Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Chuyên đề: GIÁM SÁT THI CÔNG KẾT CẤU BÊ TÔNG, BÊ TÔNG CỐT THÉP VÀ KẾT CẤU GẠCH ĐÁ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 60 trang )

Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
1















Chuyên đề: GIÁM SÁT THI CÔNG KẾT CẤU BÊ TÔNG, BÊ TÔNG CỐT
THÉP VÀ KẾT CẤU GẠCH ĐÁ
(kèm theo Thông tư số 25 /2009/TT-BXD ngày 29 / 7/ 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
về bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC xây dựng công trình)























Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
2
Phần: GÁM SÁT THI CÔNG ẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP
1. CÁC LOẠI KẾT CẦU BT& BTCT
- Kết cấu BT&BTCT là loại kết cấu mà chế tạo ra nó có rất nhiều công đoạn. Chất
lượng của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thiết kế, cung ứng vật tư, năng lực
thi công, chế độ bảo dưỡng, điều kiện và thời tiết thi công,…
- Kết cấu BTCT trong công trình là bộ xương bảo đảm độ bền vững và tuổi thọ ngôi
nhà, công trình.
- Qua thực tế cho thấy chất lượng công trình, độ bền vững kết cấu phần lớn phụ thuộc
vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, tính khách quan, nghiêm
túc và lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ KS TVGS.
- Để đảm bảo được chất lượng kết cấu cần phải có qui trình và đội ngũ quản lý chất
lượng tin cậy.
Kể từ khi kết cấu bê tông và cốt thép ra đời (cuối thế kỷ 19), đặc biệt là từ đầu thế kỷ
20, khi lý thuyết tính toán kết cấu BTCT được hoàn thiện thì bê tông và bê tông cốt
thép đã thay thế cho nhiều loại kết cấu gạch đá hoặc kết cấu thép truyền thống trước
đó.

Hiện nay ở nhiều nước, tỷ lệ xây dựng công trình, nhà cửa bằng bê tông cốt thép lên
tới 70- 80%. Ở nước ta cho đến nay khi sản lượng thép sản xuất trong nước còn thấp,
nhất là thép xây dựng (thép hình, thép thanh) thì kết cấu bê tông cốt thép đang giữ vai
trò chủ đạo trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Sở dĩ kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi như vậy, bởi chúng có
những ưu việt sau:
- Hỗn hợp bê tông được hợp thành từ những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên và
dễ tìm kiếm như đá, cát, sỏi với chất dính kết là xi măng cũng được sản xuất chủ yếu
từ đất sét và đá vôi.
- Có khả năng chịu nén cao, kết hợp với thép làm cốt, tạo nên những kết cấu vừa
chịu kéo vừa chịu nén tốt trong các kết cấu chịu uốn hay nén lệch tâm là những kết
cấu chịu lực chính trong công trình.
- Kết cấu bê tông cốt thép dễ thoả mãn các yêu cầu về thẩm mỹ kiến trúc.
- Khả năng chịu lửa cao, chống các tác động môi trường tốt hơn so với kết cấu
khác như thép, gỗ.
- Thường cho giá thành thấp hơn các kết cấu khác.
Tuy nhiên kết cấu BT, BTCT có trọng lượng bản thân lớn làm tăng trọng lượng công
trình truyền tải xuống nền, móng. Khi thi công các kết cấu bê tông cốt thép theo
phương pháp đổ tại chỗ có lợi thế về mặt chịu lực nhờ tính liền khối của bê tông nhưng
lại tốn kém cho chi phí đà giáo chống, cốp pha, v.v… Những nhược điểm này có thể
khắc phục được bằng công nghệ lắp ghép các kết cấu từ các sản phẩm đúc sẵn tại công
xưởng, nhà máy bê tông. Đặc biệt khi sử dụng bê tông ứng lực trước (BTƯLT) với
công nghệ căng trước hoặc căng sau có thể giảm đáng kể trọng lượng kết cấu và khối
lượng cốt thép trong bê tông.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
3
Xuất phát từ thực tế, cho thấy công tác giám sát thi công và kiểm tra chất lượng công
trình xây dựng nói chung và kết cấu BT, BTCT nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng kết cấu chịu lực, đảm bảo độ bền vững, niên hạn
sử dụng và hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công trình xây dựng.

Một trong những phương tiện để kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng là hệ thống các
tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế, thi công, kiểm tra và nghiệm thu công trình xây dựng.
Riêng đối với kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu gạch đá chúng ta cần nghiên cứu và
tìm hiểu kỹ văn bản TCVN 4453/1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, quy phạm
thi công và nghiệm thu, và TCVN 4085/1985- Kết cấu gạch đá, quy phạm thi công và
nghiệm thu.
Ngoài hai tiêu chuẩn chính trên, cần tham khảo thêm một số tiêu chuẩn thiết kế, thi
công và nghiệm thu kết cấu bê tông và khối xây có liên quan khác sau đây :
- TCVN- 4453-1995. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối . Quy phạm thi
công và nghiệm thu .
- TCXDVN 305:2004 Bêtông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCXD 390 : 2007: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi
công và nghiệm thu
- TCVN 4085- 1985 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCXD 202 - 1997 Nhà cao tầng . Thi công phần thân .
- TCXD 197-1997 Nhà cao tầng . Kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400-600 .
- TCXD 200-1997 Nhà cao tầng . Kỹ thuật bơm .
- TCXD 239-2000 Bê tông nặng . Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu
công trình .
- TCXDVN 376:2006 Hỗn hợp bêtông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông
kết.
- TCXD 391/2007: Bê tông nặng-Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;
- TCVN 3118- 1993 Bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ nén.
- TCVN 5641- 1991. Bể chứa bê tông cốt thép .Quy phạm thi công và nghiệm thu .
- TCVN 5718 -1993 . Mái và sàn trong công trình xây dựng. Yêu cầu chống thấm
nước.
- TCXD 389/2007: Sản phẩm bê tông ứng lực trước – yêu cầu kỹ thuật và nghiệm
thu
- TCN 59:2002. Công trình thuỷ lợi - Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép - Yêu cầu kĩ
thuật thi công và nghiệm thu

- TCVN 5573- 1991. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép.
- TCVN 5574-1991. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.
- TCXD . 198- 1997 . Nhà cao tầng . Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn khối.
- TCXD 3934- 1984 . Nguyên tắc thiết kế chống ăn mòn trong kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép.
Ngoài những tiêu chuẩn quy phạm hiện hành trong nước, hiện chúng ta còn được
sử dụng một số tiêu chuẩn của nước ngoài có liên quan, trong đó có :
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
4
- BS 8110 . Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (Tiêu chuẩn Anh)
- ACI 318 Kết cấu bê tông cốt thép (Tiêu chuẩn Hoa kỳ).
- GBJ 30-89. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép (Trung quốc).
- SNIP 2. 03. 01- 84. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế .
(CHLB Nga).
a. Các loại bê tông.
Ngoài loại BT nặng thông thường, tuỳ thuộc loại kết cấu, phương pháp thi công mà có
những loại bê tông có đặc tính riêng:
* Bê tông cường độ cao: Hiện nay Việt Nam, chế tạo BT nặng thường chỉ đến mác
300, 350, 400, 600. Tuy nhiên trên thế giới người ta đã sản xuất công nghiệp BT mác
đến 1000, trong phòng thí nghiệm đến mác 1600. Ngoài loại có cường độ chịu nén cao,
người ta còn chế tạo bê tông có cường độ chịu kéo cao.
* Bê tông chống thấm: Ngoài yêu cầu về cường độ như BT thường, cần có yêu cầu về
mác chống thấm và thí nghiệm chống thấm. Trong trường hợp đặc biệt, có yêu cầu cao
người ta có thể sử dụng bê tông chống thấm với những quy định ngặt nghèo hơn.
* Bê tông đổ dưới nước (kể cả bê tông dâng).
* Bê tông chịu mài mòn, chịu axit, BT sử dụng cho các công trình biển,
* Bê tông bơm, bê tông kéo dài hoặc rút ngắn thời gian ninh kết, bê tông tự chảy, bê
tông phun, , tuỳ thuộc công nghệ và yêu cầu thi công.
Các chỉ tiêu của bê tông cần thiết cho thi công:
- Mác BT

- Cường độ nén theo tuổi và cường độ R28
- Độ sụt
- Loại cốt liệu, đường kính cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu Dmax.
- Phương thức trộn và đổ BT (để tính giá )
- Độ chống thấm nước, Mác chống thấm
- Độ chịu mài mòn,
b. Các loại Bêtông Cốt thép
- Kết cấu BTCT toàn khối, được sử dụng rộng rãi nhờ có các ưu điểm: tạo dáng bất
kỳ, độ cứng lớn, độ siêu tĩnh lớn. Nhưng cũng có nhiều khuyết điểm: thi công chậm,
tốn cốppha, đà giáo, phụ thuộc thời tiết, chất lượng không đều thường với giá thành
cao.
- Kết cấu BTCT lắp ghép hiện nay được sử dụng còn hạn chế.
- Kết cấu BTCT bán lắp ghép (chủ yếu là sàn bán lắp ghép) có độ độn nhẹ ở giữa
(xốp), có ưu điểm: nhẹ, không cần cốppha, giảm chí phí thép cho sàn, cột dầm, móng
mà vẫn đảm bảo độ cứng không gian của nhà.
- Kết cấu BTCT ứng suất trước hiện nay đang được sử dụng cho các công trình cầu,
các sàn phẳng của nhà, khung công trình thể thao, silô của các nhà máy xi măng,
- Kết cấu hỗn hợp thép bê tông sử dụng cho các công trình cầu, nhà cao tầng. Trong
loại nhà này, người ta dùng tôn làm ván khuôn sàn, sau khi đổ bê tông tôn là thép chịu
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
5
lực của sàn, không cần trát trần, hệ thống khung thép hình sẽ là kết cấu để treo cốppha
chịu tải trọng thi công, khi bê tông đông cứng sẽ là cốt cứng cho kết cấu.
- Ngoài ra còn có một số loại cần có những yêu cầu đặc thù riêng như: kết cấu BTCT
khối lớn, kết cấu mái, kết cấu có yêu cầu chống thấm (bể, tầng hầm, WC, ), BTCT
cường độ cao,…

2. QUI ĐỊNH VỀ VẬT LIỆU SẢN XUẤT BÊ TÔNG
Vật liệu sản xuất BT, bao gồm: xi măng, cát, cốt liệu lớn, nước, phụ gia, chất độn đều
phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành về vật liệu dùng cho BT, yêu cầu của thiết kế

và yêu cầu riêng của chủ đầu tư.
a. Xi măng:
XM dùng cho bê tông là các loại: XM Pooclăng (phù hợp TCVN 2682-92 và tiêu
chuẩn Anh BS-12); XM Pooclăng xỉ lò cao (phù hợp TCVN 4316-86 và BS-146); XM
Pooclăng puzolan (phù hợp TCVN 4033-85)
b. Cát: Cát xây dựng (phù hợp TCVN 1770-86)
c. Đá, sỏi: dùng trong xây dựng (phù hợp TCVN 1771-86)
d. Nước dùng cho bê tông (phù hợp TCVN 4506-87)
e. Chất phụ gia: các chất phụ gia được sử dụng phải có các đặc trưng kỹ thuật đạt tiêu
chuẩn hiện hành, sử dụng phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất và phải đựợc phê
duyệt.

3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC TVGS CHẤT LƯỢNG
KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP.
Trong công tác TVGS các kết cấu BTCT nhà và công trình thì TCVN 4453/1995 là văn
bản chính cần được tuân theo. Tuy nhiên bản tiêu chuẩn này mới đề cập tới các yêu cầu
kỹ thuật tối thiểu để kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thi công các kết cấu bê tông và
bê tông cốt thép toàn khối. Tiêu chuẩn dùng cho công tác thi công, nghiệm thu các cấu
kiện cơ bản bê tông thường và nặng có khối tích  =1800 - 2500 kg/m
3
. Các kết cấu bê
tông ứng lực trước, kết cấu bê tông nhẹ, bê tông lắp ghép, các kết cấu BTCT trong các
công trình đặc biệt cần tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế và thi công tương ứng
khác.
3.1. Cốppha
- Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo
lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
- Cốp pha và đà giáo cần được gia công và lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng
và kích thước của kết cấu theo thiết kế.
a. Các loại cốppha

- Cốp pha gỗ, cốt pha gỗ dán, tre ép, cốt pha thép, cốp pha nhựa, cốp pha bê tông khi
sử dụng kết cấu bán lắp ghép. Cốp pha gạch dùng cho móng và nền tầng hầm.
- Có những loại công trình không cần dùng cốp pha: bê tông phun vào lưới bọc, kết
cấu 3D.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
6
- Đà giáo có thể làm từ gỗ, tre, luồng, kim loại hoặc bằng cốt cứng của kết cấu.
- Cốp pha, đà giáo có thể làm bằng các vật liệu địa phương khác .
- Gỗ làm cốp pha đà giáo được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng hiện hành
(TCVN 1075 - 1971).
- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê
tông, đồng thời bảo vệ bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Việc chọn loại vật liệu để làm cốt pha, đà giáo phụ thuộc chủ yếu vào việc tính toán
kinh tế và yêu cầu kỹ thuật của công trình (ví dụ bê tông trần, không trát).
- Hiện nay chi phí cốp pha, đà giáo chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành bê tông và xu
hướng ngày càng tăng.
- Nên sử dụng cốp pha đà giáo kim loại luân chuyển nhiều lần, nhất là đối với những
kết cấu có kích thước tiết diện và khẩu độ lớn.
- Đối với các kết cấu công-xôn có độ vươn lớn, những kết cấu vòm, thường phải đổ bê
tông trên các độ cao lớn cần sử dụng cốp pha đà giáo kim loại mới đảm bảo các yêu
cầu kỹ thuật và chất lượng đề ra.
b. Yêu cầu chung
- Đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc lắp dựng cốt
thép và đầm bê tông.
- Đảm bảo kín, khít để không mất nước xi măng khi đổ, đầm và bảo vệ bê tông mới đổ
dưới tác dụng của thời tiết.
- Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước, vị trí theo thiết kế.
c. Thiết kế cốp pha, đà giáo.
- Cốp pha phải được thiết kế và tính toán theo các trạng thái giới hạn bền và biến dạng
và điều kiện ổn dịnh tổng thể và ổn định cục bộ.

- Tải trọng tác động lên ván khuôn và đà giáo bao gồm :
+ Tải trọng thẳng đứng :
- Trọng lượng bản thân cốp pha , đà giáo .
- Trọng lượng vữa bê tông và cốt thép có thể lấy bằng 2500kg/m
3
;
- Tải trọng do người và dụng cụ thi công: khi tính toán cốp pha sàn, vòm lấy
bằng 250daN/ m
2
, khi tính

toán cột chống đỡ lấy bằng 100daN/m
2
.
Ngoài ra, còn phải kiểm tra mặt cốp pha sàn, dầm với tải trọng tập trung do
người và dụng cụ thi công là 130daN, do xe cải tiến chở đầy bê tông là 350 daN và
tải trọng do đầm rung lấy bằng 200 daN. Nếu chiều rộng của các kết cấu cốp pha
ghép lại với nhau nhỏ hơn 150 mm thì lực tập trung nói trên được phân đều cho hai
tấm kề nhau .
+ Tải trọng ngang :
- Tải trọng gió theo TCVN 2737- 1995, giá trị tải trọng tiêu chuẩn được phép
giảm 50% ;
- Áp lực ngang của bê tông mới đổ tuỳ thuộc vào phương pháp đầm và được xác
định như sau:
Khi dùng đầm dùi
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
7
P =  . H khi H  R;
p =  ( 0,27V + 0,78 ) k
1

.
.
k
2
khi V 0,5 và H  4 ;
Khi dùng đầm ngoài (đầm cạnh)
p =  H khi v 4,5 và H 2R
1
p =  (0,27 V + 0,78 ) k
1
k
2
khi V 4,5 và H 2m
Các ký hiệu trong các công thức trên lấy như sau:
p - áp lực ngang tối đa của bê tông tính bằng daN/m
2
.
 - khối lượng thể tích của hỗng hợp bê tông đã đầm chặt tính bằng daN/m
3

H - chiều cao mỗi lớp hỗn hợp bê tông tính bằng m,
V - tốc độ đổ bê tông tính bằng m/h,
R - bán kính tác dụng của đầm dùi lấy bằng 0.7m.
R
1
- bán kính tác dụng của đầm ngoài lấy bằng 1m.
k
1
= 0,8 đối với bê tông có độ sụt từ 0.2 cm tới 4cm,
= 1,0 khi độ sụt của bê tông từ 4 đến 6cm,

= 1,2 khi độ sụt của bê tông từ 8 đến 12cm.
k
2
= 1-1,15 khi nhiệt độ của hỗn hợp bê tông từ 8 đến 17
0
C ,
= 0,95-0,9 khi nhiệt độ 18-32
0
C ,
= 0,85 khi nhiệt độ trên 33
0
C .
- Tải trọng ngang tác động vào cốp pha khi đổ bê tông bằng máy và ống vòi voi
hoặc đổ trực tiếp bằng đường ống từ máy bê tông lấy bằng 400 daN/m
2
.
- Khi đổ trực tiếp từ các thùng có dung tích nhỏ hơn 0,2m
3
lấy bằng 200daN/m
2
,
thùng có dung tích từ 0,2 đến 0,8m
3
lấy bằng 400daN/m
2
và lớn hơn 0,8m
3
lấy bằng
600daN/m
2

.
- Khi tính toán các bộ phận của cốp pha theo khả năng chịu lực, các tải trọng tiêu
chuẩn nêu trên phải được nhân với hệ số vượt tải sau đây :
1,1 - với trọng lượng bản thân cốp pha, đà giáo,
1,2 - với trọng lượng bê tông và cốt thép,
1,3 - với tải trọng do người và phương tiện vận chuyển,
- Khi xác định độ võng, chuyển vị của các bộ phận cốp pha dùng các giá trị tải trọng
tiêu chuẩn.
- Độ võng của cốp pha do tác động của tải trọng không được lớn hơn các giá trị sau:
+ Đối với cốp pha bề mặt lộ ra ngoài của các kết cấu : 1/400 nhịp của bộ phận cốp
pha;
+ Đối với cốp pha bề mặt bị che khuất các kết cấu :1/250 nhịp của bộ phận cốp pha ;
+ Độ võng đàn hồi của gỗ chống cốp pha hoặc độ lún gỗ chống cốp pha lấy bằng
1/1000 nhịp tự do của các kết cấu bê tông cốt thép tương ứng .
- Khi tính toán ổn định của cốp pha và đà giáo phải xét đến tác động đồng thời của tải
trọng gió và trọng lượng bản thân. Nếu cốp pha được lắp liền với cốt thép thì phải tính
cả khối lượng cốt thép. - Hệ số vượt tải đối với tải trọng gió là 1,2 và 0,8 đối với các tải
trọng chống lật .
- Hệ số an toàn về chống lật không được nhỏ hơn 1,25.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
8
- Độ vồng của cốp pha kết cấu dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 4m xác định theo công
thức sau:
3L
f =
1000 với L là khẩu độ kết cấu tính bằng m.
- Hiện nay phương pháp thi công hai tầng rưỡi đã được áp dụng phổ biến trong xây
dựng nhà nhiều tầng. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này cần phải tiến hành các
bước tính toán và thiết kế phương án lắp đặt các hệ giáo chống theo các nguyên tắc
riêng.

- Đây là phương pháp thi công phù hợp với trình độ và trang thiết bị thi công hiện nay
trên các công trường trong nước, đồng thời đã mang lại hiệu quả về mặt tiến độ, kinh
tế, an toàn rõ rệt.
- Thi công ván khuôn hai tầng rưỡi, phải bố trí giáo chống trên một số tầng tại cùng
một thời điểm khi đổ bê tông tầng trên cùng.
- Việc tháo ván khuôn sớm trước thời hạn đòi hỏi phải chống lại một phần và được
tính toán cụ thể cho từng trường hợp.
- Biện pháp chống lại là dùng giàn giáo, trụ đỡ, cột, cột chống điều chỉnh chống lại cấu
kiện bê tông đã tháo ván khuôn trước thời hạn bê tông đủ cường độ thiết kế .
- Giáo chống lại giúp cho việc tháo dỡ ván khuôn nhanh để sử dụng cho phần khác
hoặc tầng trên công trình. Giáo chống lại cho phép giảm tối thiểu lượng ván khuôn cho
công trình mà vẫn đảm bảo tiến độ, giảm giá thành thi công.
- Giáo chống lại giúp cho việc chất tải thi công ở các tầng trên được thuận lợi mà
không ảnh hưởng chất lượng công trình.
- Hệ giàn giáo chống lại cần được tính toán tuỳ thuộc và tải trọng sàn, chiều cao tầng,
mác bê tông sàn và thời gian thi công một tầng (phần bê tông).
- Hệ giáo chống các tầng, được bố trí thường với mật độ 1,2x1,2m hay 1,5x1,5m cho
sàn và 0,6x1,2 m cho dầm tuỳ thuộc vào kết quả tính toán khả năng chịu lực và ổn định
của hệ giáo chống được sử dụng.
- Trong tính toán hệ giáo chống cần kiểm tra khả năng chống chọc thủng tại đầu giáo
và khả năng chống nứt của bê tông sàn dầm ở giai đoạn chưa đạt cường độ thiết kế.
- Hệ cột chống lại có thể dùng giáo chống thông thường, nhưng cần bố trí ít nhất một
hệ giằng ngang ở giữa cột theo cả hai phương. Nếu dùng trụ chống đơn có điều chỉnh
chiều cao thì không cần có hệ giằng ngang.
- Thời điểm chống lại theo từng phân đoạn, khi chống lại tầng trên cùng của phân đoạn
đó đã đổ bê tông xong để tránh hoạt tải do thi công. Trong tầng chống lại ván khuôn
tháo đến đâu cần chống lại ngay đến đó.
- Cần lưu ý, không chất tải khi đang tháo cột chống, ván khuôn hoặc đang chống lại.
Thực hiện chống lại là hỗ trợ cho các cấu kiện trong thời gian chưa đạt đủ cường độ
thiết kế cho phép chịu các tải trọng phân bố mà cần phải sớm chất tải. Công cụ chống

lại phải có đủ khả năng chịu lực như hệ chống đỡ ban đầu. Cột chống phải bảo đảm ổn
định khi chống lại .
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
9
d. Lắp dựng ván khuôn
Yêu cầu
- Thực hiện đúng trình tự lắp dựng và nghiệm thu cốp pha, cốt thép của từng loại kết
cấu.
- Luôn luôn kiểm soát cao độ, vị trí của các cấu kiện.
- Chống dính bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông. Bề mặt cốp pha cần được chống
dính, cốp pha thành bên của các kết cấu tường, sàn, dầm và cột, nên lắp dựng sao cho
phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và đà giáo
còn lưu lại để chống đỡ như cốp pha đáy dầm, sàn và cột chống.
- Cần tính toán đến khả năng luân chuyển của cốp pha sàn, cốp pha cột, vách khi thi
công nhà nhiều tầng. Trong nhiều trường hợp nên tổ hợp cốp pha thành khối lớn (Ví
dụ: 3 mặt cột; mảng phẳng, mảng góc của vách ).
- Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và khi bị
biến dạng trong khâu thi công. Cần lưu ý điều này khi thi công sàn tầng 2, chống lên
nền đất lấp chưa ổn định; cốp pha, cột chống cầu thang bộ.
- Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo cần phải tính toán số lượng và vị trí.
- Trong quá trình lắp dựng cốp pha, cần cấu tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để khi
cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài, sau đó lỗ này được bịt kín lại.
Những vấn đề riêng cần chú ý:
- Các kết cấu tường, lõi, dầm cao, móng lớn cần tính toán để có biện pháp đảm bảo độ
cứng cốp pha thành, tránh phình, cong, thay đổi kích thước chiều dày, lệch độ thẳng
đứng, nhất là các dầm biên, tường biên. Thông thường cần phải trình duyệt biện pháp
kỹ thuật và có bản tính kèm theo cho các loại kết cấu này.
- Cần tạo độ vồng ban đầu của cốp pha cho các kết cấu vòm, dầm, sàn có nhịp lớn hơn
4 m (f = 3L/1000).
- Tạo lỗ vệ sinh khi cần thiết.

e. Kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn
Các yêu cầu khi kiểm tra và nghiệm thu cốp pha, đà giáo bao gồm:
- Hình dáng và kích thước,
- Kết cấu cốp pha,
- Độ phẳng giữa các tấm ghép nối,
- Chi tiết chôn ngầm và đặt sẵn,
- Chống dính và vệ sinh bên trong cốp pha,
- Độ nghiêng, độ cao,
- Kết cấu đà giáo, cột chống đà giáo, độ cứng và ổn định đà giáo.
Sai lệch cho phép đối với cốp pha, đà giáo đã lắp dựng xong như sau:
- Khoảng cách giữa các cột chống cốp pha tính trên mỗi mét dài là  25mm, và
trên toàn bộ khẩu độ kết cấu là  75mm.
- Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau so với chiều thẳng đứng
hoặc độ nghiêng thiết kế tính trên mỗi mét dài là 5mm;
- Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế là:
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
10

15 mm đối với móng;
8 mm đối với tường và cột;
10 mm đối với dầm xà và vòm, cũng như cốp pha trượt, cốp pha leo và
cốp pha di động.
- Nghiệm thu cốp pha đà giáo là nghiệm thu công việc trung gian, không cần bản vẽ
hoàn công.
- Nếu cốp pha chết, được sự đồng ý của chủ đầu tư và được phê duyệt trong biện pháp
thi công thì phải vẽ bản vẽ hoàn công, ví dụ cốp pha gạch.
- Để nghiệm thu công tác cốp pha, đà giáo cần kiểm tra theo bảng dưới đây:
Các yêu cầu kiểm tra cốp pha, đà giáo

Các yêu cầu cần kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra

Cốp pha đã lắp dựng
Hình dáng và kích thước
Bằng mắt, do bằng thước
có chiều dài thích hợp
Phù hợp với kết cấu của
thiết kế
Kết cấu cốp pha Bằng mắt
Đảm bảo theo quy định
TCXD 4453/1995
Độ phẳng giữa các tấm ghép
nối
Bằng mắt
Mức độ ghồ ghề giữa các

3mm
Độ kín, khít giữa các tấm cốp
pha, giữa cốp pha và mặt nền
Bằng mắt
Cốp pha được ghép kín,
khít, đảm bảo không mất
nước xi măng khi đổ và
đầm bê tông
Chi tiết chôn ngầm và đặt sẵn
Xác định kích thước, vị trí
và số lượng bằng các
phương tiện thích hợp
Đảm bảo kích thước, vị trí
và số lượng theo quy định.
Chống dính cốp pha Bằng mắt
Lớp chống dính phủ kín

các mặt cốp pha tiếp xúc
với bê tông
Vệ sinh bên trong cốp pha Bằng mắt
Không còn rác, bùn đất và
các chất bẩn khác bên
trong cốp pha
Độ nghiêng, cao độ và kích
thước cốp pha
Bằng mắt, máy trắc đạc và
các thiết bị phù hợp
Không vượt quá các trí số
cho phép.
Độ ẩm của cốp pha gỗ Bằng mắt
Cốp pha gỗ đã được tưới
nước trước khi đổ bê tông
Đà giáo đã lắp dựng
Kết cấu đà giáo
Bằng mắt, đối chiếu với
thiết kế đà giáo
Đà giáo được lắp dựng
đảm bảo kích thước, số
lượng và vị trí theo thiết
kế.
Cột chống đà giáo
Bằng mắt, dùng tay lắc
mạnh các cột chống, các
nêm ở từng cột chống
Cột chống được kê, đệm
và đặt trên nền cứng, đảm
bảo ổn định.

Độ cứng và ổn định
Bằng mắt, đối chiếu với
thiết kế đà giáo
Cột chống được giằng
chéo và giằng ngang đủ số
lượng, kích thước và vị trí
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
11

theo thiết kế.

Các loại biên bản nghiệm thu trước khi đổ BT:
Đối với cột, móng, tường, (lắp dựng cốt thép trước, cốp pha sau), nghiệm thu
làm hai lần:
Lần 1: Nghiệm thu cốt thép
Lần 2: Nghiệm thu cốp pha, cốt thép
Đối với dầm, sàn có thể chỉ cần nghiệm thu một lần cả cốt thép lẫn cốp pha. Tuy
nhiên cần kiểm tra và ghi nhật ký từng phần việc đã kiểm tra xong. Thông thường tiến
hành như sau:
- Kiểm tra và nghiệm thu đáy dầm sàn về vị trí trục, cao độ đáy dầm (ghi nhật ký).
- Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép dầm (ghi nhật ký).
- Kiểm tra và nghiệm thu cốp pha sàn (ghi nhật ký).
- Kiểm tra và nghiệm thu cốp pha, cốt thép toàn sàn (lập biên bản nghiệm thu).
- Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống đi ngầm, để chờ: cần lập biên bản nghiệm thu riêng
của phần điện, viễn thông, báo cháy, cùng với biên bản nghiệm thu cốp pha, cốt thép
sàn.
Sau khi có tất cả các biên bản nghiệm thu trên, mới đồng ý cho phép đổ BT.
f. Tháo dỡ ván khuôn
- Cốppha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu
chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng khác trong giai đoạn thi công sau. Khi

tháo cần tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê
tông.
- Các bộ phận cốpha đà giáo không chịu lực sau khi bê tông đã đông rắn (cột, tường
hay thành dầm) có thể tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50 KG/cm
2
. Thời gian
tháo tham khảo bảng dưới đây:
Thời gian tháo dỡ ván khuôn thẳng đứng

R
28
(KG/cm
2
)
Nhiệt độ trung bình hàng ngày
0
C
10 15 20 25 30
150 3 2,5 2 1,5 1

200 2,5 2 1,5 1 1

- Các cốppha, đà giáo chịu lực của kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống) thì yêu cầu về
cường độ và tương ứng với thời gian tháo lấy theo bảng.



Loại kết cấu Cường độ tối thiểu (%R
28
) Thời gian (ngày)

Bản, dầm, vòm có L <2m 50 nhưng

80GK/cm
2

7
Bản, dầm, vòm có L từ 2 đến 8

70 10
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
12

Bản, dầm, vòm có L>8m 90 23

Ghi chú: các trị số trên chưa xét đến ảnh hưởng của phụ gia
- Các kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi
cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
- Đối với nhà nhiều tầng, để tăng độ luân chuyển của cốp pha nên áp dụng phương
pháp chống 2,5 tầng (ở tầng cách một tầng của tầng đang sắp đổ BT có thể tháo dỡ
toàn bộ cốp pha và cột chống và chống lại các cột chống "an toàn" cách nhau 3 cm
dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m).

h. Những sai phạm thường gặp trong công tác ván khuôn
- Ván khuôn gia công và lắp đặt không đúng tim cốt và vị trí, sai phạm này sẽ ảnh
hưởng đến công tác cốt thép, làm sai lệch vị trí những chi tiết đặt sẵn gây khó khăn cho
những công việc tiếp theo. Nguyên nhân chủ yếu: xác định không đúng tim cốt, gia
công ván khuôn không đúng bản vẽ thiết kế, ván khuôn bị xô lệch, biến dạng trong quá
trình thi công.
- Ván khuôn không đảm bảo hình dạng, kích thước, sai phàm này làm ảnh hưởng đến
khả năng chịu lực cũng như chất lượng thẩm mỹ của công trình, nguyên nhân do: gia

công ván khuôn không đúng thiết kế, hệ thống cây chống, văng chống không chắc
chắn làm cho ván khuôn dễ bị biến dạng khi đầm bê tông.

3.2. Cốt thép trong bê tông
a. Các loại cốt thép trong xây dựng
Các loại cốt thép dùng trong BT.
- Cốt thép trong bê tông, thông thường bao gồm: thép tròn trơn, thép có gờ; cung cấp
thành thanh, cuộn, lưới (lưới cuộn hoặc lưới phẳng).
- Thép ứng lực trước: hiện nay dùng sợi hoặc cáp.
Các loại thép trên thị trường Việt Nam.
Việt Nam có khoảng trên 56 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng. Các nhà sản xuất
thép ở Việt Nam sử dụng nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau về chỉ tiêu cơ lý lẫn đường
kính thép.
- Thép Việt Nam: thép Thái Nguyên, ký hiệu trên cây thép có chữ nổi TISCO, chủ yếu
sản xuất các loại thép CI, CII
- Thép Việt Ý: Thép Hoà Phát DANI
- Thép Việt Úc: V - UC
- Thép Việt Hàn: VPS
- Thép Việt Nhật,
Đặc điểm:
- Đường kính thép không hoàn toàn đúng đường kính danh nghĩa, có thể bé hơn và có
thể lớn hơn.
- Chỉ tiêu cơ lý: giới hạn chảy, giới hạn bền, độ dẻo khác TCVN.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
13

Ví dụ: Thép Việt Nhật có giới hạn chảy cao hơn Việt Nam chút ít, nhưng giới hạn bền
lấy theo một khoảng rộng hơn nên có khi nó thấp hơn của Việt Nam.
- Về đường kính danh nghĩa của thép có gờ cũng quan niệm khác nhau và cách đo,
cách đánh giá khác nhau.

* Ở Việt Nam: cụ thể là ở tiêu chuẩn Liên Xô trước đây thì cứ mỗi đường kính danh
nghĩa của thép có quy định đường kính trong, đường kính ngoài đo theo gờ dọc, quy
cách của gai nhưng không quy định sai số. Khi xác định đường kính danh nghĩa thì đo
bằng thước kẹp một trong, một gai hoặc cân thanh thép.
* Ở các nước khác: thì đường kính danh nghĩa cho phép có sai số.
Vì những lý do như vậy, trên thị trường xây dựng có những lúc một số loại đường kính
thép không đảm bảo TCVN. Mặt khác, TCVN về kiểm tra chất lượng thép đã quá cũ,
không phù hợp với thực tế thị trường hiện nay.

Kiểm tra chất lượng thép:
- Mỗi lô thép nhập về cần có hoá đơn, kiểm tra số lượng, chủng loại đường kính, nhóm
thép, hãng sản xuất để đối chiếu với hoá đơn và chứng chỉ vật liệu của nhà cung cấp.
Lượng thép này cho phép tạm nhập và để riêng.
- Lấy mẫu thí nghiệm cho từng loại đường kính, ít nhất 3 mẫu cho 1 loại đường kính,
lập biên bản lấy mẫu và dán tem (ghi nhật ký công trình).
- Mang mẫu đi thử ngay tại phòng thí nghiệm hợp chuẩn đã đăng ký (có đủ tư cách
pháp lý và đủ điều kiện tiêu chuẩn).
- Bên B và TVGS chứng kiến thí nghiệm, lấy ngay kết quả thí nghiệm thô có chữ ký,
dấu LAS (chưa cần dấu tròn) mang về lưu vào hồ sơ quản lý chất lượng.
- Nếu kết quả thí nghiệm không đạt yêu cầu mà cần kiểm tra lại thì phải lấy số mẫu
gấp đôi.
- Nếu loại đường kính nào không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế thì lập biên
bản xử lý và cho chuyển ngay ra khỏi phạm vi công trường.
Chú ý: Thép gia công không có chữ nổi, màu sắc không đều, đường kính không đều,
dạng ô van lớn.
Thay đổi thép
Do nhiều lý do:
- Không có loại đường kính hoặc nhóm thép trên thị trường phù hợp với thiết kế.
- Do khó thi công (các nút có nhiều cấu kiện neo vào, nhiều lớp thép chồng nhau,
khoảng cách thực tế quá dày khó đổ được BT, )

- Do nghi ngờ về tính đúng đắn của thiết kế,
Các trường hợp này, đều phải làm văn bản xin ý kiến xử lý của chủ đầu tư và thiết kế.
Sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản (Biên bản xử lý thiết kế) hoặc ghi nhật ký công
trình mới được thi công, đồng thời phải tuân thủ một số quy định dưới đây:
* Đảm bảo yêu cầu R
a
F
a
so với thiết kế,
* Phạm vi biến đổi đường kính không vượt quá:
4 mm khi đường kính >16mm và
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
14

2mm khi đường kính từ 8 đến 16mm
Chú ý: Trong NĐ 209 cho phép chủ đầu tư hoặc TVGS được phép sửa đổi thiết kế nếu
không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở được duyệt. Người sửa đổi
thiết kế phải ký tên và chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình. Tuy nhiên thực tế
quyền này ít khi được thực hiện bằng văn bản đối với kết cấu chịu lực mà chỉ thay đổi
trong công tác xây, công tác hoàn thiện.
b. Yêu cầu chung
- Cốt thép sử dụng phải phù hợp với qui định của thiết kế về loại thép, số hiệu, đường
kính,…Trong trường hợp thay thế thì phải được đồng ý của thiết kế hoặc tính toán lại,
đồng thời phù hợp với TCVN: 5574-1991 và 1651-1985.
- Khi thay đổi đường kính nhưng cùng số hiệu, phạm vi thay đổi đường kính không
vượt 4mm và tổng mặt cắt ngang của cốt thép thay thế không nhỏ hơn 2% hoặc lớn
hơn 3% so với thiết kế.
- Trường hợp thay đổi đường kính thép phải nằm trong phạm vi cho phép đối với loại
đường kính thép (4 mm khi đường kính >16mm và 2mm khi đường kính từ 8 đến
16mm)

- Đối với những loại thép không có những chứng chỉ và nguồn gốc không đủ tin cậy
cần tiến hành thử với số lượng lớn các mẫu để có thể xác định cường độ tiêu chuẩn
theo công thức:
R
ac
= R
tb
(1-1,64 V
a
)
R
tb
- giá trị trung bình giới hạn chảy mẫu thử đối với thép có thềm chảy rõ rệt
hoặc lấy theo giới hạn chảy quy ước tương ứng với biến dạng dư bằng 0,2% đối với
thép không có thềm chảy;
V
a
- số biến động giới hạn chảy hay giới hạn bền lấy không nhỏ hơn 0.12 khi
có dưới 10 số liệu thí nghiệm chuẩn.
- Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng kích
thước hình học như nhau nhưng tính chất cơ lý khác nhau.
- Cốt thép dùng trong bê tông trước khi gia công đảm bảo mặt phải sạch, không có
vẩy sắt và gỉ rơi ra khi gõ búa.
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do nguyên nhân khác
không vượt quá 2% đường kính, nếu vượt quá thì sử dụng theo diện tích thực tế.
- Các thanh thép phải được kéo, uốn và nắn thẳng trước khi gia công, độ cong vênh
không vượt quá chiều dày lớp bảo vệ.
- Cốt thép đã qua sử dụng mà dùng lại nếu trước khi gia công được uốn, nắn thẳng,
độ cong vênh không vượt quá qui định và có giới hạn chảy đảm bảo.
c. Gia công cốt thép, hàn nối và lắp dựng cốt thép.

Gia công thép:
- Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học, ở những công
trình lớn mới nên dùng máy.
- Các thép cuộn bắt buộc cần có biện pháp nắn thẳng bằng cách kéo hoặc dùng máy
nắn.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
15

- Từng loại thép phải xếp thành từng lô riêng.
- Kiểm tra sai số gia công cho từng lô với tỷ lệ 5%. Cốt thép phải được cắt uốn phù
hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế sản phẩm cốt thếp đã cắt và uốn được tiến
hành kiểm tra theo từng lô, mỗi lô gồm 100 thanh thép cùng loại đã cắt và uốn, cứ mỗi
lô lấy 5 thanh bất kỳ để kiểm tra, trị số sai lệch không vượt quá các giá trị sau đây :
- 5mm cho phép sai lệch về kích thước theo chiều dài của thanh cốt thép chịu
lực cho mỗi mét dài và 20 mm cho toàn bộ chiều dài;
- 20 mm cho vị trí điểm uốn.
Trong nhiều trường hợp, để tiết kiệm, nhà thầu thi công nên triển khai lại bố trí cốt
thép, tính chiều dài thanh và hình dáng hợp lý để ít phải cắt và nối, tránh để thừa các
mẫu thép ngắn. Trong trường hợp này phương án bố trí cần được kiểm tra và phê
duyệt.
Hàn cốt thép
- Nối hàn tốt hơn nối buộc, nhất là dùng trong kết cấu lắp ghép. Tuy nhiên, người ta ít
thiết kế nối hàn cốt thép cho kết cấu BTCT toàn khối vì không rẻ hơn nối buộc là bao
nhiêu, nhưng tiến độ thi công rất chậm. Một số loại thép nếu không có loại que hàn và
chế độ hàn thích hợp thì chất lượng hàn kém. Bất đắc dĩ phải dùng hàn, trong trường
hợp chiều dài nối bị ngắn so với thiết kế.
- Trong kết cấu lắp ghép, chế tạo cấu kiện trong nhà máy người ta dùng khung hàn,
hàn các chi tiết đặt sẵn, liên kết nối các cấu kiện, Hiện nay lưới hàn phẳng còn được
dùng cho thi công sàn, chống thấm mái.
- Liên kết hàn có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải bảo

đảm yêu cầu thiết kế.
- Khi chọn phương pháp và công nghệ hàn phải tuân theo các tiêu chuẩn, chỉ dẫn hàn
cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông cốt thép.
- Việc liên kết các loại thép có tính hàn thấp hoặc không được hàn, cần thực hiện theo
chỉ dẫn của cơ sở chế tạo.
- Khi hàn đối đầu các thanh cốt thép cán nóng bằng máy hàn tự động hoặc bán tự động
phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCVN 72-77 "Quy định hàn đối đầu cốt thép tròn".
- Hàn điểm tiếp xúc thường được dùng để chế tạo khung và lưới thép có đường kính
nhỏ hơn 10mm đối với cốt thép kéo nguội và đường kính nhỏ hơn 12mm đối với thép
cán nóng.
- Hàn hồ quang được dùng trong các trường hợp sau:
+ Hàn nối dài các thanh cốt thép cán nóng có đường kính lớn hơn 8mm;
+ Hàn tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết trong các
mối nối lắp ghép.
Nói chung các mối nối đều phải đáp ứng các yêu cầu: bề mặt nhẵn, không cháy không
đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt, đồng thời bảo đảm chiều dài và
chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
16

- Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô. Mỗi lô gồm
100 mối hàn hoặc 100 cốt thép loại khung, loại lưới hàn. Những lô sản phẩm này được
kiểm tra theo nguyên tắc sau:
+ Mỗi lô lấy 55 sản phẩm nhưng không ít hưn 5 mẫu để kiểm tra kích thước, 3 mẫu
để thử kéo, 3 mẫu để thử uốn;
+ Kiểm tra các sai lệch so với thiết kế đối với sản phẩm cốt thép và mối hàn, trong
đó mức cho phép xê dịch thanh nẹp so với trục của mối hàn có khuôn là 0,1d và
0,5d cho các thanh nẹp so với trục của mối hàn theo hướng dọc.
+ Chiều sâu vết lõm cho tia hồ quang ở thép tấm và thép hình khi hàn với thép tròn
và thép có gờ là không quá 2,5mm.

+ Số lượng lỗ rỗng và xỉ ngậm vào trong mối hàn không quá 2 chỗ đường kính
thanh nhỏ hơn16mm và không quá 3 lỗ khi đường kính thanh trên 16mm.
+ Đường kính trung bình lỗ rỗng và xỉ ngậm vào mối hàn cho phép từ 1-1,5mm.
Nối cốt thép
Nối buộc: Nối hai đoạn thép chồng lên nhau bằng dây thép buộc (thường là dây
1mm). Nối buộc cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Không nối ở vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.
- Không nối ở một mặt cắt ngang quá 25% diện tích đối với thép trơn và 50% đối với
thép có gờ.
- Chiều dài nối buộc (đoạn chồng chau) theo quy định.
- Buộc cốt thép: + Ít nhất 50% điểm giao nhau, so le.
+ Tất cả các góc hở của cốt đai
+ Một đoạn nối có ít nhất có 3 mối buộc.
Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không
được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với cốt thép
chịu nén. Chiều dài đoạn nối buộc cốt thép lấy như sau:
- Đối với cốt thép trơn cán nóng bằng 35d cho mối nối trong vùng chịu kéo và
25d cho cốt thép trong vùng chịu nén khi mác bêtông nhỏ hơn 150; khi mác bê tông
200 là 30d trong vùng chịu kéo và 20d trong vùng nén;
- Đối với cốt thép có gờ cán nóng bằng 30d cho mối nối trong vùng chịu kéo và
20d trong vùng nén khi mác bê tông  150 và 25d trong vùng chịu kéo và 15d trong
vùng nén đối với bê tông mác 200 (d - đường kính cốt thép).
Trong các mối nối cần buộc ít nhất 3 vị trí (ở giữa và hai đầu) bằng dây thép mềm
có đường kính 1mm.
Nối bằng ống lồng dập ép: Đối với cốt thép có gờ đường kính từ 18- 40 mm, phương
pháp nối bằng ống lồng dập ép hoặc không dập ép đã được sử dụng phổ biến ở nước
ngoài. Ở trong nước, gần đây đã bắt đầu ứng dụng phương pháp đập ép ống lồng bằng
kích. Đối với các kết cấu có hàm lượng thép cao thường phải dùng cốt thép tiết diện
lớn, nên khi dùng nối buộc hay nối hàn đều không hiệu quả bằng cách nối bằng ống
lồng. Ngoài việc đảm bảo khoảng cách thông thuỷ giữa các cốt thép còn giảm được

một khối lượng thép nối đáng kể.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
17

Hiện nay đã ban hành tiêu chuẩn TCXD 234-1999 - Hướng dẫn thiết kế, thi công và
nghiệm thu mối nối cốt thép có gờ bằng phương pháp dập ép ống nối. Trong bản tiêu
chuẩn này, cung cấp đầy đủ các số liệu thiết kế, các chỉ dẫn thi công và nghiệm thu
mối nối bằng phương pháp dập ép ống lồng.
Lắp đặt cốt thép phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Lắp đặt đúng chủng loại, vị trí, số lượng theo thiết kế.
- Ổn định vị trí của cốt thép bằng cách buộc, hàn dính, kê bằng con kê bê tông, nhựa
hoặc con kê thép.
- Khi lắp dựng cốt thép, các bộ phận lắp dựng trước không được gây trở ngại cho
các bộ phận lắp dựng sau. Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng
trong quá trình đổ bê tông.
- Khi đặt cốt thép và cốp pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốp pha
chỉ được đặt trên các giao điểm của cốt thép chịu lực và theo đúng vị trí quy định
của thiết kế.
- Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng
không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt
thép và làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép và không phá huỷ bê tông,
thường là từ bê tông đúc sẵn có mác lớn hơn mác thiết kế .
- Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không được vượt quá 3mm
đối với chiều dày lớp bảo vệ nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với chiều dày lớp bảo vệ
lớn hơn 15mm .
- Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng cần đảm bảo:
+ Số lượng mối nối buộc hay hàn đính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau
theo thứ tự xen kẽ;
+ Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc hoặc
hàn dính 100%.

Các giá trị sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng được lấy như sau:
Khoảng cách giữa các thanh chịu lực đặt riêng biệt:
Đối với kết cấu khối lớn ……………………. 30mm ;
Đối với cột dầm và vòm ………………… 10mm;
Đối với bản, tường và móng dưới kết cấu khung … 20mm.
Khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng theo chiều cao:
Đối với dầm khung và bản có chiều dày lớn hơn 100mm …5mm;
Đối với vị trí các mối hàn trong khung và tường móng…. 2,5mm.
Đối với các bộ phận cốt thép trong kết cấu khung, dàn trên mặt bằng là 50mm
và theo chiều cao là 30mm.
d. Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép
Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc:
- Sự phù hợp của các loại cốt thép đã đưa vào sử dụng so với thiết kế;
- Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt
thép,v.v…;
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
18

- Công tác hàn: bậc thợ, thiết bị que hàn, công nhgệ và chất lượng mối hàn .
- Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
- Sự phù hợp của việc thay đổi thiết kế nếu có.
Thời điểm và số lần kiểm tra công tác cốt thép cần được tiến hành như sau:
- Khi kiểm tra hình dáng kích thước, chỉ tiêu cơ lý vật liệu mỗi lần nhận hàng và
thử mẫu trước khi gia công;
- Trước khi gia công phải kiểm tra quy trình cắt, uốn thép;
- Trước khi thực hiện công tác hàn phải kiểm tra thiết bị (theo định kỳ 3 tháng 1
lần) và bậc thợ theo quy định;
Ngoài việc kiểm tra mối hàn bằng lấy mẫu khi cần thiết hoặc khi nghi ngờ có thể
tiến hành kiểm tra bằng siêu âm theo TCVN 1548 - 1985;
- Xác đinh vị trí, kích thước và số lượng thép chờ và chi tiết đặt sẵn phải được

kiểm tra trước khi đổ bê tông;
- Kiểm tra các mối nối buộc, lắp dựng cốt thép bằng mắt thường hay thước đo
chiều dài và phải tiến hành trong khi lắp dựng và khi nghiệm thu;
- Việc kiểm tra bằng tính toán chủng loại cốt thép phải được tiến hành trước khi
gia công cốt thép;
Trình tự và nội dung kiểm tra công tác cốt thép theoTCVN 4453: 1995

Yêu cầu
kiểm tra
Phương pháp
kiểm tra
Kết quả kiểm tra Tần số kiểm tra
Cốt thép
Theo phiếu giao hàng,
chứng chỉ và quan sát
gờ cốt thép
Có chứng chỉ và cốt
thép được cung cấp
đúng yêu cầu
Mỗi lần nhận hàng
Đo lường kính bằng
thước kẹp cơ khí
Đồng đều về kích
thước tiết diện, đúng
đường kính yêu cầu
Mỗi lần nhận hàng
Thử mẫu theo:
TCVN 197: 1985
TCVN 198: 1985
Đảm bảo yêu cầu theo

thiết kế
Trước khi gia công
Mặt ngoài cốt
thép
Bằng mắt
Bề mặt sạch, không bị
giảm tiết diện cục bộ
Trước khi gia công
Cắt và uốn Bằng mắt
Đảm bảo quy trình kỹ
thuật
Khi gia công
Cốt thép đã uốn

Đo bằng thước có độ
dài thích hợp
Sai lệch không vượt
quá các trị số cho phép
Mỗi lô, 100 thanh
lấy 5 thanh để kiểm
tra
Hàn cốt thép
Thiết bị hàn
Đảm bảo các thông số
kỹ thuật
Trước khi hàn và
định kỳ 3 tháng 1
lần
Bằng mắt, đo bằng
thước

Mối hàn đảm bảo yêu
cầu theo quy định
Sau khi hàn và khi
nghiệm thu
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
19

Thí nghiệm mẫu
Đảm bảo chất lượng.
Nếu 1 mẫu không đạt
phải kiểm tra lại với số
lượng mẫu gấp đôi
Mỗi lô 100 mối
hàn, lấy 3 mẫu để
kiểm tra cường độ
Kiểm tra bằng siêu âm
theo TCVN 1548: 1985

Mối hàn đảm bảo chất
lượng theo yêu cầu
Khi cần thiết hoặc
khi nghi ngờ
Thép chờ và chi
tiết đặt sẵn
Xác định vị trí, kích
thước và số lượng bằng
các biện pháp thích hợp

Đảm bảo các yêu cầu
theo quy định của thiết

kế
Trước khi đổ bê
tông
Nối buộc cốt
thép
Bằng mắt, đo bằng
thước
Chiều dài nối chồng
đảm bảo theo yêu cầu
Trong và sau khi
lắp dựng
Lắp dựng cốt
thép
Bằng mắt, đo bằng
thước có chiều dài
thích hợp
- Lắp dựng đúng quy
trình kỹ thuật.
- Chủng loại, vị trí, số
lượng và kích thước
đúng theo thiết kế - Sai
lệch không vượt quá
các trị số qui định
Khi lắp dựng và khi
nghiệm thu
Con kê
Bằng mắt, đo bằng
thước
Đảm bảo yêu cầu
Khi lắp dựng cốt

thép
Chiều dày lớp
bê tông bảo vệ
Bằng mắt, đo bằng
thước
Đảm bảo trị số sai lệch
theo qui định
Khi lắp dựng và khi
nghiệm thu
Thay đổi cốt
thép
Kiểm tra bằng tính toán

Cốt thép thay đổi phù
hợp với các quy định
của thiết kế
Trước khi gia công
cốt thép

Hồ sơ nghiệm thu:
Khi nghiệm thu công tác cốt thép phải bao gồm các hồ sơ sau đây:
- Bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công.
- Bản vẽ hoàn công bộ phận, phô tô bản vẽ thiết kế, ghi đầy đủ các thông số thi
công thực tế trên công trường.
- Những thay đổi của thiết kế thể hiện bằng biên bản xử lý thiết kế, bản vẽ thiết kế
sửa đổi, các sửa đổi trên bản vẽ hoàn công.
- Các kết quả kiểm tra chất lượng thép: các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng
thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt thép;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ của của B có chữ ký của kỹ thuật B, đại diện quản lý
chất lượng của công ty B.

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu và kết quả nghiệm thu từng lần chưa đạt chất lượng,
cần phải sửa chữa.
- Biên bản nghiệm thu.
- Nhật ký thi công.
e. Những sai phạm thường gặp trong công tác cốt thép
- Dùng nhầm đường kính và mác thép, nguyên nhân: khi đường kính cốt thép chênh
lệch không nhiều, dùng nhiều loại thép có gờ khác nhau. Khắc phục: sắp xếp cốt thép
theo từng loại và có biển ghi từng loại, tại bàn gia công nên làm những cữ các đường
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
20

kính khác nhau để kiểm tra, phân biệt nhóm thép cần chú ý hình dạng mặt ngoài của
cốt thép.
- Chiều dày lớp bảo vệ bê tông không đảm bảo, khắc phục: tuân thủ các chỉ dẫn về
lắp đặt và buộc cốt thép, không dùng những viên sỏi, đá để kê cốt thép.
- Cốt thép đặt không đúng vị trí như: thanh cốt thép bị xê dịch, khoảng cách giữa các
thanh không đúng, cốt đai không cách đều nhau và không thẳng góc với cốt dọc, các
mối hàn không chặt và không đúng chỗ, vị trí các chỗ uốn và giao nhau của cốt thép
chịu lực không chính xác,… Biện pháp khắc phục: đánh dấu vị trí cốt thép trước khi
buộc, mối nối buộc phải chặt dừng thước cũ để đo, tuân thủ những qui phạm kỹ thuật
thi công,
3.3. Bê tông
Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn
hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kế .
* Xi măng.
- Xi măng là chất kết dính quan trọng trong hỗn hợp bê tông, khi sử dụng sử dụng phải
tuân thủ triệt để các quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về chất lượng.
Chủng loại và mác xi măng phải phù hợp với thiết kế và các điều kiện, tính chất, đặc
điểm môi trường làm việc của kết cấu công trình. Việc sử dụng bất kỳ loại xi măng nào
đều phải có chứng chỉ của nơi sản xuất. Ngoài các chứng chỉ của nơi sản xuất vẫn phải

lấy mẫu xi măng để thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý hoá cần thiết theo các tiêu
chuẩn hiện hành.
- Việc kiểm tra xi măng tại hiện trường nhất thiết phải tiến hành trong các trường hợp
khi thiết kế thành phần bê tông, khi có sự nghi ngờ về chất lượng của xi măng, lô xi
măng đã được bảo quản trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất.
* Cát
- Cát dùng làm bê tông nặng phải thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn (TCVN
1770/1986 - Cát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật) và phải được thí nghiệm kiểm tra theo
các tiêu chuẩn tương ứng.
- Nếu dùng cát vùng biển hay vùng nước nợ nhất thiết phải kiểm tra hàm lượng CL
-

SO
4
- -
Nếu dùng cát mỏ, cát đồi thì cần phải kiểm tra cả hàm lượng Silic.
* Cốt liệu lớn
+ Cốt liệu lớn dùng cho bê tông bao gồm đá dăm ghiền dập từ đá thiên nhiên, và phải
đảm bảo chất lượng theo quy định của TCVN 1771 - 1986 , Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng
trong xây dựng .
+ Kích thước đá dăm, sỏi dùng cho bê tông phải phù hợp với những quy định sau:
- Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dày bản.
- Đối với kết cấu dầm, cột bê tông cốt thép, kích thước hạt lớn nhất không được
lớn hơn 3/4 khoản cách thông thuỷ giữa các thanh cốt thép và 1/3 chiều dày nhỏ
nhất của kết cấu.
- Đối với công trình thi công bằng cốp pha trượt, kích thước hạt lớn nhất không
quá 1/10 kích thước cạnh nhỏ nhất mặt cắt ngang của kết cấu.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
21


- Khi vận chuyển bê tông bằng máy bơm bê tông, kích thước hạt lớn nhất không
được lớn hơn 0,4 đường kính trong của vòi bơm đối với sỏi và 0,33 đối với đá dăm;
- Khi đổ bê tông bằng ống vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ
nhỏ của đường kính ống.
* Nước
Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo yêu cầu của TCVN 4506:1987-
Nước cho bê tông và vữa, yêu cầu kỹ thuật.
Không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống thoát nước sinh hoạt,
nước hồ ao chứa nhiều bùn v.v…
* Phụ gia
Việc sử dụng phụ gia phải đảm bảo:
- Tạo ra tính năng phù hợp với công nghệ thi công;
- Không gây tác hại tới yêu cầu chịu lực của kết cấu.
- Không có các thành phần hoá học ăn mòn cốt thép đặc biệt đối với kết cấu bê
tông ứng lực trước.
Nên hạn chế dùng các loại phụ gia siêu dẻo với mục đích phát triển nhanh cường độ và
tăng mác bê tông so với yêu cầu của thiết kế, đặc biệt đối với kết cấu chịu uốn. Khi
dùng phụ gia cần theo rõi hiện tượng biến dạng và nứt trên bề mặt bê tông trong quá
trình đông cứng. Nếu có vết nứt trên kết cấu cần ngừng ngay việc sử dụng phụ gia.
Các loại phụ gia sử dụng phải có chứng chỉ của cơ quan quản lý nhà nước công nhận.
Việc sử dụng phụ gia cần tuân theo chỉ dẫn của nơi sản xuất.
* Chất độn
Chất độn là những chất khoáng mịn có thể thêm vào bê tông để cải thiện một số tính
chất của hỗn hợp bê tông. Có hai loại chất độn: chất độn ở dạng trơ và chất độn có hoạt
tính (bột xỉ quặng, tro nhiệt điện, bột puzơlan, ).
Các chất độn phải bảo đảm không gây ăn mòn cốt thép và không ảnh hưởng đến
tuổi thọ của bê tông.
Khi sử dụng chất độn phải thông qua thí nghiệm và đồng thời phải được cơ quan
thiết kế và chủ đầu tư đồng ý.
a. Chế tạo bê tông.

Về phương pháp chế tạo bê tông có: bê tông trộn thủ công tại công trường, bê tông
trộn bằng máy trộn, bê tông trạm trộn, bê tông thương phẩm.
Thiết kế cấp phối bê tông:
- Khi dùng BT mác thấp
<
150 cho phép dùng bảng tính sẵn, định mức.
- Khi dùng BT mác >= 150 thì phải xác định cấp phối qua phòng thí nghiệm hợp chuẩn
ứng với nguồn cấp các vật liệu đầu vào đã đăng ký và có hợp đồng cung ứng (tính toán
và đúc mẫu thí nghiệm).
- Khi thiết kế thành phần bê tông phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng đúng vật liệu sẽ
dùng để thi công. Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông phải được xác định tuỳ
thuộc tính chất công trình, hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, phương pháp
đổ bê tông và điều kiện thời tiết .
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
22

Độ sụt và cường độ của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ có thể lấy như sau:
+ Mặt đường , nền nhà , kết cấu khối lớn, tường chắn, móng khối : 20mm cho
đầm máy và từ 20- 40mm cho đầm tay;
+ Kết cấu dầm bản, tường mỏng, phễu xi lô, cột, các kết cấu đổ bằng cốp pha di
động : 50-80mm cho đầm máy và 80-120 cho đầm tay;
+ Các kết cấu đổ bằng bê tông bơm : 120-200.
Khi cốt liệu ẩm cần giảm bớt lượng nước trộn nhưng giữ nguyên độ sụt thiết kế.
- Bê tông thương phẩm phải có chứng chỉ chất lượng phù hợp với loại BT yêu cầu
trong thiết kế, ngày giờ cấp chứng chỉ phải phù hợp với giai đoạn thi công.
- Hiệu chỉnh cấp phối BT tại hiện trường phải giữ nguyên tỷ lệ N/X, trong đó chỉ xét
đến độ ẩm của cốt liệu. Khi cần tăng độ sụt hỗn hợp bê tông cho phù hợp với điều kiện
thi công thì có thể thêm nước và xi măng để giữ nguyên tỷ lệ N/X;
- Quy trình trộn BT tại hiện trường theo TCVN 4453:1995
Chế tạo hỗn hợp bê tông

- Xi măng, cát, đá, sỏi và các chất phụ gia bột để chế tạo hỗn hợp bê tông được cân
đong theo khối lượng. Nước và chất phụ gia lỏng cân đong theo thể tích .
Sai số cho phép khi cân đong của thành phần bê tông có thể là:
 1% cho xi măng và phụ gia dạng bột;
 3% cho cát đá dăm hoặc sỏi;
 1% nước và phụ gia lỏng.
- Độ chính xác của thiết bị cân đong phải kiểm tra mỗi đợt đổ bê tông.
- Thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo dung tích của máy trộn và độ sụt
yêu cầu của bê tông.
Kiểm tra chất lượng BT
- Kiểm tra chất lượng BT trước khi đổ có thể kiểm tra bằng mắt, bằng tay, bằng kiểm
tra độ sụt và lấy mẫu thí nghiệm.
- Sau khi BT đông cứng có thể kiểm tra bằng mắt bề mặt BT, bằng súng bật nẫy, siêu
âm, khoan lấy mẫu. Kiểm tra kích thước, tim, trục, cốt bằng thước, bằng máy trắc đạc.
- Cần chú ý rằng, việc kiểm tra chất lượng sau khi BT đông cứng chỉ là công việc đối
chứng cho chất lượng thi công, chất lượng công trình chính là việc thực hiện quản lý
chất lượng của nhà thầu và các bên tham gia trong quá trình thi công.
Kiểm tra độ sụt:
- Độ sụt càng cao - tốn XM nhiều hơn - đắt hơn.
- Nhiều loại kết cấu khi thi công đòi hỏi nghiêm ngặt về độ sụt, lúc đó phải kiểm tra
liên tục độ sụt, ví dụ
Cọc khoan nhồi: Độ sụt 18

2
Bê tông bơm của nhà cao tầng: 12

2 ở khoảng 7 tầng dưới, 15

2 ở các tầng trên và
có thể độ sụt cao hơn (tầng cao hơn - giá BT cao hơn).

Bê tông tự chảy để đổ các kết cấu chống thấm, khó kiểm soát chất lượng đầm có độ sụt
đến 22-24.
Bê tông mái dốc, nền đường, mặt đường bằng: 0-4.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
23

- Các loại BT thông thường khác thì tuỳ vào phương pháp thi công mà chọn độ sụt và
thường không có yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt.
- TCVN 3106/1993: Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt. TCVN
3105/1993: Hỗn hợp bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
Lấy mẫu thí nghiệm.
Kích thước viên mẫu - tuỳ thuộc đường kính cốt liệu, lấy theo bảng:
Loại đá thường gọi D
max
(mm) Kích thước viên mẫu
Đá 1x2 10-20 100x100x100
Đá 2x4 40 150x150x150
Đá 4x6 70 200x200x200
Đá 6x8 100 300x300x300

Dùng khuôn nhỏ đúc mẫu có cốt liệu lớn hơn quy định sẽ cho R cao hơn 10-30%.
Hệ số chuyển đổi khi sử dụng mẫu khác nhau như bảng sau (TCVN 4453-1995):
Hình dáng và kích thước mẫu (mm) Hệ số tính đổi
Mẫu lập phương
100x100x100
150x150x150
200x200x200
300x300x300

0.91

1,00
1,05
1,10
Mẫu trụ
71,4x143 và 100x200
150x300
200x400

1,16
1,20
1,24

Số lượng tổ mẫu: Quy định cụ thể với từng loại kết cấu và theo yêu cầu của chủ đầu tư,
ví dụ:
- Cọc nhồi: 3 tổ mẫu/01 cọc: dưới, trên, giữa cọc
- Móng: cứ 1 tổ mẫu/50m
3
nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu
- Cột, sàn, dầm: cứ 1 tổ mẫu/20m
3
nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu
- Một tổ mẫu tiêu chuẩn là 03 viên, nén cường độ ở tuổi 28 ngày.
- Có thể chủ đầu tư yêu cầu lấy thêm 01 viên/ mỗi tổ mẫu để chủ đầu tư tự kiểm tra xác
suất hoặc khi có sự nghi ngờ về chất lượng.
- Bê tông có yêu cầu chống thấm: mác B6, B8,…thì ngoài lấy mẫu để xác định cường
độ còn phải lấy mẫu để xác định khả năng chống thấm (áp lực lớn nhất không thấm
qua > 4/6 viên).
- Nếu có yêu cầu nén bê tông ở tuổi sớm hơn: 07 ngày, 14 ngày (để thực hiện tháo cốp
pha sớm hoặc cho phép triển khai sớm công việc tiếp theo ) thì cần phải lấy thêm số
mẫu. Việc lấy thêm mẫu ngoài 3 mẫu tiêu chuẩn cần được thoả thuận giữa các bên kể

cả về kỹ thuật và kinh phí thí nghiệm.
- Lấy mẫu, dán tem, bảo dưỡng mẫu theo quy định.
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
24

- Thí nghiệm nén mẫu tại phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
- Trường hợp kết quả thí nghiệm không đạt yêu cầu thiết kế cần lập biên bản để chủ
đầu tư, thiết kế xử lý.
b. Vận chuyển hỗn hợp bê tông
Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:
- Phương tiện vận chuyển không để bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và bị
mất nước do nắng;
- Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển. Thời gian này
phải được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và loại
phụ gia sử dụng.
Nếu không có các số liệu thí nghiệm có thể lấy: Thời gian lưu hỗn hợp BT
không có phụ gia

Nhiệt độ Thời gian vận chuyển cho phép (phút)
>30 30
20-30 45
10-20 60
5-10 90

- Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không xa quá
200m, nếu bị phân tầng thì phải trộn lại.
- Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận chuyển
được xác định theo các thông số của thiết bị.
- Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo thành phần, độ sụt của hỗn
hợp bê tông đồng thời phù hợp với tính năng kỹ thuật của thiết bị bơm .

- Khi vận chuyển bằng băng chuyền phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Băng chuyền phẳng chỉ sử dụng khi chiều dài đường vận chuyển dưới 200m;
+ Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không vượt quá 1 m/s;
+ Góc nghiêng của băng chuyền không vượt quá các trị số cho phép bằng 15
0
đối
với độ sụt từ 40-80mm.

c. Đổ và đầm bê tông
Các yêu cầu:
Trước khi đổ BT:
- Kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn thao tác, các mạch ngừng thi
công.
- Kiểm tra, nghiệm thu các vị trí đặt chờ của các lỗ chờ, hộp kỹ thuật, ống thép, ống
nhựa đặt ngang qua kết cấu, hộp xốp.
- Kiểm tra, nghiệm thu các hệ thống đi ngầm trong BT như: hệ thống điện, viễn thông,
truyền hình, báo cháy, an ninh,
Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
25

- Kiểm tra công tác vệ sinh công nghiệp: rác, các vật mẫu thừa, bề mặt cốp pha, bề mặt
các kết cấu BT đã đổ trước.
- Kiểm tra hệ thống an toàn lao động: lan can biên, dây an toàn, sàn công tác,
Tất cả các công tác trên phải hoàn tất, đạt yêu cầu chất lượng mới ký biên bản nghiệm
thu phần cốp pha, cốt thép, cho phép chuẩn bị đổ BT.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị đổ BT của nhà thầu:
Thiết bị đầm: số lượng, chủng loại, vận hành thử; công tác vận chuyển, cung ứng BT,
kiểm tra bố trí nhân lực của nhà thầu: tổ đổ, tổ dầm, tổ trực cốp pha, trực cốt thép, trực
điện, trực nước,
- Khi các công tác chuẩn bị đầy đủ mới cho phép đổ BT.

Trong lúc đổ BT
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Phải giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha, đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công
để xử lý kịp thời các khiếm khuyết và sự cố.
- Bê tông phải đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định.
Trong trường hợp phải ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định thì phải đợi đến khi bê
tông đạt 25daN/cm
2
mới được đổ tiếp và trước khi đổ lại phải xử lý bề mặt (làm nhám
và đổ nước xi măng hoặc vữa bê tông có phụ gia nở).
- Đảm bảo chiều dày mỗi lớp đổ theo năng lực trộn, cự ly vận chuyển, khả năng đầm,
tính chất của kết cấu và điều kiện thời tiết. Chiều dày mỗi lớp đổ không vượt quá trị số
cho trong bảng.
Chiều dày lớp đổ BT
Phương pháp đầm Chiều dày cho phép mỗi lớp đổ (cm)
- Đầm dùi 1,25 chiều dài phần công tác của dầm (20-
40cm)
- Kết cấu không có cốt thép hoặc
có cốt thép đơn
20
- Kết cấu có cốt thép kép 12
- Đầm thủ công 20

- Chiều cao rơi khi đổ BT không được vượt quá 1,5 m để bô tông không bị phân tầng,
khi cao hơn phải dùng ống vòi voi, máng nghiêng (đổ móng) hoặc lỗ chờ sẵn trong cột.
Nếu chiều cao rơi trên 10m phải dùng ống vòi voi có thiết bị chấn động. Khi dùng
máng nghiêng thì máng phải kín và nhẵn. Chiều rộng của máng không được nhỏ hơn
3-3,5 lần đường kính hạt cốt liệu lớn nhất .
Đổ bê tông cột, tường:
- Khi chiều cao cột dưới 5m và tường có chiều cao dưới 3m nên đổ liên tục ,

- Khi chiều cao cột trên 5m và tường có chiều cao trên 3m nên chia làm nhiều đợt đổ
bê tông nhưng phải đảm bảo mạch ngưng hợp lý cả về mặt chịu lực.
Đổ bê tông bản , dầm khung:
- Kết cấu khung nên đổ liên tục giữa dầm và bản ;

×