Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ MÔI TRƯỜNG GIÂM HOM TRONG NHÂN GIỐNG CỎ VETIVER Ở THỪA THIÊN HUẾ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.33 KB, 8 trang )



219

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA
SINH TRƯỞNG VÀ MÔI TRƯỜNG GIÂM HOM TRONG NHÂN GIỐNG
CỎ VETIVER Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Đắc Tạo
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt. Giâm hom là một phương pháp nhân giống vô tính có nhiều ưu điểm
như: có hệ số nhân giống cao, đảm bảo chất lượng, giữ được đặc tính di truyền của
cây mẹ, đáp ứng đủ và kịp thời cho việc sử dụng một lượng lớn cây giống trên qui
mô lớn. Việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng là một phương pháp khá phổ biến
trong nhân giống, do vậy ứng dụng phương pháp này vào nhân giống cỏ Vetiver sẽ
tạo được nguồn cây giống phong phú cung cấp cho các mục đích bảo vệ môi
trường ở Thừa Thiên Huế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử sụng chất điều hòa sinh trưởng -NAA để kích
thích ra rễ của các hom cỏ Vetiver ở nồng độ 500 ppm cho tỉ lệ ra rễ, số rễ trung
bình/hom và chiều dài trung bình rễ cao nhất đối với cả hom non và hom trưởng
thành. Trong trường hợp nguồn hom giâm bị hạn chế về số lượng thì chúng ta có
thể tận dụng những đoạn thân trưởng thành hoặc thân cây đã trổ hoa để làm vật liệu
nhân giống.
Từ khóa: nhân giống, Vetiver, chất điều hòa sinh trưởng.

1. Đặt vấn đề
Cỏ Vetiver đã được Ngân hàng thế giới triển khai trồng để bảo vệ tài nguyên đất
ở một số quốc gia trên thế giới từ những năm 1980. Tại Việt Nam, kể từ năm 2003 thì


cỏ Vetiver được trồng rộng rãi ở một số tỉnh thành để hạn chế xói lở đất.
Hiện nay, ở Thừa Thiên Huế, diện tích và mức độ sử dụng cỏ Vetiver còn nhiều
hạn chế, nguyên nhân có thể là do số lượng cây giống còn quá ít không đủ để cung cấp,
hơn nữa người ta còn nghi ngờ về khả năng nó thích nghi rộng ở các vùng sinh thái
khác nhau, cây ra hoa có tạo hạt, do đó nó có thể trở thành loài xâm hại. Trong khi đó
việc chống sạt lở đất ở các bờ sông, taluy đường và nhiều mục đích khác đòi hỏi cần có
một số lượng cây giống rất lớn.
Giâm hom là một phương pháp nhân giống vô tính với nhiều ưu điểm như: có hệ
số nhân giống cao, đảm bảo chất lượng, giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ, đáp
ứng đủ và kịp thời cho việc sử dụng một lượng lớn cây giống trên qui mô lớn [6]. Việc


220

sử dụng chất điều hòa sinh trưởng là một phương pháp khá phổ biến trong nhân giống
cây trồng, do vậy ứng dụng phương pháp này để nhân giống cỏ Vetiver sẽ tạo được
nguồn cây giống phong phú cung cấp cho các mục đích bảo vệ môi trường. Bài báo này
giới thiệu một số kết quả về nhân giống cỏ Vetiver ở Huế nhằm đáp ứng nhu cầu về
nguồn giống phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau ở địa phương.
2. Vật liệu và phương pháp
2.1. Vật liệu
Cỏ Vetiver - Vetiveria zizanioides (L.) Nash [2].
Chất xử lý: các chất kích thích ra rễ gồm IBA (β-indol butyric acid) và NAA (α-
naphthyl acetic acid) dạng bột, có độ tinh khiết 99,9% của hãng Merck - Đức được pha
ở các nồng độ khác nhau để nghiên cứu.
Môi trường giâm: đất thịt, cát và tro trấu. Để phòng trừ các loại côn trùng ăn phá
rễ non, ta phải khử trùng môi trường bằng cách dùng (KMnO
4
0,1%) tưới đều lên, sau
đó đậy kín lại bằng tấm nylon trong 3 ngày để diệt trùng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu giâm hom cỏ Vetiver trên hai loại hom khác nhau là hom non (A)
được lấy từ thân cây non (cây từ 2 - 4 tháng tuổi); có thân phân đốt từ 1 - 2 lóng và hom
trưởng thành (B) lấy từ thân cây trưởng thành (cây từ 6 - 9 tháng tuổi); thân đã phân
nhiều lóng. Mỗi hom có kích thước từ 10 - 15 cm.
Cho hom non của cỏ Vetiver tiếp xúc với các chất kích thích ra rễ ở các nồng độ:
250, 500, 750, 1000ppm trong thời gian 60giây. Sau đó các hom được giâm trên môi
trường cát ở nhà ươm và theo dõi quá trình ra rễ. Đối chứng là các hom không xử lý với
các chất kích thích trên.
Các số liệu được thống kê theo phương pháp chuẩn DUNCAN (Duncan’s
Multiple Range Test) để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) của các
thông số giữa các thí nghiệm. Số liệu được xử lý trên phần mềm vi tính SAS 9.1

Hình 1. Hai loại hom được sử dụng làm vật liệu ra rễ


221

3. Kết quả và thảo luận
Các kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy thời gian trổ hoa và kết
hạt của cỏ Vetiver từ tháng 6 -11 hàng năm. Trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến
tháng 7 năm sau, chúng tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu và quan sát thì không phát hiện
thấy có cá thể con nào được phát triển từ quá trình nẩy mầm từ các hạt của cây mẹ rụng
xuống đất trong bán kính 150 - 200m kể từ những gốc cây mẹ, mà các cây con này được
hình thành bằng hình thức nẩy chồi từ gốc của cây mẹ hoặc từ các lóng của thân cây đã
trổ hoa [4], [5]. Theo Chomchalow và Paul Truong thì đa số hạt cỏ Vetiver dễ mất sức
nẩy mầm sau khi rụng một thời gian ngắn do chúng nhạy cảm với các yếu tố môi trường
như khô hạn, gió, ánh sáng mặt trời nên nó không thể phát triển lây lan thành thảm họa
cỏ dại [7], [8].
Thông qua quá trình thăm dò, tìm hiểu thời gian tác động tối ưu của nồng độ

chất điều hòa sinh trưởng (auxin), theo chúng tôi với thời gian tác động 60 giây là thích
hợp để kích thích và các auxin có nồng độ ≤1000ppm là thích hợp cho khả năng ra rễ
của các hom cỏ Vetiver khi đem giâm. Từ đó, các thí nghiệm về sau chúng tôi đã sử
dụng các auxin ở các nồng độ 250, 500, 750 và 1000ppm với thời gian tác động là 60
giây để tìm hiểu khả năng ra rễ của các loại hom cỏ Vetiver.
3.1. Ảnh hưởng của nồng độ auxin đến khả năng ra rễ của hom thân non
Bảng 1. Ảnh hưởng xử lý của auxin đến khả năng ra rễ của hom thân non cỏ Vetiver
Thời gian ra
rễ (ngày
Các
auxin
Nồng
độ
(ppm)

Số
lượng

hom

7 8 12
Tỷ lệ
ra rễ
(%)
Số rễ
trung
bình/hom

(rễ)
Chiều

dài rễ
trung
bình
(cm)
Thành

cây
giống
250 30 - - + 43,33 3,29
d
2,11
i
13
500 30 - - + 53,33 3,38
d
2,52
h
16
750 30 - - + 63,33 5,75
c
3,21
g
19
IBA
1000 30 - - + 53,33 3,75
e
3,90
d
16
250 30 - + + 53,33 4,30

d
3,55
e
16
500 30 - + + 86,67 6,85
a
5,57
a
26
750 30 - + + 73,33 6,32
b
3,85
c
22
α-NAA
1000 30 - + + 63,33 5,75
c
4,23
b
19
Đối chứng

0 30 - - + 23,33 2,12
f
1,56
j
7
(Ghi chú: số liệu đối với IBA ở ngày thứ 12 và α-NAA ở ngày thứ 8 sau khi giâm hom).



222

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1 cho thấy: việc xử lý auxin đã có ảnh
hưởng rất rõ rệt đến khả năng ra rễ của hom cỏ Vetiver từ thân non.
Về thời gian ra rễ: Công thức xử lý bằng α-NAA sau 8 ngày đã xuất hiện rễ, còn
đối chứng là 12 ngày mới xuất hiện rễ đầu tiên. Rõ ràng là các hợp chất auxin đã kích
thích sự phân hóa rễ nhanh hơn. Đến ngày thứ 13, tỷ lệ ra rễ của hom non khi được xử
lý bởi các auxin không tăng lên. Do đó chúng tôi đã tiến hành thống kê và xử lý số liệu
đối với IBA ở ngày thứ 12 và α-NAA ở ngày thứ 8 sau khi giâm hom.
Về tỷ lệ ra rễ: qua bảng 1 cho thấy các công thức được xử lý bằng auxin đều cho
tỷ lệ ra rễ cao hơn rất nhiều lần so với đối chứng. Tỷ lệ ra rễ tối đa đạt 86,67% khi xử lý
bằng α-NAA 500ppm và 63,33% (xử lý bằng IBA 750ppm), so với đối chứng không xử
lý chỉ đạt tỷ lệ ra rễ 23,33%. Như vậy có thể xác định sơ bộ được α-NAA ở nồng độ
500ppm cho tỷ lệ hom sống có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhưng để kiểm định chất
lượng cây sống và phát triển sau này như thế nào, cần phải căn cứ vào chất lượng bộ rễ
của cây con.
Số lượng rễ/hom ở các công thức thí nghiệm được sử dụng auxin có tỷ lệ khác
nhau rõ rệt với mức ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng, trong đó cao nhất là α-
NAA ở nồng độ 500ppm (6,85). Điều này cho thấy về cơ bản chất lượng bộ rễ của
những cây có sử dụng auxin tốt hơn so với hom đối chứng.
Số lượng rễ giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05)
nhưng sự chênh lệch không lớn lắm, nhìn chung số lượng rễ ở các công thức có sử dụng
auxin đều đảm bảo cho cây phát triển tốt khi đưa ra trồng.
Về chiều dài rễ: các hom thí nghiệm có tác động của auxin đều cho chiều dài rễ
có ý nghĩa so với đối chứng. α-NAA 500ppm cho chiều dài rễ của hom cao nhất là
5,57cm, tiếp đến là IAA 1000ppm (4,99cm). Như vậy là các hợp chất thuộc nhóm auxin
đã kích thích sự ra rễ và chiều dài rễ của hom giâm.
Các chất auxin khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau lên khả năng ra rễ của
hom non cỏ Vetiver bao gồm thời gian ra rễ, tỷ lệ ra rễ và nồng độ tối ưu. Trong đó nồng
độ tối ưu cho sự ra rễ là α-NAA 500ppm và IBA là 750ppm.

3.2. Ảnh hưởng của nồng độ auxin đến khả năng ra rễ ở hom trưởng thành
Thân của cỏ Vetiver khi trưởng thành hay cây chuẩn bị ra hoa thường hóa gỗ và
phân thành nhiều lóng, do vậy việc nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng về nồng độ cũng
như thời gian tác động của các auxin lên loại hom này có một ý nghĩa quan trọng trong
việc tận dụng các đoạn thân này làm nguồn hom giống. Kết quả nghiên cứu về ảnh
hưởng của IBA α-NAA ở các nồng độ: 250, 500, 750, 1000ppm tác động lên hom
trưởng thành của cỏ Vetiver được trình bày ở bảng 2.
Kết quả cho thấy đối với loại hom này có thời gian ra rễ chậm hơn so với hom
non khi sử dụng các auxin cùng thang nồng độ để kích thích các hom ra rễ. Việc xử lý


223

bằng auxin đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng ra rễ của hom trưởng thành.
Về thời gian ra rễ: Các công thức xử lý bằng α-NAA sau 15-16 ngày đã xuất
hiện rễ, còn IBA và đối chứng đến 17 ngày mới xuất hiện rễ đầu tiên. Rõ ràng là α-NAA
đã kích thích sự phân hóa rễ của hom giâm nhanh hơn. Đến ngày thứ 18, tỷ lệ ra rễ của
các hom trưởng thành khi được xử lý bởi auxin ở các nồng độ không tăng lên nữa.
Bảng 2. Ảnh hưởng của các auxin lên khả năng ra rễ của hom cỏ Vetiver trưởng thành
Thời gian ra
rễ (ngày
Các
auxin
Nồng
độ
(ppm)

Số
lượng


hom
15 16 17
Tỷ lệ

ra rễ
(%)
Số rễ
trung
bình/hom

(rễ)
Chiều
dài rễ
trung
bình
(cm)
Thành

cây
giống
250 30 - - + 16,67

1,56
e
2,50
h
5
500 30 - - + 36,67

2,67

c
5,90
c
11
750 30 - - + 23,33

2,50
cd
3,17
g
7
IBA
1000 30 - - + 46,67

3,75
b
5,51
d
14
250 30 + + + 33,33

2,33
cd
4,75
e
10
500 30 + + + 66,67

4,56
a

6,75
a
20
750 30 + + + 43,33

3,75
b
7,05
a
13
α-NAA
1000 30 + + + 53,33

4,25
a
4,83
b
16
Đối chứng 0 30 - - + 13,33

2,12
d
1,46
j
4
(Ghi chú: số liệu đối với IBA ở ngày thứ 17 và α-NAA ở ngày thứ 15 sau khi giâm hom).
Về tỷ lệ ra rễ: qua bảng 2 cho thấy các công thức xử lý bằng auxin đều cho tỷ lệ
ra rễ cao hơn rất nhiều lần so với đối chứng. Tỷ lệ ra rễ tối đa khi xử lý bằng α-NAA
500ppm đạt 66,67% và 46,67% (khi xử lý bằng IBA 1000ppm) so với đối chứng không
xử lý chỉ đạt tỷ lệ là 13,33%.

Khi xử lý hom trưởng thành bằng -NAA đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn so với đối
chứng (13,33%). Xét về tỷ lệ ra rễ, ở nồng độ α-NAA 500ppm cho tỷ lệ tạo rễ cao nhất
(66,67%). Khi xét về chiều dài trung bình của rễ thì ở nồng độ α-NAA 750ppm chiều
dài rễ lớn nhất (7,05cm) nhưng tỷ lệ ra rễ chỉ có 43,33%. Nếu xét về tổng thể, chúng tôi
sơ bộ kết luận rằng ở nồng độ α-NAA 500ppm là nồng độ tối ưu có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) cho sự ra rễ của hom trưởng thành của cỏ Vetiver, bởi vì có các chỉ tiêu về số
rễ trung bình/hom (4,56cm) và chiều dài trung bình rễ (6,75cm) cao nhất.
Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy chỉ số ra rễ ở các công thức thí nghiệm khi sử
dụng các auxin để kích thích ra rễ có tỷ lệ cao hơn so với đối chứng. Điều này cho thấy


224

về cơ bản chất lượng bộ rễ của những cây hình thành từ hom giâm có sử dụng auxin tốt
hơn so với hom không được sử dụng. Số lượng rễ giữa các công thức thí nghiệm có sự
khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhìn chung số lượng rễ ở các công thức có sử
dụng auxin đều đảm bảo cho cây phát triển tốt khi đưa ra trồng.

Hình 2. Hom cỏ Vetiver ra rễ dưới ảnh hưởng của các auxin
Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Trúc sào - Phyllostachys edulis (Carr.) Houz.
De Lehaie của Nguyễn Văn Phong và cs (2009) cho thấy: bằng phương pháp giâm hom
thân ngầm có thể sử dụng cả 2 loại hom thân 4 đốt và 6 đốt để tiết kiệm vật liệu giống.
Đồng thời tuổi hom thân ngầm Trúc sào có ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành cây hom
[3].
Kết quả của Lê Văn Bé và cs (2006) về nhân giống cỏ Vetiver bằng phương
pháp giâm hom tại Cần Thơ cho thấy: hai loại hom thân trưởng thành và hom non có
tuổi khoảng bốn tháng sau khi trồng thì có thể sử dụng làm vật liệu nhân giống bằng
phương pháp giâm cành. Ngoài ra có thể tận dụng những đoạn thân có lóng của cây trổ
hoa làm vật liệu nhân giống. Tuy nhiên, để đạt được tỷ lệ ra rễ (khoảng 64,7%) khi xử
lý bằng α-NAA 1000ppm [1].

3.3. Ảnh hưởng của môi trường giâm đến khả năng ra rễ của hom
Bảng 3. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ của hom giâm
Khả năng

ra rễ

Giá thể
Thời gian
ra rễ
(ngày)
Tỷ lệ
ra rễ
(%)
Số rễ trung
bình/hom
Chiều dài rễ
trung bình

(cm)
Cát tinh

2/3 đất + 1/3 cát
2/3 đất + 1/3 tro trấu

8
11
10
85,6
63,5
76,7

6,55
a

2,23
c

5,47
b

6,12
a
5,25
b

4,56
c

Ở thí nghiệm này, hom thân non cỏ Vetiver được xử lý bằng α-NAA 500ppm



225

trong thời gian 60 giây và được giâm trên 3 loại môi trường giâm hom (giá thể) khác
nhau. Kết quả về mối tương quan giữa giá thể và khả năng ra rễ của hom giâm được thể
hiện ở bảng 3.
Giâm hom non của cỏ Vetiver trên 3 loại giá thể khác nhau cho kết quả như sau:
- Đối với giá thể là cát tinh: thời gian ra rễ là 8 ngày.
- Đối với giá thể là 2/3 đất thịt + 1/3 cát: thời gian ra rễ là 11 ngày.
- Đối với giá thể là 2/3 đất thịt + 1/3 tro trấu: thời gian ra rễ là 10 ngày.

Qua đây cho thấy giá thể giâm hom khác nhau đã ảnh hưởng đến thời gian xuất
hiện rễ trên hom giâm. Giá thể cát tinh cho sự xuất hiện rễ bất định sớm nhất (8 ngày
sau khi giâm) sau đó đến giá thể đất thịt + tro trấu (10 ngày) và đất thịt + cát (11 ngày).
Rõ ràng là sự tái sinh rễ bất định chịu ảnh hưởng của môi trường háo khí - cát tinh
thông thoáng hơn các giá thể khác. Tuy nhiên mức độ chênh lệch này giữa các giá thể
chỉ từ 2-3 ngày.
4. Kết luận
Việc xử lý hom giâm bằng IBA và α-NAA đã làm tăng khả năng tái sinh cây so
với đối chứng. α-NAA có tác dụng kích thích ra rễ có ý nghĩa (p<0,05) hơn IBA và đối
chứng vì cho tỷ lệ ra rễ cao, thời gian ra rễ ngắn, số lượng rễ nhiều và chiều dài trung
bình rễ lớn đối với cả hom non và hom trưởng thành.
Giá thể tốt ưu cho quá trình giâm hom là cát nhưng có một hạn chế là phải
chuyển hom giâm sau khi ra rễ sang bầu đất.
Trong trường hợp nguồn hom giâm bị hạn chế về số lượng thì chúng ta có thể
tận dụng những đoạn thân trưởng thành hoặc thân cây đã trổ hoa để làm vật liệu nhân
giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Bé, Võ Thanh Tân, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nhân giống cỏ Vetiver – Vetiveria
zizanioides (L.) Nash, Hội nghị quốc tế về cỏ Vetiver tại Cần Thơ, 2006.
2. Lã Đình Mỡi, Dương Đức Huyến, Tài nguyên thực vật Đông Nam Á, Nxb. Nông
nghiệp Hà Nội, 2002.
3. Nguyễn Văn Phong, Phùng Văn Phê, Nguyễn Trung Thành, Dương Mộng Hùng,
Hoàng Quốc Lâm, Nhân giống Trúc sào (Phyllostachys edulis (Carr.) Houz. De
Lehaie) bằng phương pháp giâm hom thân ngầm tại tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Khoa học
Tự Nhiên và Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25, (2009).
4. Nguyễn Minh Trí, Tìm hiểu một vài đặc điểm về hình thái - giải phẩu và sinh trưởng
của cây Hương Bài ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 56, (2009).


226


5. Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Bá Lộc, Nguyễn Việt Thắng, Một số đặc điểm sinh học của
cỏ Vetiver - Vetiveria zizanioides (L.) Nash ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sinh học, 32, (1),
(2010).
6. Nguyễn Văn Uyển, Các chất kích thích sinh trưởng trong nông nghiệp, Nxb. Nông
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 1989.
7. Chomchalow N. and Vessabutr S., Techniques of Vetiver Propagation with Special
Reference to Thailand, Technical Bulletin No. 2000, Bangkok Thailand, 2005.
8. Truong Paul., Vetiver Propagation: Nurseries and Large Scale Propagation, Workshop
on Potential Application of the VS in the Arabian Gulf Region, Kuwait City, 2006.

RESEARCH ON EFFECTS OF GROWTH REGULATOR SUBSTANCES AND
ENVIRONMENT ON PROPAGATION VETIVER GRASS
IN THUA THIEN HUE
Nguyen Minh Tri, Nguyen Dac Tao
College of Sciences, Hue University

Abstract. Cuttings is a method of asexual propagation with several advantages
such as high coefficient, ensuring the quality, keeping the genetic characteristics of
the mother plant and fully responsing to the use of a number seedlings on a large
scale. The use of growth regulators is a common method of propagation, so the
application of this method to propagate Vetiver grass will result in a good supply of
seedlings for the purpose of environmental protection in Thua Thien Hue.
Research results showed that it is a good method to use the growth regulator -
NAA to stimulate the roots of the cuttings at a concentration of 500 ppm. The
percentage of roots, the average number of roots/cuttings and the average length of
roots are the highest in both young body and older body. In case the supply of
cuttings decreases in number, the older body or trunk which has flowered can be
used as propagative material.
Keywords: cuttings, Vetiver grass, growth stimulants.

×