Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI NẤM pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.67 KB, 9 trang )



227

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN
CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI NẤM
Nguyễn Thị Thanh Trúc
1
, Lê Văn Tuấn
1
, Trương Quý Tùng
2

1
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
2
Đại học Huế

Tóm tắt. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá khả năng xử lý nước thải sản xuất
tinh bột sắn của 7 chủng nấm sợi thuộc chủng Aspergillus. Ở điều kiện thí nghiệm
trên bình tam giác thông khí bằng máy lắc, chủng nấm Aspergillus oryzae
IFO30113 có thể loại COD, TC trên 90% và có hoạt tính enzym mạnh. Hiệu suất
xử lý COD, TC tăng khi bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng nitơ, phốt pho vào
trong môi trường nước thải. Sử dụng chủng nấm Aspergillus oryzae IFO30113 cho
quá trình vận hành hệ thống nâng khí, trong điều kiện thay đổi kiểu mầm chủng,
chế độ sục khí, nguồn dinh dưỡng bổ sung không những cho kết quả loại khá cao
lượng COD (75 – 90%) và TC (75 – 80%), mà còn thu được lượng sinh khối lớn.
Từ khóa: lên men, vi nấm, nước thải sản xuất tinh bột sắn.



1. Mở đầu
Sắn là loại cây trồng quan trọng ở nhiều nước thuộc Châu Á, Châu Phi và Mỹ La
tinh. Ở Việt Nam, hiện có khoảng 60 nhà máy sản xuất tinh bột sắn (SXTBS) đang hoạt
động với tổng công suất lên đến 3,2 – 4,8 triệu tấn củ tươi/năm. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển của ngành công nghiệp này, nhiều nơi ở Việt Nam nói chung và khu vực miền
Trung – Tây Nguyên nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng do nước thải (NT) SXTBS gây ra [7].
Nước thải phát sinh từ quá trình SXTBS chiếm khoảng 80 – 88% lượng nước sử
dụng, có chứa hàm lượng lớn các hợp chất hữu cơ (COD: 5.600 – 41.000 mg/l, BOD
5
:
4.600 – 23.000mg/l) và chất rắn lơ lửng (SS: 330 – 4.100mg/l) [7]. Đối với loại NT này
nếu không được xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường xung quanh, có
thể làm suy giảm chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm, tài nguyên đất, tác động xấu
đến các hệ sinh thái thuỷ vực, sức khỏe con người và cảnh quan môi trường.
Đã có nhiều nghiên cứu xử lý NT SXTBS, trong đó, tập trung chủ yếu vào
hướng áp dụng các giải pháp sinh học như quá trình bùn hoạt tính phân hủy kỵ khí –
hiếu khí kết hợp, đĩa quay sinh học, sử dụng vi tảo, thực vật thủy sinh… Trong các giải
pháp sinh học, ứng dụng vi nấm vào xử lý NT là một hướng đi mới. Một số nghiên cứu


228

cho thấy rằng, các loại vi nấm có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường NT giàu
hợp chất hữu cơ và tinh bột. Các vi nấm còn có thể chuyển hoá tốt cacbohydrat thành
sinh khối. Một số chủng nấm như Aspergillus niger, A. oryzae ngoài khả năng loại COD
cao (70% – 90%), làm giảm lượng tinh bột sau quá trình xử lý, còn có thể thu hồi sinh
khối, protein đơn bào, các axit hữu cơ, enzym… [4, 5, 6, 7].
Trong nghiên cứu này, NT từ quá trình chiết tinh bột của nhà máy SXTBS

FOCOCEV Thừa Thiên Huế được lựa chọn làm đối tượng khảo sát về đặc điểm như pH,
COD, tổng cacbohydrat, T–P và T–N. Đồng thời nguồn NT này là môi trường để tiến
hành khảo sát, đánh giá khả năng xử lý của một số vi nấm thuộc chủng Aspergillus, từ
đó lựa chọn ra chủng vi nấm cho hiệu quả cao trong việc loại COD và chuyển hóa tổng
cacbohydrat trong NT dưới ảnh hưởng của một số điều kiện khác nhau.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- 7 chủng nấm sợi thuộc giống Aspergillus có khả năng sinh trưởng và phát triển
trong môi trường NT SXTBS (bảng 1).
Bảng 1.Các chủng nấm nghiên cứu
TT Chủng nấm Nguồn
1 Aspergillus awamori IFO4033
2 Aspergillus niger IFO6428
3 Aspergillus niger IFO6661
4 Aspergillus oryzae IFO30113
Viện Công nghệ lên men Osaka, Nhật bản
5 Aspergillus niger KCCF0086
6 Aspergillus oryzae KCCF0010
Công ty Dược Kaken Tokyo, Nhật bản
7 Aspergillus oryzae CZGLU Đại học tỉnh Shizuoka, Nhật bản
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chuẩn bị mầm cấy [6]
Giống nấm được duy trì trong ống thạch nghiêng chứa môi trường PDA ở 4
o
C.
Bào tử nấm được thu bằng cách thêm nước cất 2 lần vào ống thạch nghiêng đã được
nhân giống trên môi trường PDA (30
o
C trong 6 ngày), dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ để
tách bào tử ra khỏi môi trường thạch. Sau đó, huyền phù bào tử được thu vào lọ chứa đã

được khử trùng và điều chỉnh đến mật độ quang có giá trị Abs = 1 ở bước sóng  = 600
nm (tương đương khoảng 1,2×10
6
bào tử/l). Mầm cấy này được bảo quản ở 4
o
C. Việc
chuẩn bị mầm cấy được thực hiện trong tủ cấy vô trùng.


229

Mầm cấy được sử dụng sau khi qua quá trình cấy trước: Cho 2 ml huyền phù
bào tử vào 2 bình tam giác (BTG) chứa 100 ml NT/bình sản xuất tinh bột sắn đã khử
trùng, ủ 30
o
C, thông khí bằng máy lắc với tốc độ 160 rpm, 24h.
2.2.2. Phương pháp lên men trong bình tam giác thông khí bằng máy lắc
Cho 50 ml NT SXTBS đã được trộn đều vào bình tam giác 100 ml, nút lại bằng
nút bông, khử trùng bằng nồi hấp ở 121
o
C trong thời gian 20 phút. Sau đó, cấy 0,5 ml
dịch mầm vào mỗi bình (mỗi chủng được cấy vào 4 bình) và lắc với tốc độ 160 rpm ở
28 − 30
o
C. Sau 1 ngày, sinh khối vi nấm sẽ được tách qua rây, rửa sạch bằng nước cất 2
lần, sấy khô ở 75
o
C đến khối lượng không đổi. Phần dịch lên men được bảo quản ở 4
o
C

cho mục đích phân tích các thông số chất lượng nước.
2.2.3. Lên men trong hệ thống phản ứng sục khí kiểu nâng khí
Bể phản ứng có thể tích làm việc 8,5 l (hình 1) hoạt động theo dạng mẻ. Để đảm
bảo vô trùng trước khi vận hành, hệ thống được khử trùng bằng ethanol có nồng độ 78 –
85%, rồi sục khí đuổi hết ethanol, cho NT (đã được khử trùng) vào bình phản ứng, sau
đó cấy mầm cấy vào hệ thống. Khí đưa vào hệ thống qua màng lọc 0,2µm và được đo
tốc độ bằng lưu tốc kế khí. Hệ được vận hành ở nhiệt độ 26 – 28
o
C.

Hình 1. Mô hình hệ thống thiết bị phản ứng sục khí kiểu nâng khí
2.2.4. Các phương pháp xác định các thông số đặc trưng NT
─ Đặc trưng của NT trước và sau quá trình xử lý (COD, T-P, T-N, SS) được xác
định theo các phương pháp tiêu chuẩn SMEWW của APHA, 1999 [1].
─ Tổng cacbohydrat xác định theo phương pháp phenol-sunfuaric (Michel
Dubois và nnk, 1956) [2] và hoạt tính enzym được xác định theo phương pháp thủy
phân (Gilbert B. Manning và L. Leon Campbell, 1961) [3].


230

3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc trưng NT SXTBS của nhà máy FOCOCEV Thừa Thiên Huế
Qua 4 đợt khảo sát đặc điểm nguồn NT sau giai đoạn chiết tinh bột của nhà máy
SXTBS FOCOCEV Thừa Thiên Huế (bảng 2) cho thấy rằng, nguồn NT này có tính axit
nhẹ (pH: 4,1 – 5,0); hàm lượng chất rắn lơ lửng cao (SS: 1170 mg/l) và nồng độ các hợp
chất hữu cơ rất cao (COD: 7590 mg/l, TC: 5230 mg/l). Nước thải từ giai đoạn này đóng
góp chủ yếu vào dòng thải của nhà máy. Tuy nhiên, do khoảng thời gian lấy mẫu không
nằm trong thời vụ sản xuất chính của nhà máy nên lượng ô nhiễm thấp hơn nhiều so với
lượng thải trong mùa vụ.

Bảng 2. Đặc trưng của NT SXTBS sau công đoạn chiết tinh bột
STT Thông số Đơn vị Khoảng biến động Trung bình (n = 4)
1 pH

4,1 – 5,0 4,3
2 TC mg/l 3810 – 7110 5230
3 COD mg/l 5533 – 9583 7590
4 T-P mg/l 2,4 – 3,4 3
5 T-N mg/l 6,0 – 14,5 11
6 SS mg/l 1270 – 2272 1770
3.2. Kết quả lên men trong bình tam giác thông khí bằng máy lắc
Sau thời gian lưu 4 ngày, hiệu suất loại COD và TC của 7 chủng nấm khá tương
đồng, dao động trong khoảng 88% – 94% và 84 – 90% đối với COD và TC tương ứng.
Sau quá trình lên men, pH của NT tăng lên, từ môi trường acid (pH đầu của NT là 4,8 –
5,0) sang môi trường kiềm nhẹ (pH: 7,7 – 8,9) (bảng 3).
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, 7 chủng nấm đều có khả năng giảm thiểu cao chất ô
nhiễm khi lên men trong môi trường NT SXTBS. Chủng nấm A. oryzae IFO30113 có
hiệu quả chuyển hóa COD, TC và hoạt tính enzim cao nhất nên được chọn cho các
nghiên cứu tiếp theo.
3.3. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng bổ sung đến hiệu quả xử lý NT của
chủng nấm Aspergillus oryzae IFO30113 ở điều kiện lên men trong bình tam giác
thông khí bằng máy lắc
Việc bổ sung các nguồn nitơ và phốt pho có thể làm tăng quá trình tổng hợp tế
bào nấm, đồng thời nâng cao hiệu quả loại các hợp chất hữu cơ có trong NT. Quá trình
đánh giá ảnh hưởng của chất dinh dưỡng được thực hiện bằng cách thêm 0,5 ml dung
dịch bổ sung ở các nồng độ 1g/l, 2 g/l, 3 g/l vào các bình tam giác trước khi cấy bào tử
nấm.


231


3.3.1. Ảnh hưởng của nguồn nitơ
Các nguồn nitơ sử dụng bao gồm: KNO
3
, (NH
4
)
2
SO
4
, pepton. Hiệu quả loại các
hợp chất hữu cơ của nấm A. oryzae IFO 30113 sau 4 ngày lên men trong môi trường NT
sản xuất TBS trình bày ở bảng 4 cho thấy rằng, khi bổ sung KNO
3
,

hiệu suất loại COD
trong NT đạt cao nhất. Hiệu suất tăng dần khi nồng độ bổ sung cao hơn, đạt 91% (1g/l) ,
92,8% (2g/l) và 94,2% (3g/l). Trong khi đó thì hiệu quả loại COD giảm dần khi tăng
lượng (NH
4
)
2
SO
4
và pepton bổ sung.
Đối với nguồn nitơ amoni, khả năng loại các chất hữu cơ của nấm thấp. Tuy
nhiên, hiệu quả chuyển hóa cacbohydrat khi bổ sung nguồn nitơ này lại tốt hơn đạt
93,6%, ở nồng độ dung dịch bổ sung 2 g/l. Điều này có thể giải thích là do nguồn amoni
thích hợp cho chủng nấm sinh trưởng và chuyển hóa tốt TC nhưng thời gian chưa đủ để

có thể loại bỏ COD tối ưu.
3.3.2. Ảnh hưởng nguồn phốt pho
Sau 4 ngày, hiệu suất loại COD, TC tăng cao theo nồng độ phốt pho bổ sung vào,
đạt giá trị cao nhất (91%) khi bổ sung K
2
HPO
4
3g/l. Hàm lượng phốt pho còn lại sau
thời gian lên men 4 ngày còn khoảng 4,7– 5 mg/l (hình 3).
Bảng 3. Tổng hợp các đánh giá của quá trình lên men nấm sau 4 ngày
Chủng nấm
Hiệu
suất loại
TC (%)
Hiệu suất
loại COD
(%)
Hoạt tính
enzym,
65
o
C
Sinh khối
(g/l)
pH sau
xử lý
A. niger
KCCF0086
88,9 86,1 0,35 2,840 8,2
A. niger IFO6661 88,0 87,9 0,42 2,324 8,6

A. niger IFO6428 89,3 89,2 0,22 2,536 7,7
A. oryzae CZGLU 86,7 85,6 0,78 2,258 8,0
A. oryzae
IFO30113
90,5 89,7 0,97 2,148 8,1
A. oryzae
KCCF0010
89,5 83,8 0,85 2,326 8,2
A. awamori
IFO4033
89,5 83,8 0,86 2,242 8,9



232

Bảng 4. Hiệu quả loại COD và TC của chủng nấm A. oryzae IFO30113 khi lên men trong NT
SX TBS có bổ sung các nguồn sau 4 ngày N, P với các nồng độ khác nhau
Hiệu suất loại COD (%) Hiệu suất loại TC (%)
Nguồn bổ sung
1 g/l 2 g/l 3 g/l 1 g/l 2 g/l 3 g/l
KNO
3
91,0 92,8 94,2 90,1 91,7 90,8
(NH
4
)
2
SO
4

82,0 73,0 64,0 87,5 93,6 78,8
Pepton 91,9 87,9 76,2 86,6 88,2 87,2
Không bổ sung 86,1 80,4
(1 g/l, 2 g/l, 3 g/l: nồng độ của các dung dịch bổ sung vào NT sản xuất TBS).
(V
dung dịch bổ sung
= 0,5 ml/ 50ml NT).

Hình 3. Hiệu suất loại COD, TC của nấm A. oryzae IFO30113 khi bổ sung K
2
HPO
4
sau 4 ngày
3.4. Hiệu quả xử lý NT SXTBS ở điều kiện vận hành bể phản ứng kiểu nâng
khí
Các thông số đầu vào của NT sản xuất TBS (sau hấp khử trùng ở 121
o
C) cho các
thí nghiệm này như sau: pH: 4,5, COD: 9580 mg/l, TC: 6370 mg/l (n = 6), SS: 1778
mg/l.
3.4.1. Ảnh hưởng của kiểu mầm cấy
Tiến hành các thí nghiệm TN1 và TN2 với hai kiểu mầm cấy lần lượt là cấy
bằng bào tử (85 ml huyền phù bào tử/ 8,5 l NT) và mầm cấy trải qua quá trình cấy trước
(cho 2 ml huyền phù bào tử vào 2 bình tam giác chứa NT SXTBS (100 ml NT/bình) đã
khử trùng, ủ 30
o
C, thông khí bằng máy lắc với tốc độ 160 rpm trong thời gian 24 giờ,
sau đó cho vào bể phản ứng như mầm cấy), vận hành ở tốc độ sục khí 4 l/phút.
Sau 5 ngày, hiệu suất loại COD của nấm cấy theo 2 kiểu mầm chủng tăng dần
theo thời gian khá tương đồng và hầu như không đổi sau 4 ngày đạt gần 90%. Khả năng

chuyển hóa cacbohydrat trong NT khi cấy trực tiếp bào tử ở TN1 đạt ở mức cao trong


233

ngày thứ nhất, còn khi đó ở TN2 thì tăng mạnh vào ngày thứ 2.

Hình 4. Hiệu suất loại COD (A) và TC (B) của nấm trong quá trình lên men bể phản ứng khi
cấy trực tiếp bào tử (TN1 ) và cấy bào tử đã qua tiền cấy (TN2 )
Ở TN1, số mầm cấy ban đầu nhiều nên tạo thành các dạng “lùm sinh khối” làm
cho độ nhớt của dung dịch tăng lên dẫn đến khả năng chuyển khối thấp, nhu cầu oxy
giảm. Ngược lại, ở TN2, sự thành tạo các viên nấm cho thấy lợi ích của quá trình cấy
trước đó là dễ dàng thu sinh khối sau lên men. Điều này phù hợp với những nghiên cứu
trước về hình dạng các khối nấm trong điều kiện phát triển [6].
3.4.2. Ảnh hưởng của tốc độ sục khí
Bể phản ứng hoạt động ở chế độ sục khí lần lượt 3 l/phút (TN3), 4 l/phút (TN2)
và 5 l/phút (TN4). Kết quả vận hành cho thấy, tốc độ khí 4 l/phút cho khả năng loại
COD cao nhất sau lên men 96 giờ (88%). Tốc độ sục khí 5 l/phút có hiệu quả xử lý cao
hơn các tốc độ sục khí khác sau 24 giờ đầu nhưng sau thấp dần. Điều này có thể lý giải
là do nguồn dinh dưỡng cạn kiệt dần theo thời gian nên cường độ sợi nấm yếu cùng với
tốc độc sục khí càng cao, lực phân cắt các sợi nấm mạnh, bẻ gẫy các viên nấm tạo thành
các sợi nấm tự do làm tăng độ nhớt trong bể. Trong khi đó, ở chế độ sục khí TN4 (3
l/phút), các viên nấm tạo thành lớn hơn nhiều. Với tốc độ sục khí thấp đồng thời hình
thể viên nấm to làm cho oxy không xâm nhập được vào trong lõi, tạo môi trường kỵ khí
trong lòng viên nấm. Tuy nhiên, hiệu suất loại TC giữa các thí nghiệm thu được là khá
tương đồng.

Hình 5. Hiệu suất loại COD của A. oryzae IFO 30113 ở các điều kiện sục khí khác nhau
A
B



234

3.4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung nguồn nitơ và phốt pho
Bổ sung 8,5 ml các dung dịch: K
2
HPO
4
10 g/l vào bể phản ứng (TN5) và KNO
3
10 g/l (TN6). Thể tích và nồng độ này tương đương với thể tích 0,5 ml dung dịch bổ sung
(1 g/l) trong 50 ml NT. Tỷ lệ loại COD và TC ở mức nồng độ bổ sung này là khá cao và
thật sự không chênh lệch nhiều so với mức nồng độ tối ưu là 3g/l trong 50 ml NT. Vì thế
chọn mức nồng độ này cho quá trình vận hành bể lớn sẽ tiết kiệm được nguồn dinh
dưỡng. Vận hành các thí nghiệm ở chế độ sục khí 4 l/phút và so sánh kết quả với TN2.
Kết quả trình bày ở bảng 6 cho thấy, hiệu suất loại các hợp chất hữu cơ của nấm
sau 72 giờ lên men, khi có bổ sung nguồn dinh dưỡng nitơ và phốt pho cao hơn so với
khi mẫu NT không bổ sung. Mặc dù mức chênh lệch này không đáng kể nhưng lượng
sinh khối thu được lớn.
Bảng 6. Hiệu suất loại COD, TC và sản lượng sinh khối nấm sau 72 giờ lên men khi có và
không bổ sung các nguồn dinh dưỡng
Hiệu suất loại (%)
Thí nghiệm
COD TC
Hệ số chuyển sinh khối
(g/g–COD)
TN2 (cấy trước) 71 74 0,59
TN5 (K
2

HPO
4
) 75 76 0,94
TN6 (KNO
3
) 74 79 1,08
Hệ số chuyển sinh khối của TN6 gần như gấp đôi hệ số chuyển sinh khối của
TN2. Điều này rất thuận lợi cho việc thu sinh khối và tận dụng các sản phẩm từ sinh
khối. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý của quá trình chỉ tăng 5%, điều này được hiểu là nguồn
dinh dưỡng trong thời gian lên men này (72h) đáp ứng được quá trình sinh trưởng phát
triển của nấm còn việc loại COD và TC có thể tăng lên nếu thời gian xử lý dài hơn.
4. Kết luận
Nguồn nước thải sau công đoạn chiết tinh bột sắn chứa hàm lượng lớn các chất
hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đồng thời, có môi trường axit nhẹ. Đây là môi trường thuận
lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các chủng vi nấm. Qua quá trình khảo sát cho
thấy cả 7 chủng nấm đều có khả năng giảm thiểu các chất ô nhiễm (loại COD đạt 84 –
90%, TC đạt 87 – 91% sau 4 ngày lên men). Chủng nấm Aspergillus oryzae IFO30113
có khả năng loại các chất hữu cơ cao (loại COD, TC 90%) và hoạt tính enzym cao nhất
(0,96 – 0,97). Trong hệ thống phản ứng kiểu nâng khí, chủng nấm Aspergillus oryzae
IFO30113 phát triển có khả năng tạo các viên nấm. Quá trình cấy trước hay cấy trực
tiếp đều cho hiệu suất loại COD tương đương. Tốc độ sục khí tối ưu là 4 l/phút, sục khí
cao hơn hay thấp hơn đều có ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của quá trình. Việc bổ sung
thêm vào môi trường nước thải các chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho đã làm tăng hiệu quả
xử lý và thu được lượng lớn sinh khối.


235

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. APHA, AWWA, WPCF, Standard Methods for the Examination of Water and

Wastewater, 20
th
Ed., USA, 1999.
2. Dubois M., Gilles K.A., Hamilton J.K., Rebers P.A. and Smith F. Colorimetric Method
for Dertermination of Sugar and related Substances. Analytical Chemistry, 28, (1956),
350-356.
3. Gilbert B., Manning and Campbell L. L. Thermostable α-Amylase of Bacillus
Stearothermophilus, The Journal of Biologycal Chemistry, USA, 1961.
4. Jin B., Leeuwen H.J., Patel B. and Yu Q., Utilisation of starch processing wastewater
for production of microbil biomas protein and fungal α-amylase by Apergillus oryzae.
Bioresource Technology 6, (1998), 201-206.
5. Jin B., Leeuwen H.J., and Yu Q., A bioprocessing mode for simultaneous fungal
biomass protein production and wastewater treatment using an external air-lift
bioreactor, Journal of Chemical Technology and Biotechnology, 76, (2001), 1041-1048.
6. Truong Quy Tung, Biotreatment of cassava starch processing wastewater by
filamentous fungi, PhD Thesis, University of Shizouka, Japan, 2005.
7. Trương Quý Tùng, Sản xuất tinh bột sắn và môi trường nông thôn Việt nam, Kỷ yếu
hội thảo Quốc gia “Môi trường Nông nghiệp Nông thôn và Đa dạng Sinh học ở miền
Trung Việt Nam”, Nxb. Đại Học Huế, (2009), 195 – 206.
EVALUATING THE CAPACITY FOR TREATMENT OF WASTEWATER
FROM TAPIOCA PROCESSING BY MICROFUNGI
Nguyen Thi Thanh Truc
1
, Truong Quy Tung
2
, Le Van Tuan
1

1
College of Sciences, Hue University

2
Hue University
Abstract. The capacity for treating waste water from tapioca processing by 7
strains of filamentous ascomycete fungus was evaluated in this report. In
fermentation aerated by shaking conditions, Aspergillus oryzae IFO30113 could
reduce by more than 90% of COD and TC. In addition, the enzymatic activity of
this strain was the highest. The addition of nutrients (N, P) substantially led to the
achievement of higher removal of COD and TC. In application of Aspergillus
oryzae IFO30113 into an air-lift bioreactor, some conditions such as inoculum
types, aeration, added nutrition source were changed. The results showed that the
process not only reduces a large amount of COD (75 – 80%) and TC (75 – 80%),
but also collected a great deal of biomass.
Keywords: fermentation, microfungi, tapioca processing wastewater.

×