Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lắng nghe áp dụng vào kỹ năng giao tiếp như thế nào?. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.8 KB, 6 trang )







Lắng nghe áp dụng vào kỹ năng giao tiếp như thế nào?


Lắng nghe đồng cảm là một kỹ thuật đặt câu hỏi và lắng nghe tinh tế, giúp
bạn phát triển và tăng cường mối quan hệ thông qua việc hiểu biết những
thông điệp từ suy nghĩ và tình cảm của người nói.
Học kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng lắng nghe trong nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao
Lắng nghe tạo sự đồng cảm là 1 kỹ năng
Trong kỹ năng giao tiếp, biết chú ý lắng nghe và đối đáp lại rất quan trọng bởi vì
cuộc nói chuyện sẽ trở thành hai chiều và kết nối mọi người với nhau hơn nhờ sự
quan tâm thấu đáo của người trong cuộc.
Lắng nghe đồng cảm là một kỹ thuật đặt câu hỏi và lắng nghe tinh tế, giúp bạn phát
triển và tăng cường mối quan hệ thông qua việc hiểu biết những thông điệp từ suy
nghĩ và tình cảm của người nói. Như vậy, nó giúp bạn có kỹhả năng lắng nghe chủ
động ở một cấp độ mới.

Lắng nghe áp dụng vào kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Tại sao cần lắng nghe tạo sự đồng cảm?
Lắng nghe thấu đáo tạo sự đồng cảm sẽ giúp bạn dành được lòng tin của người
khác, giúp bạn cùng giải quyết hoặc thấu hiểu vấn đề của họ, chứ không phải đơn
thuần chỉ gật đầu cho có, hoặc vội vàng đưa ra lời khuyên chưa phù hợp với mong
muốn của người đang chia sẻ.
Áp dụng vào kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Kiên nhẫn lắng nghe những gì người khác đã nói, ngay cả khi bạn không đồng ý


với nó. Điều quan trọng trong quá trình giao tiếp là thể hiện sự chấp nhận và thông
cảm những vấn đề của người nói, không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý quan điểm
khác hoặc cố chỉ ra những suy nghĩ không đúng của đối phương. Chỉ đơn giản
bằng cách gật đầu hoặc sử dụng các cụm từ như “Mình có thể hiểu được suy nghĩ
của bạn”; “Mình tôn trọng sự khác biệt nên bạn có thể thoải mái bộc lộ suy nghĩ,
cảm xúc của mình”,… ==> Kỹ năng lắng nghe
Hãy thử cảm nhận những cảm giác của người nói đang thể hiện
Suy nghĩ của bạn như một tấm gương phản chiếu. Hãy lặp lại suy nghĩ và cảm giác
của người nói. Việc lặp lại theo ngôn ngữ của mình rất quan trọng trong giao tiếp,
vì người khác sẽ cảm thấy thích khi có người quan tâm, lắng nghe mình. Ngoài ra,
mọi hiểu lầm sẽ được kịp thời sửa chữa nếu có. Bạn có thể mở đầu câu lặp lại như
sau: “Không biết mình hiểu thế này có đúng không…”; “Bạn nói với mình nếu
mình hiểu sai ý nhé,… ”
Để khuyến khích người tiếp tục câu chuyện của họ, hãy thêm vào những câu chốt
lại từ những gì bạn nghe. Ví dụ như một người đang chia sẻ về sự bất công tại nơi
làm việc, trong nhóm có người lười hơn mà kết quả thì cả đội phải chịu chung, sau
khi họ bày tỏ cảm xúc về những sự việc, bạn có thể chốt lại như “Vì thế, bạn thấy
mình đang quá tải việc trong nhóm?”, hoặc “Bạn cảm thấy mệt mỏi và không biết
xử lý thành viên lười trong dự án này như thế nào?” Bạn có thể xem thêm các bài
viết về kỹ năng mềmhoặc kỹ năng giao tiếp tại đây.
Câu chốt này nên được thể hiện một cách trung lập, thể hiện tính chất mô tả lại sự
việc nhiều hơn là đánh giá xem sự việc đó là xấu hay tốt với đối phương. Sau đó,
bạn có thể gợi mở một suy nghĩ tích cực bằng những câu hỏi như: “Thế bây giờ
bạn định làm gì?”; “Nếu không thay đổi được người kia, mình có thể chấp nhận
thêm được cái gì để cho nhẹ hơn không?” Những câu hỏi hướng tới giải pháp sẽ
giúp cho người chia sẻ có thời gian suy nghĩ về vấn đề của họ, mà không cảm thấy
bị đánh giá, bị kiểm soát suy nghĩ. Đây là kỹ năng giao tiếp tạo sự tin tưởng và
giúp người khác suy nghĩ tích cực hơn về mọi vấn đề. Xem thêm: Những phương
pháp giúp bạn lắng nghe hiệu quả
Một người lắng nghe đồng cảm cần tránh để người nói muốn đi vào tư thế phòng

thủ. Để làm điều này, cố gắng không ngắt lời, tranh luận với những gì đang được
nói, hoặc thậm chí vội đưa ra ý kiến, lời khuyên. Họ đang cần người lắng nghe và
tự họ sẽ tìm được cách giải quyết khi ở tâm trạng thoải mái. Hãy tạo cho họ cảm
giác yên tâm và tin tưởng bằng cách tập trung hoàn toàn vào những gì họ nói và
thấu hiểu cảm giác của họ.
Khi người nói có ý muốn được bạn lên tiếng, chỉ cần lặp lại những câu đã nói. Ví
dụ, nếu người nói nói: “Tôi không hài lòng ở vị trí hiện tại của tôi” Bạn có thể
thăm dò bằng cách trả lời: “Bạn nói rằng bạn không hài lòng ở vị trí hiện tại của
bạn, vì sao thế? “
Hãy thể hiện sự quan tâm bằng cách khám phá câu chuyện và cảm xúc của
họ.
Nếu người nói muốn lời khuyên từ bạn, hãy trung thực, nhưng cố gắng kiềm chế,
không cung cấp những góp ý có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của người nói theo
chiều hướng tiêu cực.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ dưới đây để có kỹ năng lắng nghe tốt nhé:
Hãy kiểm soát cảm xúc của bạn khi lắng nghe và không cho phép mình bị cảm xúc
chi phối.
Hãy nhớ rằng: Trước tiên là hiểu và sau đó mới đánh giá
Khi bạn giúp người nói tự tin thể hiện, giao tiếp một cách thoải mái hơn, bạn sẽ có
được sự tin tưởng ở người khác và ý nghĩa hơn nữa, bạn giúp họ khám phá ra
những điều thú vị về bản thân họ.
Một người lắng nghe đồng cảm đóng vai trò là một người thúc đẩy hành động và
tạo động lực cho người khác. Trong đó, thành công được đo bằng khả năng hiểu
được những vấn đề của người nói.
Lắng nghe một cách cẩn thận, không đánh giá hay phán xét và khi thích hợp, lặp
lại cụm từ nào đó để khuyến khích người đó mở lòng hơn. Hãy chú ý nhiều tới
những gì không được nói hoặc những gì đang được nói với cảm xúc và ngôn ngữ
cơ thể.


×