Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Trịnh Hồng Hải - 8 sai lầm thường gặp khi xin việc của người mới ra trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.47 KB, 3 trang )

8 sai lầm thường gặp khi xin việc của người mới ra trường
Kết thúc 16 năm học phổ thông và đại học, bạn hân hoan cầm trên tay tấm
bằng để bắt đầu cuộc sống của người tự lập. Tuy nhiên không ít bạn trẻ dù kiến
thức và nhiệt huyết tràn đầy vẫn thường mắc phải những lỗi phổ biến sau khi tìm
việc.
Trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh như hiện nay, dù sở hữu một tấm
bằng cử nhân hay kỹ sư thì tìm được công việc ưa thích cũng không phải dễ
dàng với người mới ra trường. Vậy nên để không bị loại từ vòng “gửi xe”, bạn
cần tránh 8 sai sót thường gặp sau:
(Ảnh minh họa).
1. Không có ý tưởng rõ ràng về trình độ bản thân
Rất nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ra trường không hiểu rõ trình độ của mình
phù hợp với loại công việc nào. Và hậu quả là họ thường chọn những công việc
quá tầm và trở nên bực bội khi không được mời phỏng vấn.
Để tránh rơi vào tình cảnh này, bạn cần phải tìm cách làm quen và trò
chuyện với những người ở trong ngành mà bạn muốn gia nhập để hiểu rõ vị trí
của mình đang ở đâu và công việc nào là phù hợp với mình.
2. Liệt kê quá nhiều chi tiết về quá trình học tập
Không ít bạn trẻ mới tốt nghiệp do còn thiếu kinh nghiệm làm việc nên
thường lấy quá trình học tập làm nội dung chính cho bản lý lịch của mình. Tuy
nhiên nếu sa đà vào việc này, bạn cũng đang đánh mất cơ hội của mình.
Một nhà tuyển dụng thường chỉ dành khoảng 20 – 30 giây nhìn lướt qua bản
lý lịch của ứng viên và họ thường muốn thấy kinh nghiệm của bạn có liên quan
trực tiếp tới công việc bạn đang ứng tuyển ra sao, chứ không phải một danh sách
những khóa học và môn học bạn đã hòan thành.
3. Bản lý lịch quá dài dòng
Ngay khi vừa mới tốt nghiệp, các sinh viên thường hiếm khi có đủ kinh
nghiệm để trình bày trọn vẹn một trang trong bản lý lịch của mình. Do vậy nếu
bạn trình bày bản lý lịch của mình một cách quá dài dòng, nhà tuyển dụng sẽ có
ấn tượng bạn không biết cách trình bay hoặc tự cao. Hãy cố gắng viết chỉ trong
một trang giấy nếu kinh nghiệm của bạn có hạn.


4. Không tìm hiểu từ những người xung quanh
Một số người thường cảm thấy việc tìm cơ hội việc làm từ bạn bè của bố mẹ
có gì đó không hay. Tuy nhiên tìm việc thông qua những người quen biết là một
việc làm bình thường và thậm chí rất hiệu quả. Những người quen biết có thể
giới thiệu cho bạn công việc, tiến cử bạn với nhà tuyển dụng và đem đến những
thông tin quý giá về lĩnh vực bạn muốn tham gia.
Nếu bạn bỏ qua họ bởi bạn cảm thấy ngại hoặc không tin rằng việc này sẽ
hiệu quả thì bạn đã từ bỏ một công cụ rất hữu ích trong khi tìm việc.
5. Tìm kiếm công việc trong mơ
Hiếm ai có thể đủ trình độ để có được công việc mơ ước ngay khi vừa rời
trường đại học và việc cứ cố công đi tìm chỉ khiến bạn đánh mất các cơ hội khác.
Quan trọng hơn đó là bạn không thể biết chắc một công việc có thực sự “như
mơ” hay không cho đến khi bạn bắt tay vào làm tại cơ quan đó.
Có thể bạn cho rằng mình rất thích công việc đó tại cơ quan đó, không loại
trừ khả năng sếp của bạn là một cơn ác mộng hoặc đồng nghiệp chẳng mấy thân
thiện, hoặc công ty có thể bắt bạn trình giấy khám bệnh mỗi lần bạn bị cảm cúm,
hay công việc luôn căng thẳng. Lời khuyên cho bạn đó là hãy chọn một công việc
bạn có thể làm tốt và cảm thấy vui vẻ.
6. Không diễn giải mối liên hệ giữa kinh nghiệm và vị trí ứng tuyển
Đa số sinh viên mới tốt nghiệp có nhiều kỹ năng tốt và rất nhiệt huyết, nhưng
thường không biết cách giúp nhà tuyển dụng hiểu được những kỹ năng ấy phù
hợp với công việc họ ứng tuyển. Những ngôn ngữ và cách thức trình bày được
xem là phù hợp trong trường học đôi khi lại không hiệu quả. Bởi vậy hãy luyện
tập cách thuyết phục nhà tuyển dụng bằng cách chứng tỏ kinh nghiệm của bạn
hỗ trợ tốt cho công việc ra sao.
7. Kiểu cách quá mức
Một số bạn trẻ mới ra trường cho rằng môi trường công việc phải rất trang
trọng. Do vậy họ tỏ ra kiểu cách bất cứ khi nào có thể, từ những bức thư xin việc
y như mẫu chuẩn, tới những đoạn email trang trọng không cần thiết với các đồng
nghiệp mới…Trên thực tế, sẽ là tốt hơn khi bạn nhận ra rằng các đồng nghiệp và

sếp, dù có lớn tuổi hơn rất nhiều cũng chỉ là con người bình thường như chính
bản thân họ, và họ sẽ đánh giá cao nếu được cư xử theo cách này.
8. Quá suồng sã
Kiểu cách quá mức là không nên, nhưng những người mới ra trường cũng
không nên quá suồng sã. Hầu hết các cơ quan đều mong muốn nhân viên của
mình có một mức độ lịch thiệp nhất định: không dùng tiếng lóng, không chửi thề,
không đi chân trần tới các buổi họp, không trò chuyện với các nhân viên lễ tân
như thể bạn vừa gặp họ trong quán bar…
T.H.H (Sưu tầm)

×