Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải mã bí kíp xây dựng các kim tự tháp Ai Cập cổ đại pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.86 KB, 4 trang )

Giải mã bí kíp xây dựng các kim tự
tháp Ai Cập cổ đại
Từ nhiều thế kỷ nay, nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu làm thế nào mà người
Ai Cập cổ đại có thể dựng lên các kim tự tháp khổng lồ.
Và mới đây, một kiến trúc sư tại Đại học Khoa học Na Uy (NTNU) cho rằng mình đã tìm
ra câu trả lời cho bài toán cổ xưa và chưa cho lời giải này.

Bị rối trí về trọng lượng của các khối đá nên các nhà nghiên cứu thường có xu hướng
xem xét 2 vấn đề: Làm thế nào mà người Ai Cập cổ đại biết chính xác vị trí đặt các khối
đá nặng khổng lồ? Và làm sao mà vị kiến trúc sư trưởng có thể trao đổi những sơ đồ với
độ chính xác cao tới khoảng 10.000 người thợ xây dựng không biết chữ?

Một cấu trúc nặng 7 triệu tấn

Hệ thống cấu trúc chính xác của kim tự tháp vĩ đại Khufu.
Đó là một trong những câu hỏi mà Ole J. Bryn - một kiến trúc sư, một phó giáo sư tại
Khoa Kiến trúc và Mỹ thuật thuộc Đại học NTNU từng nghiên cứu khi ông bắt đầu khảo
sát Kim tự tháp vĩ đại của của Khufu ở Giza. Kim tự tháp của vua Khufu được biết tới
với tên gọi Kim tự tháp Cheops bao gồm 2,3 triệu khối đá vôi nặng khoảng 7 triệu tấn.
Với độ tao 146,6m, nó giữ kỷ lục là kiến trúc cao nhất từng được xây dựng trong gần
4000 năm.

Điều mà ông Bryn phát hiện ra hoàn toàn đơn giản. Ông Bryn cho rằng người Ai Cập đã
phát minh ra các hệ thống lưới xây dựng hiện đại bằng cách tách hệ thống đo lường của
cấu trúc từ chính bản thân công trình, do đó đã đưa ra phương pháp dung hòa mà ngày
nay được sử dụng trong nghề xây dựng và kiến trúc.

Đỉnh tháp là chìa khóa

Ông Bryn đã nghiên cứu các sơ đồ của 30 kim tự tháp Ai Cập cổ đại nhất và phát hiện ra
một hệ thống chính xác có thể giúp người Ai Cập xây tới điểm cuối cùng và cao nhất của


kim tự tháp - đỉnh tháp - với một độ chính xác hết sức ấn tượng. Bằng cách khám phá và
xây dựng một sơ đồ của kim tự tháp, người ta có thể hoàn tất được bộ tài liệu đề án hiện
đại cho không chỉ cho 1 mà tất cả các kim tự tháp của mọi thời đại.

Theo ông Bryn, ngay khi người kiến trúc sư nhận biết được các không gian chính của
kim tự tháp, anh ta có thể vạch ra được dự án xây dựng như anh ta có thể làm với một
công trình xây dựng hiện đại nhưng với các phương pháp đo lường và xây dựng lấy từ
người Ai Cập cổ đại.

Trong một bài báo khoa học đăng hồi tháng 5.2010 trên Tạp chí Nghiên cứu Kiến trúc
Bắc Âu, ông Bryn đã thảo luận các vấn đề có thể lý giải việc xây dựng hàng loạt các kim
tự tháp Ai Cập bằng hệ thống lưới xây dựng và không chỉ riêng việc xây dựng mà cả
điểm khởi đầu của bản phân tính.

Một sơ đồ mới

Nếu như những nguyên tắc theo bản vẽ của ông Bryn là đúng, thì các nhà khảo cổ học sẽ
phải có một "sơ đồ" mới mô tả các kim tự tháp không phải là một tổ hợp"các khối đá
nặng với cấu trúc xa lạ", mà hơn thế nó là những cấu trúc chính xác đến mức kinh ngạc.

Những phát hiện của Ole J. Bryn sẽ được trình bày và giải thích tại triển lãm Điểm đỉnh
tháp tổ chức tại thành phố Trondheim (NaUy) từ 13.9 đến 1.10.2010.
Ông Ole J. Bryn từng là một kiến trúc sư và hiện nay đang là Phó Giáo sư giảng
dạy tại Khoa Kiến trúc và Mỹ thuật thuộc Đại học Khoa học Nauy ở
Trondheim,
Na Uy.

Công trình phát triển các lý thuyết về hệ thống lưới xây dựng được sử
dụng chocác kim tự tháp Ai Cập của ông Bryn có sự hợp tác của Tiến sĩ Michel
Barsoum, Giáo sư danh dự tại Khoa Khoa học vật

liệu và Xây dựng tại Đại học Drexel, Philadelphia (Mỹ).

×