quan hệ ở đâu? Họ sử dụng cách thức nào? Tìm hiểu
xem, điều gì làm nên thành công của đối thủ có thể áp dụng được vào mô hình kinh
doanh của bạn.
10.Nhiều quảng cáo nhỏ hơn là chỉ một quảng cáo thật lớn
Một tấm biển lớn với thông tin quảng cáo lớn không hiểu quả bằng những thông
tin tương tự nhưng được thiết kế nhỏ hơn, và được thực hiện trong một thời gian
dài.
11. Quảng cáo online – hãy kiểm tra pay-per-click thường x
uyên
Để tiết kiệm chi phí, hãy set up nội dung quảng cáo của bạn phù hợp với: vị trí địa
lý bạn mong muốn – bạn sẽ không muốn quảng cáo ra toàn cầu trong khi sản phẩm
chỉ mới phục vụ trong nước, thời gian quảng cáo – đừng mất tiền vào những giờ
mà chẳng có ai lướt web…và luôn đánh giá những thay đổi khi set up quảng cáo
online.
12. Đánh dấu vị trí của bạn trên Google
Khi bạn đã đánh dấu của bạn trên bản đồ điện tử google, hãy chắc rằng các thông
tin đều phải chuẩn xác (địa chỉ website, địa chỉ công ty, số điện thoại liên hệ….)
13. Khi khách hàng tiềm năng không mua sản phẩm?
Hãy hỏi ý kiến của họ, có phải họ đang sử dụng sản phẩm nào khác phục vụ được
nhu cầu của mình? Có phải họ quyết định họ không cần dùng sản phẩm của bạn?
Hay họ chưa quyết định mua vào thời điểm đó? Có phải khách hàng của bạn gặp
khó khăn khi đặt hàng trên website của bạn? Hãy sử dụng tất cả những kiến thức
của bạn để tạo ra những thay đổi cần thiết và bộ máy kinh doanh của bạn sẽ từng
bước lớn mạnh.


×