Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chú trọng vật liệu khi xây tầng hầm để hạn chế nồng độ khí carbon docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.64 KB, 4 trang )

Chú trọng vật liệu khi xây tầng hầm
để hạn chế nồng độ khí carbon
Theo các chuyên gia, hầm nhà có cấu trúc tương tự hầm mỏ nên có thể có khí radon
gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người ở. Vì thế, cần biết cách phòng tránh ngay từ khi
xây dựng nền móng.
Tiềm ẩn khí radon trong tầng hầm

Anh Nguyễn Văn Hoàng (Lĩnh Nam, Hà Nội) cho biết, nhà anh mới xây nhà mới với
kiến trúc hiện đại dùng tầng hầm làm nơi để xe và bếp cũng như phòng ăn. Phía dưới
hầm anh có đặt thêm một chiếc giường con để ngủ khi có khách. Thế nhưng, mỗi lần ngủ
dưới đó anh đều có chung một cảm giác là rất mệt mỏi, đau đầu và ho.
Khi xây tầng hầm cần lắp đặt hệ thống đối lưu, quạt hút gió để không
khí thoáng đãng.

Anh Đinh Nhật Ninh (Ba Đình, Hà Nội) hiện đang làm nhân viên trông giữ xe tại tầng
hầm một tòa nhà cao tầng. Anh cho biết, trong tầng hầm rất bức bí khó chịu, khí xe thải
ra hằng giờ đã khó chịu, tầng hầm lại kín, quạt thông gió công suất thấp khiến nhân viên
ở đây lúc nào cũng mệt mỏi, khó thở.

Theo TS Nguyễn Hào Quang, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và ứng phó sự cố
(Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân), ngày càng nhiều gia đình thiết kế nhà có
tầng hầm để sinh hoạt hoặc làm khu vực để xe nhưng việc khảo sát khí radon tại các tầng
hầm này vẫn chưa được chú trọng. "Nồng độ khí radon được đo tại hầm mỏ khá cao,
trong khi đó hầm nhà cũng có kết cấu tương tự hầm mỏ. Vì thế, nguy cơ tiềm ẩn khí
radon cũng như khí thải cao trong các tầng hầm cần được chú ý để phòng tránh", TS
Quang cho hay.

Nguyên nhân tiềm ẩn khí radon trong hầm có thể cao do nhiều nguyên nhân như vùng đất
làm nhà tích lũy khí radon cao, vật liệu xây nhà có nồng độ không hợp lý, kiến trúc nhà
không thông thoáng


Sử dụng vật liệu đã được kiểm nghiệm phóng xạ

Theo các chuyên gia phóng xạ, để hạn chế khí radon khi làm tầng hầm không hề khó
khăn và cần kiểm tra ngay từ khâu bắt đầu làm nền móng. Cụ thể, cần kiểm tra xem vùng
đất định làm nhà có nồng độ khí radon bình thường hay là cao bằng các máy đo bức xạ.
Nếu ở mức bình thường chỉ cần phòng tránh đơn giản, còn nồng độ cao cần loại bỏ bằng
các cách như khí radon không thể đâm xuyên qua nhựa plastic. Vì thế, khi đào hầm cần
có lớp che phủ ngăn chặn khí này xuyên vào nhà bằng tấm chắn plastic.

Còn KTS Nguyễn Tiến Hùng, Công ty Cổ phần đầu tư Phú Lộc cho rằng, khi xây nhà,
nhất là tầng hầm cần chú trọng vật liệu. Nên lựa chọn các loại vật liệu đã được kiểm
nghiệm phóng xạ. Hiện nay, Bộ Xây dựng đã có quy định phải thử nghiệm cũng như cho
biết nồng độ khí radon trong các vật liệu xây dựng. Ví dụ, cát có nhiều loại nhưng cát ở
vùng sa khoáng sẽ có nồng độ khí này cao hơn khoảng 10 lần so với cát thường. Nếu
không sử dụng cát đúng quy định vô tình rước khí radon vào nhà.

Ngoài ra, khi xây dựng tầng hầm cần chú trọng đến việc lắp đặt hệ thống đối lưu, quạt hút
gió để không khí thoáng đãng. "Nhà tầng hầm thường dùng để xe vì thế không chỉ ảnh
hưởng bởi khí tự nhiên mà còn khí thải. Nếu không thoáng đãng, khí thải cũng khiến
người ở bị thiếu oxy, khó thở.

Vì thế, cần lắp đặt hệ thống cửa thoáng cả về ánh sáng lẫn không khí. Lắp quạt hút gió
công suất lớn nhưng chạy êm để hạn chế tiếng ồn vì tầng hầm sẽ vang hơn tầng trên
không, quạt đảm bảo chạy nhiều giờ trong ngày để thoát khí", KTS Nguyễn Tiến Hùng
chỉ rõ.

Khí radon là khí tự nhiên, ở mức cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cụ thể là
các hạt alpha phát ra từ radon sẽ phá hủy các tế bào của cơ thể con người một khi nó
được phát ra từ bên trong cơ thể của chúng ta. Khí radon là một trong các nguyên nhân
gây bệnh ung thư phổi hiện nay.


×