BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
NỘI DUNG
Phần I : Lịch sử Hải quan Thế giới;
Phần II : Lịch sử Hải quan Việt Nam;
PHẦN I
LỊCH SỬ HẢI QUAN THẾ GIỚI
LỊCH SỬ HẢI QUAN THẾ GIỚI
Tổ chức Hải quan Thế giới được hình thành bắt đầu từ năm
1947 khi chính phủ của 13 quốc gia châu Âu, đại diện trong Ủy
ban Hợp tác Kinh tế châu Âu đồng ý thành lập một nhóm
nghiên cứu. Nhóm này có trách nhiệm khảo sát khả năng thành
lập một hoặc nhiều hiệp hội Hải quan châu Âu
Đến năm 1948, nhóm nghiên cứu thành lập Ủy ban Kinh tế và
Ủy ban Hải quan.
Ủy ban Kinh tế là tổ chức tiền nhiệm của Tổ chức phối hợp và
Phát triển Kinh tế (OECD), còn Ủy ban Hải quan trở thành Hội
đồng Hợp tác Hải quan (CCC).
LỊCH SỬ HẢI QUAN THẾ GIỚI
Ngày 04/11/1952, Công ước thành lập Hội đồng Hợp tác hải
quan có hiệu lực. Hội đồng này có trách nhiệm lãnh đạo và duy
trì sự họat động của CCC .
Ngày 26/01/1953 Kỳ họp lần thứ nhất của Hội đồng hợp tác
Hải quan được tổ chức ở Brussels, Bỉ . Tại hội nghị này có đại
diện của 17 quốc gia Âu châu đã tham dự kỳ họp, cho đến nay
ngày 26/01 hàng năm được xem là ngày kỷ niệm Hải quan quốc
tế.
Ngày 25/9/1974 Công ước quốc tế về Đơn giản hóa và hài hòa
thủ tục Hải quan có hiệu lực thi hành.
LỊCH SỬ HẢI QUAN THẾ GIỚI
Ngày 21/5/1980 Công ước Nairobi( Công ước hỡ trợ lẫn nhau
trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra tội phạm Hải
quan )có hiệu lực.
Ngày 01/01/1988 Công ước quốc tế của WCO về hệ thống mã
hóa và mô tả hàng hóa có hiệu lực
Năm 1994 Hội đồng thông qua tên hoạt động là Tổ chức Hải
quan Thế giới, viết tắt là WCO .Tổ chức Hải quan thế giới ngày
nay có 171 thành viên, trong đó các thành viên của Tổ chức này
có trách nhiệm xử lý hơn 98% thương mại quốc tế.
Năm 1999: Hội đồng WCO thông qua Công ước Kyoto sửa đổi
về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục Hải quan (Công ước Kyoto
sửa đổi).
LỊCH SỬ HẢI QUAN THẾ GIỚI
Năm 2002 Tổ chức Hải quan thế giới kỷ niệm 50 năm thành lập và
được vinh dự đón tiếp Vua Albert II của Bỉ cùng với Ngài Didier
Reynders, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Tài chính.
Tháng 7/2003 WCO thông qua Công ước về Hỗ trợ lẫn nhau giữa
các thành viên đối với các vấn đề có liên quan đến Hải quan.
Năm 2005 WCO thông qua “Khung tiêu chuẩn để bảo vệ và tạo
điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu”.
Năm 2006 WCO đưa vào hoạt động chương trình Columbus, sáng
kiến xây dựng khả năng Hải quan cam kết ủng hộ sự thực hiện
“Khung tiêu chuẩn để bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho thương
mại toàn cầu”. Công ước Kyoto sửa đổi bắt đầu có hiệu lực./.
PHẦN II
LỊCH SỬ HẢI QUAN VIỆT NAM
HẢI QUAN VIỆT NAM
THUẬN LỢI, TẬN TỤY, CHÍNH XÁC
THUẬN LỢI, TẬN TỤY, CHÍNH XÁC
LỊCH SỬ HẢI QUAN VIỆT NAM
HẢI QUAN VIỆT NAM
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Họat động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Nhà Lý
( Thế kỷ thứ XI ) và trở thành bộ phận hữu cơ của nền
ngoại thương.
►
Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta và năm 1884
bằng Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã đặt ách cai trị lên
tòan đất nước ta. Song song với việc lập nên bộ máy cai trị
các cấp, để đảm bảo quyền lợi kinh tế trong lĩnh vực ngoại
thương, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy thuế quan khá
hòan chỉnh từ trung ương xuống đến các địa phương, hệ
thống này được duy trì cho đến Cách mạng 8/1945.
►
HẢI QUAN VIỆT NAM
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngày 10/9/1945, đồng
chí Võ Nguyên Giáp –
Bộ trưởng Bộ Nội Vụ
Chính phủ lâm thời Việt
Nam dân chủ Cộng hòa
đã ký Sắc lệnh thành lập
Sở Thuế quan và Thuế
gián thu (tiền thân của
Tổng cục Hải quan ngày
nay).
►
HẢI QUAN VIỆT NAM
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngay sau khi giành được chính quyền, nhằm phục vụ tốt
chính sách thu thuế và kiểm sóat việc thu thuế có hiệu quả,
ngày 10/9/1945 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam, Bộ trưởng Bộ nội
vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở
Thuế quan và Thuế Gián thu “ Để đảm nhiệm công việc
của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và
các Sở Thương chính Bắc, Trung và Nam bộ”. Đây là tổ
chức tiền thân của ngành Hải quan Việt Nam ngày nay. Trụ
sở của Sở Thuế quan và Thuế gián thu ( 1945 – 1946 ) nay
là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
►
HẢI QUAN VIỆT NAM
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Đồng chí Trịnh Văn
Bính, Giám đốc Sở Thuế
quan và Thuế gián thu –
tiến thân của Tổng Cục
Hải quan Việt Nam
Trụ sở Hải quan VN
những ngày đầu thành
lập, nơi đây vốn là Trụ
sở Nha quan thuế của
Pháp. (nay là Trụ sở Bảo
tàng Cách mạng Việt
Nam)
HẢI QUAN VIỆT NAM
Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật
Hải quan
Giai đọan 1 : từ tháng 5/1945 – tháng 7/1954 :
Nhiệm vụ của Sở thuế quan và thuế gián thu được quy định tại Điều 2
của Sắc lệnh số 27/SL là :
+ “ Thu các quan thuế nhập cảng và xuất cảng;
+ Thu các thuế gián thu có biên vào số tổng dự tóan ;
+ Thu các món tiền do sự kinh doanh các độc quyến mà có;
+ Thu hộ các thuế lặt vặt cho quỹ địa phương, quỹ thành phố hay
quỹ các phòng thương mại”.
►
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ nội vụ thay
mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 28/SL,
bổ nhiệm ông Trịnh văn Bính làm tổng giám đốc Sở thuế quan và Thuế
gián thu. Các sắc lệnh trên là cơ sở pháp lý ban đầu cho các họat động
của Sở Thuế quan và Thuế gián thu trong những ngày đầu thành lập.
Trong thời kỳ này mô hình tổ chức của Sở theo mô hình bộ máy
Thương chính ( Thuộc Bộ Tài chính ).
►
HẢI QUAN VIỆT NAM
Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật
Hải quan
Giai đọan 1 : từ tháng 5/1945 – tháng 7/1954 :
Hình ảnh các cán bộ
thuế quan trong
kháng chiến chống
Pháp và sau ngày
hòa bình lập lại ở
miền Bắc
HẢI QUAN VIỆT NAM
Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật
Hải quan
Giai đọan 1 : từ tháng 5/1945 – tháng 7/1954 :
Tổ chức của các Ty chính Thuế quan ở các địa phương ngoài bộ
phận hành chính văn phòng, còn có ban Kiểm nã lưu động và các
trạm kiểm sóat thuế quan. Tại các thương cảng lớn như Hải
phòng, Đà nẵng còn có thêm bộ phận thanh tra thường trú để
quản lý và thu thuế xuất nhập cảng . Riêng ở Sài gòn không triển
khai được do tình hình chiến tranh.
►
Để giúp cho việc quản lý và kiểm sóat việc thu thuế có hiệu quả
trong tình hình mới, hệ thống tổ chức của Sở Thuế quan và Thuế
gián thu thường xuyên có sự điều chỉnh, nhất là các cơ sở thuế
quan ở các địa phương.
►