Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, ĐỘ MẶN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA ISOCHRYSIS GALBANA PARKER VÀ THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG AXIT BÉO CỦA NÓ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.19 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 67-73

67




ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, ĐỘ MẶN LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG CỦA ISOCHRYSIS GALBANA PARKER VÀ THÀNH PHẦN, HÀM
LƯỢNG AXIT BÉO CỦA NÓ
Lê Thị Hương, Võ Hành
Đại học Vinh

Tóm tắt. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng
của Isochrysis galbana Parker 1949 và phân tích, xác định thành phần, hàm lượng các axít
béo của tảo cho thấy, trong ba môi trường nhân nuôi: môi trường F2, môi trường Walner và
môi trường TT3 thì môi trường F2 tảo I. galbana phát triển tốt nhất. Ở 3 độ mặn nghiên
cứu (25‰, 30‰ và 35‰) thì tảo phát triển tốt nhất ở độ mặn 30‰, tuy nhiên nếu nuôi tảo
ở quy mô sản xuất đại trà thì theo chúng tôi, nên tiến hành nuôi ở độ mặn 25‰. Về thành
phần và hàm lượng axit béo, hàm lượng lipit tổng số chiếm 6.71% trọng lượng tươi và có
10 axit béo đã được xác định – chiếm 75,06% tổng hàm lượng axit béo, trong đó axít béo
bão hòa chiếm 30,75% còn axít béo chưa bão hòa – 44,31%.

1. Mở đầu
Isochrysis galbana Parker là loài tảo đơn bào, có kích thước từ 4 – 5m thuộc
ngành Haptophyta. Hiện nay, I. galbana đang được sử dụng rộng rãi để làm thức ăn cho
ấu trùng nuôi thủy sản do nó không độc, sinh trưởng nhanh, tế bào có kích thước nhỏ
phù hợp cho sự tiêu hóa. Mặt khác, tế bào tảo có hàm lượng các axit béo không bão hòa
đa nối đôi (PUFAs) cao [1]. Tuy nhiên, sự sinh trưởng, hàm lượng và thành phần các
axit béo của tảo ở các giai đoạn phát triển có sự khác nhau đáng kể [2], và có thể thay
đổi tuỳ thuộc vào điều kiện nuôi trồng như: chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, độ mặn, độ


pH, photoperiod, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng [3], [4]. Ở Việt Nam, hiện
chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về Isochyris [5], [7].
Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, đến thành
phần và hàm lượng các axit béo của tảo thì môi trường dinh dưỡng, độ mặn là hai nhân
tố quan trọng nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn môi trường nuôi và độ mặn phù
hợp cho I. galbana là điều rất cần thiết. Bài báo nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu
bước đầu của chúng tôi về vấn đề này.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Tảo Isochrysis galbana được Phòng công nghệ tảo của Viện Công nghệ sinh học
68 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng…
thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.
Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Thực vật, phòng Nuôi cấy
mô tế bào, phòng Sinh lí thực vật – Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh.
2.2. Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm
Nguồn nước được lấy ở biển (tại Cửa Hội). Nước biển sau khi mang về được lọc
qua bông. Sau đó được khử trùng trong nồi hấp ở nhiệt độ 115
o
C trong thời gian 20
phút .
Các dụng cụ như cốc đốt, pipet, xiranh, bông gòn, dây sục khí, môi trường nuôi
(trừ vitamin) đều được khử trùng bằng nồi hấp trùng trong thời gian 20 phút, nhiệt độ
115
o
C.
2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn lên sự
sinh trưởng của tảo I.galbana
- Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng: Đánh giá sự sinh trưởng của tảo I.
galbana trong 3 môi trường khác nhau: môi trường F2, môi trường Walner và môi
trường TT3, mỗi công thức lặp lại 3 lần. Điều kiện nuôi: mật độ tế bào nuôi: 3.5 x10

6
(tb/ml), độ mặn 30‰, nhiệt độ phòng, chế độ sáng/ tối: 10/12 h, cường độ ánh sáng:
3000lux, chế độ sục khí: 24/24h.
- Ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng của tảo: Thí nghiệm được tiến hành
ở 3 độ mặn: 25‰, 30‰ và 35‰, mỗi công thức lặp lại 3 lần. Điều kiện thí nghiệm: môi
trường dinh dưỡng: môi trường F2, mật độ nuôi 3.5 x 10
6
(tb/ml), nhiệt độ: theo nhiệt độ
phòng, chế độ sáng/ tối: 10/12h, cường độ ánh sáng: 3000lux; chế độ sục khí: 24/24 h.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xác định mật độ tế bào của tảo
Thu và đếm tế bào: Ở mỗi bình tảo nhân nuôi lấy 3 mẫu phụ (tổng cộng có 9
mẫu phụ cho mỗi công thức). Cứ sau một ngày tiến hành lấy mẫu và đếm mật độ tế bào.
Lượng mẫu tảo được lấy là 10ml/ lần. Mật độ tế bào tảo được xác định bằng buồng đếm
hồng cầu Goriarev và bằng phương pháp so màu quang phổ.
- Phương pháp xác định hàm lượng lipit tổng số: Theo phương pháp của Bligh
và Dyer (1959).
- Thành phần axít béo được xác định bằng phương pháp Sắc kí khí (GC), thực
hiện tại Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên – Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam theo tiêu chuẩn ISO/FDIS 5590:1998 của Cộng hòa Liên Bang Đức với sự giúp đỡ
của TS. Đoàn Lan Phương.
LÊ THỊ HƯƠNG, VÕ HÀNH 69
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự sinh trưởng của I.
galbana
Hiện nay trên thế giới có nhiều môi trường dinh dưỡng được sử dụng để nuôi
trồng tảo. Tuy nhiên, việc lựa chọn môi trường nuôi tối ưu nhằm đạt được sinh khối cao,
chất lượng tốt và giá thành rẻ nhất là vấn đề mà mọi người đều hướng tới. Sự sinh
trưởng của I.galbana trong 3 môi trường được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng lên sự sinh trưởng của tảo I. galbana

Môi trường

Ngày
Môi trường F2 Môi trường Walner Môi trường TT3
Mật độ (x 10
6
tb/ml)
0 3,50

3,50 3,50
1 6,05 5,45 4,05
2 10,25 8,75 6,15
3 15,45 14,45 9,25
4 19,75 17,65 12,25
5 25,00 23,75 17,5
6 20,35 20,00 11,85
7 14,00 13,75 7,25
8 6,75 4,85 3,45
9 2,50 1,95 1,00
Trung bình 12,36 11,41 7,63
Từ bảng 1 cho thấy, trong 3 môi trường đã được sử dụng thì môi trường F2 và
môi trường Walner là tốt nhất đối với tảo I. galbana. Tối ưu là môi trường F2, mật độ
tảo đạt cực đại sau 5 ngày nuôi trồng là 25 triệu tb/ml. Môi trường TT3 tảo phát triển
kém nhất. Điều đáng lưu ý là ở cả 3 môi trường trên, tảo đều đạt giá trị cực đại sau 5
ngày nuôi trồng, từ ngày thứ 6 trở đi, tảo tàn lụi dần. Do vậy, để thu được sinh khối
nhiều nhất thì nên tiến hành nhân nuôi tảo ở môi trường F2 và thu hoạch chúng sau 5
ngày nuôi trồng.
3.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và phát triển của I. galbana
Mật độ tế bào của I. galbana nuôi cấy ở các nồng độ muối khác nhau sau 9 ngày
nuôi cấy được thể hiện ở bảng 2.

70 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng…
Bảng 2. Sự sinh trưởng của I. galbana ở các độ mặn khác nhau
Độ mặn

Ngày
25‰ 30‰ 35‰
Mật độ (x 10
6
tb/ml)
0 3,50 3,50 3,50
1 5,15 5,75 4,75
2 8,78 9,56 7,25
3 14,98 15,28 11,76
4 18,25 18,88 15,98
5 22,00 23,85 19,55
6 18,75 19,35 15,45
7 10,55 12,00 10,15
8 5,75 6,15 4,75
9 2,00 1,95 1,45
Trung bình 10,97 11,63 9,46
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, tảo I. galbana có khả năng sinh trưởng ở cả 3 độ mặn
là 25‰, 30‰ và 35‰. Sự sinh trưởng của chúng ít biến động ở khoảng độ mặn trên.
Tuy nhiên, tảo phát triển tối ưu ở độ mặn 30‰, ở độ mặn này tảo cho mật độ nuôi lớn
nhất sau 5 ngày nuôi cấy, đạt 23,85 triệu tb/ml (trung bình đạt 11,63 triệu tb/ml). Ở độ
mặn 25‰, sự sinh trưởng của tảo cũng đạt mật độ cực đại sau 5 ngày nuôi cấy (22,00
triệu tb/ml, trung bình là 10,97 triệu tb/ml). Đây là một đặc điểm rất thuận lợi khi nuôi
cấy đại trà, vì ở độ mặn này tương đương độ mặn của nước biển vào mùa hè, do đó tiết
kiệm được lượng muối cần bổ sung vào môi trường, không những thế nó còn giảm được
sự ăn mòn hệ thống nuôi so với ở các nồng độ muối cao hơn. Với độ mặn 35‰ mức độ
sinh trưởng của tảo chậm nhất, mật độ cực đại đạt 19,55 triệu tb/ml, trung bình là 9,46

triệu tế bào/ml.
Như vậy, mặc dù độ mặn 30‰ là điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng của I.
galbana nhưng theo chúng tôi, nếu nuôi trồng đại trà ở quy mô lớn thì nên nuôi ở độ
mặn 25‰ vì như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất mà mức độ sinh trưởng của tảo
vẫn cao.
3.3. Thành phần, hàm lượng lipit và axit béo của I. galbana
Sau khi lựa chọn được các điều kiện nuôi cấy tối ưu (môi trường F2, độ mặn
30‰), chúng tôi đã tiến hành nuôi trồng tảo ở điều kiện tối ưu và phân tích thành phần và
hàm lượng các axit béo của tảo trong điều kiện đó. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng
3.
LÊ THỊ HƯƠNG, VÕ HÀNH 71
Bảng 3. Kết quả phân tích thành phần và hàm lượng axit béo của I. galbana
STT Axit béo Tên khoa học Tên thường
Hàm
lượng %

1 14:0 Tetradecanoic acid Myristic acid 16,73
2 16:0 Hexandecanoic acid Palmitic acid 8,71
3 16:1n-7 9-Hexadecenoic acid Palmitoleic acid 10,04
4 18:1n-9 Cis 9 – Octadecenoic acid Oleic acid 6,19
5 18:2n-6-t 9,12 - Octadecadienoic acid Linoleic acid 11,98
6 18:2n-6-c 9,12 - Octadecadienoic acid Linoleic acid 2,41
7 18:3n-6 6,9,12 - Octadecatrienoic acid Linolelic acid 11,43
8 19:0 Nonadecanoic acid 5,30
9 22:4n-6 7,10,13,16 - Docosatetraenoic acid 1,07
10 20:1n-9 11 - Eicosenoic acid 1,19
Các loại khác chưa xác dịnh được 24,95
Tổng axit béo bão hòa 30,74
Tổng axit béo không bão hòa 44,31
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng lipit tổng số của chủng I. galbana chiếm

6,71% trọng lượng tươi. Thành phần axit béo của I. galbana tương đối đơn giản, chỉ
chứa 10 loại axit béo khác nhau. Các axit béo có mạch cabon từ 14C đến 22C, trong số
đó thì các axit có số C là 14C, 16C, 18C là những axit béo nhiều nhất với hàm lượng
tương ứng lần lượt là 16,73%; 18,75% và 32,01%. Nếu so sánh với kết quả phân tích
của Ching Piao và Liang – Ping Lin [8] thì kết quả này khác nhiều cả về thành phần và
hàm lượng của các axit béo. Theo chúng tôi nguyên nhân là do các thí nghiệm được tiến
hành ở chế độ dinh dưỡng khác nhau và điều kiện môi trường nuôi trồng cũng khác
nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với các thông báo trước về ảnh hưởng của chế độ
dinh dưỡng, nhiệt độ, độ mặn, độ pH, photoperiod, ánh sáng cường độ và chất lượng
ánh sáng lên sự tích lũy, hàm lượng, thành phần các axit béo của tế bào tảo [7].
Trong thành phần axit béo thì hàm lượng axit béo không bão hòa chiếm hàm
lượng tương đối lớn, chiếm trên 40% tổng axit béo. Kết quả này cũng phù hợp với một
số nghiên cứu trước đây về giá trị dinh dưỡng của I. galbana [7], [8]. Với hàm lượng
axit béo không bão hòa cao như vậy cho thấy tảo I. galbana có giá trị dinh dưỡng cao
và là nguồn thức ăn tốt cho ấu trùng hai mảnh vỏ.
72 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng…
4. Kết luận
Từ các kết quả thu được ở trên bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận như
sau:
+ Trong ba môi trường nhân nuôi là môi trường F2, môi trường Walner và môi
trường TT3 thì tảo I.galbana phát triển mạnh nhẩt trên môi trường F2.
+ Ở 3 độ mặn tiến hành nghiên cứu thì tảo phát triển mạnh nhất ở độ mặn 30‰,
tuy nhiên nếu nuôi tảo ở quy mô sản xuất đại trà thì nên tiến hành nuôi tảo ở độ mặn
25‰.
+ Kết quả phân tích thành phần, hàm lượng axit béo cho thấy đã xác định được
10 axit béo chiếm 75,06%. Trong đó axít béo bão hòa chiếm 30,75% và axít béo không
bão hòa chiếm 44,31%.

TÀI LIỆU THAM THẢO
[1]. Jeffrey S.W., M. R. Brown and J. K. Volkman, Haptophyte as feedstocks in mariculture,

In J.C. Green and B.S.C. Leadbeater (eds.), The Haptophyte Algae, Clarendon Press,
Oxford, (1994), 287-302.
[2]. Emdadi, D. and B. Berland, Variation in lipid class composition during batch growth of
Nannochloropsis salina and Pavlova lutheri, Mar. Chem, 26: (1989), 215-225.
[3]. Yongmanitchai W. and O. P. Ward, Omega-3 fatty acids: alternative sources of
production, Process Biochem, 24: (1989), 117-125.
[4]. Roessler P. G., Environmental control of glycerolipid metabolism in microalgae:
commercial implications and future research directions, J. Phycol, 26: (1990), 393-399.
[5]. Ngô Thị Hoài thu, Đặng Diễm Hồng, Đặng Đình Kim, Hội Nghị Khoa học Toàn quốc
về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Lần thứ 3, Nxb. Nông Nghiệp, (2009), 365 – 369.
[6]. Le Thi Phương Hoa, Nguyen Thi Hoai Ha, Pham Thi Bich Dao, Luu Thi Thuy Giang,
Lương Thanh Hao, Biological properties and the nutrition value of an Isochrysis strain
as a live food for geo-duck larvae, J. Sc. Tech., 48(2A): (2010), 683 – 688.
[7]. Đặng Đình Kim, Giáo trình kỉ thuật nhân giống và nuôi sinh khối sinh vật phù du, Nxb.
Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.
[8]. Ching-Piao Liu and Liang-Ping Lin, Ultrastructural study and lipid formation of
Isochrysis sp. CCMP1324, Bot. Bull. Acad. Sin., 42: (2001), 207-214.

LÊ THỊ HƯƠNG, VÕ HÀNH 73
EFFECT OF NUTRITION MEDIUM AND SALINITY ON THE GROWTH OF
Isochrysis galbana Parker AND COMPOSITION, CONTENT OF FATTY ACID
Le Thi Huong, Vo Hanh
Vinh University
Abstract. The effect of nutrition medium and salinity on the growth of Isochrysis galbana
Parker 1949 was studied and the composition and content of fatty acid of algae were
analysed and determined. The results show that: in the three different media: F2 medium,
Walner medium and TT3 medium, I. galbana grew best in the F2 medium. Among the three
different concentrations of salinity that were studied (25 ‰, 30 ‰ and 35 ‰), I. galbana
grew best in 30‰ concentration. However, in our opinion, if the algae are mass-produced,
the 25‰ concentration of should be adopted. With regards to the composition and content

of fatty acids, the total fatty acids of I. galbana account for 6,71% of fresh weight and 10
fatty acids have been identified, accounting for 75,06% of total fatty acids, in which
30,75% is saturated fatty acids and 44,31% is polyunsaturated fatty acids.

Phụ lục. Axit béo trong sinh học chung

Số
Các
bon
Tên thường Tên khoa học

hiệu
Cấu trúc
Axit béo bão hòa
12 Lauris acid Dodecanoic acid 12:0 CH
3
(CH
2
)
10
COOH
14 Myristic acid Tetradecanoic acid 14:0 CH
3
(CH
2
)
12
COOH
16 Palmitic acid Hexadecanoic acid 16:0 CH
3

(CH
2
)
14
COOH
18 Steratic acid Octadecanoic acid 18:0 CH
3
(CH
2
)
16
COOH
20 Arachilic acid Eicosanoic acid 20:0 CH
3
(CH
2
)
18
COOH
22 Behenic acid Docosanoic acid 22:0 CH
3
(CH
2
)
20
COOH
24 Lignoceric acid Tetracosanoic acid 24:0 CH
3
(CH
2

)
22
COOH
Axit béo chưa bão hòa
16 Palmitoleic acid 9-Hexadecanoic acid 16:1 CH
3
(CH
2
)
5
CH=CH(CH
2
)
7
COOH
18 Oleic acid 9-Octadecanoic acid 18:1 CH
3
(CH
2
)
7
CH=CH(CH
2
)
7
COOH
18 Linoleic acid 9,12-Octadecanoic
acid
18:2 CH
3

(CH
2
)
4
(CH=CHCH
2
)
2
(CH
2
)
6
COOH
18 ap-linoleic acid 9,12,15-
Octadecatrienoic acid
18:3 CH
3
(CH
2
)
3
(CH=CHCH
2
)
3
(CH
2
)
6
COOH

18 Gm-linnoleic
acid
6,9,12-
Octadecatrienoic acid
18:3 CH
3
(CH
2
)
4
(CH=CHCH
2
)
3
(CH
2
)
5
COOH
20 Arachidonic
acid
8,5,11,14-
Eicosatetraenoic acid
20:4 CH
3
(CH
2
)
4
(CH=CHCH

2
)
4
(CH
2
)
2
COOH
24 Nervonic acid 15-Tetracosenoic acid 24:1 CH
3
(CH
2
)
7
CH=CH(CH
2
)
15
COOH
74 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng…

×