Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

Nghiệp vụ hải quan potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.99 KB, 63 trang )

NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
- Đối tượng: hàng hóa xuất nhập khẩu
- Tài liệu tham khảo
+ Luật Hải quan sửa đổi 2005
+ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP
+ Thông tư số 194/2010/TT-BTC
+Thông tư số 222/2009/ TT-BTC
Trần Thị Ngọc Duy 1
NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
Đánh giá môn học:
- Điểm danh: 10% (7 buổi bất kỳ)
- Bài kiểm tra: 20% (tối thiểu 2 bài, tối đa 3 bài, không sử dụng tài
liệu)
- Thi cuối kỳ: 70% (không sử dụng tài liệu)
Trần Thị Ngọc Duy 2
Nội dung:
Chương 1: Giới thiệu về hải quan Việt Nam
Chương 2: Thủ tục hải quan
Chương 3: Kiểm tra, giám sát hải quan
Chương 4: Nghĩa vụ tài chính
Chương 5: Nghiệp vụ điều tra chống buôn lậu và gian lận
thương mại
Chương 6: Các công ước quốc tế có liên quan đến nghiệp vụ
hải quan
Trần Thị Ngọc Duy 3
Chương 1: Giới thiệu về Hải quan Việt Nam
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
1.2. Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam
1.3. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam
Trần Thị Ngọc Duy 4
Chương 1: Giới thiệu về Hải quan Việt Nam


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
- Giai đoạn 1945 - 1954
- Giai đoạn 1954 - 1975
- Giai đoạn 1975 - 1986
- Giai đoạn 1986 - 2000
- Giai đoạn 2000 - 2012
Trần Thị Ngọc Duy 5
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
- Giai đoạn 1945 - 1954
+ 10/9/1945: Võ Nguyên Giáp ký sắc lệnh số 27 – SL: Sở thuế
quan và thuế gián thu
Nhiệm vụ:

Thu các thuế nhập cảng và xuất cảng, thu thuế gián thu

Xử lý các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu

Chống buôn lậu
Trần Thị Ngọc Duy 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
- Giai đoạn 1954 – 1975
+ Sở thuế quan và thuế gián thu được đổi tên thành Sở Hải quan
trung ương, thuộc Bộ Thương Mại
+ 27/2/1960 : Điều lệ Hải quan được ban hành ngày (Nghị định
03/CP - Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký)
+ Ngày 17/6/1962: Sở Hải quan trung ương đổi tên thành Cục
Hải quan trung ương thuộc Bộ Ngoại thương (Chính phủ đã ban
hành Quyết định số: 490/TNgT/QĐ – TCCB)
Trần Thị Ngọc Duy 7
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam

- Giai đoạn 1954 – 1975
Nhiệm vụ:
Hải quan Việt Nam được xác định là công cụ hỗ trợ nhà nước
thực hiện chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối,
tiếp nhận hàng hoá viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới, ….
Trần Thị Ngọc Duy 8
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
-
Giai đoạn 1975 – 1986
Ngày 30/8/1984 Hội đồng nhà nước phê chuẩn Nghị quyết số
547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội
đồng Bộ trưởng
Nhiệm vụ:
- Kiểm tra và quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ
vận tải xuất nhập qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam
- Thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu
- Ngăn ngừa chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hoá, tiền tệ qua biên giới
Bảo đảm thực hiện chính sách của nhà nước độc quyền về
ngoại thương, ngoại hối
Trần Thị Ngọc Duy 9
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
- Giai đoạn 1986 – 2000
+ Ngày 24/2/1990: Chủ tịch Hội đồng nhà nước ký lệnh công
bố Pháp lệnh Hải quan
+ Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/5/1990
Trần Thị Ngọc Duy 10
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam


Pháp lệnh hải quan
Chương 1: Quy định khái quát chức năng, vai trò, quyền hạn của HQ VN
Chương 2: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan Việt Nam
Chương 3: Thủ tục hải quan
Chương 4: Chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
- Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý, ngoại hối tiền Việt Nam
xuất khẩu nhập khẩu
- Kiểm tra giám sát hải quan đối với bưu kiện, bưu phẩm xuất khẩu,
nhập khẩu.
- Kiểm tra giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh.
Trần Thị Ngọc Duy 11
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam

Pháp lệnh hải quan
Chương 5: Các chế độ khác
- Chế độ ưu đãi, miễn trừ
- Phương tiện vận tải quân sự xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn
đường Việt Nam
- Hàng hóa, hành lý, bưu kiện, bưu phẩm, phương tiện vận tải quá cảnh,
mượn đường Việt Nam
- Hàng hóa hành lý tạm xuất, tạm nhập
- Hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu bị trôi dạt, vứt bỏ hoặc không
có người nhận
Trần Thị Ngọc Duy 12
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam

Pháp lệnh hải quan
Chương 6: Đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép

hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới
Chương 7: Khen thưởng, xử lý vi phạm
Chương 8: Điều khoản cuối cùng
Trần Thị Ngọc Duy 13
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
- Giai đoạn 1986 - 2000
+ Ngày 01/07/1993: hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO –
World Customs Organization)
+ Năm 1997: Hải quan Việt Nam đã tham gia Công ước KYOTO về
Đơn giản hoá và Hài hoà hoá Thủ tục Hải quan
+ Năm 1998: tham gia Công ước Hài hoà Mô tả và Mã hoá Hàng
hoá (Công ước HS)
Trần Thị Ngọc Duy 14
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
Tổ chức Hải quan thế giới (WCO – World Customs Organization)
-
WCO là một tổ chức liên chính phủ toàn cầu có cơ chế hoạt động
như một diễn đàn đối thoại và chia sẻ kinh nghiệm giữa đại diện
hải quan quốc gia: các văn kiện pháp lý, các chuẩn mực hiện đại
hoá hải quan, tắc xuất xứ hàng hóa, chống gian lận thương mại,
thuận lợi hoá thương mại, …
Trần Thị Ngọc Duy 15
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
Công ước Kyoto
- Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải
quan ra đời năm 1973 và có hiệu lực năm 1974.
- Tuy nhiên, Công ước Kyoto năm 1973 có hạn chế là mức độ ràng
buộc không cao, không tạo được chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục
hải quan ở các bên tham gia nên Tổ chức Hải quan Thế giới đã

quyết định sửa đổi Công ước Kyoto năm 1973 và thông qua Nghị
định thư sửa đổi Công ước Kyoto năm 1973 vào tháng 6 năm 1999.
Từ đây Công ước Kyoto có tên gọi mới là Công ước Kyoto sửa đổi.
Chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2006
Trần Thị Ngọc Duy 16
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
Công ước HS
- Công ước quốc tế về Hệ thống Hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
(International convention on the Harmonized commodity
description and coding system) được WCO thông qua tại Brussel
năm 1983, có hiệu lực từ ngày 1/01/1988.
- Công ước hệ thống hài hòa, công ước HS
- Việt Nam phê chuẩn tham gia công ước HS ngày 06/03/1998, có
hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 01/01/2000.
-
Trần Thị Ngọc Duy 17
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam
-
Giai đoạn 2000 đến 2012
+ Luật Hải quan đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001
+ Luật Hải quan được sửa đổi năm 2005 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2006
+ Năm 2005 chính phủ yêu cầu thực hiện thí điểm thủ tục hải qua điện
tử, lần đầu tiên ở Hải Phòng và TP. HCM. Hiện nay trên 10 tỉnh: Hà
Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, ….
+ Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác
trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO, …
Trần Thị Ngọc Duy 18

1.2. Nhiệm vụ của hải quan Việt Nam
Nhiệm vụ của Hải quan (Điều 11 Luật Hải quan 2005)
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải;
- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên
giới;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu;
- Thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Trần Thị Ngọc Duy 19
1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam
Hệ thống tổ chức Hải quan (Điều 13 Luật Hải quan 2005)
- Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung, thống nhất.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều
hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự
quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.
Trần Thị Ngọc Duy 20
1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam
Tổng cục Hải quan: Cơ quan cấp trung ương
Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã ký
- Là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải
quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, giám sát hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện
vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng chống buôn lậu
vận chuyển trái phép, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các

khoản thu đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu; và các nhiệm vụ
khác, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy
định của pháp luật.
Trần Thị Ngọc Duy 21
1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam
- Tổng cục Hải quan
+Tổng cục Hải quan có 15 đơn vị ở Trung ương và 34 Cục Hải
quan tỉnh
+15 đơn vị ở Trung ương: Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ
Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phòng Thanh tra; Cục
Giám sát quản lý về Hải quan Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Cục
Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Công
nghệ thông tin và Thống kê Hải quan; Trung tâm Phân tích, phân
loại hàng hóa XNK, Viện Nghiên cứu Hải quan; Trường Hải quan
Việt Nam; Báo Hải quan.
Trần Thị Ngọc Duy 22
1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam
- Tổng cục Hải quan
+ Lãnh đạo: Tổng cục Hải quan có Tổng Cục trưởng và không
quá 3 Phó Tổng Cục trưởng
Trần Thị Ngọc Duy 23
1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam
- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương

Trần Thị Ngọc Duy 24
1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam
- Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị
tương đương
+ Đội kiểm soát hải quan: thuộc Cục Hải quan, chuyên về quản

lý chống buôn lậu và gian lận thương mại
+ Đơn vị tương đương: chi cục hải quan ngoài cửa khẩu
Trần Thị Ngọc Duy 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×